5. Kết cấu luận văn
2.7.1. Các biện pháp trợ giúp về vật chất tinh thần
Các biện pháp trợ giúp về vật chất và tinh thần đối với nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực bao gồm: Tư vấn; phát hiện, báo tin về bạo lực; cấp cứu nạn nhân bị bạo lực; chăm sóc nạn nhân tại các cơ sở khám bệnh; hổ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu…
- Tư vấn cho nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực:
Tư vấn là biện pháp vừa có tác dụng trong việc phòng tránh bạo lực, vừa có tác dụng trong việc bảo vệ giúp đỡ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, tư vấn về bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực có thể đạt được các mục tiêu: Giúp nạn nhân vược qua cơn khủng hoảng tinh thần; chỉ dẫn nạn nhân sử dụng các biện pháp bảo vệ và trợ giúp tiếp theo như: khám, chữa bệnh, tạm lánh, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ…; chỉ dẫn nạn nhân các biện pháp phòng tránh tái bạo lực.
Nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau có thể đóng vai trò là người tư vấn cho nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, tùy từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà xác định cho hợp lí, như: Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; cơ sở hổ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội; địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; tổ chức công đoàn; các cơ sở bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…
Báo tin về bạo lực khi phát hiện có bạo lực vừa thể hiện tình cảm, vừa thể hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những người sống, làm việc xung quanh mình và đối với cộng đồng xã hội. Việc làm này có thể ngăn chặn hành vi bạo lực và xúc tiến các biện pháp bảo vệ, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực một cách kịp thời.
Theo quy định tại khoản 1, điều 18 Luật phòng, chống bạo lực gia đình,
người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo
lực. Tại nơi làm việc, nếu phát hiện bạo lực cần phải báo ngay cho người sử dụng lao
động, ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc các cơ quan tổ chức có trách nhiệm trong việc bảo vệ người lao động bị bạo lực (như: Sở lao động - thương binh và xã hội, liên đoàn lao động, cơ quan công an…). Trong một số trường hợp hoặc một số đối tượng cần phải giử bí mật thông tin về bạo lực thì trách nhiệm này sẽ không đặt ra đối với
người phát hiện bạo lực. ví dụ: Người tư vấn về bạo lực có thể phải giử bí mật thông
tin về bạo lực cho người được tư vấn, cơ sở khám chữa bệnh cho nạn nhân về bạo lực có thể giử bí mật thông tin về bạo lực cho nạn nhân…Song, ngay cả trong những trường hợp này, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện bạo lực vẩn phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất giải quyết.
Cơ quan công an, ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lí; giử bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
- Cấp cứu và chăm sóc nạn nhân bị bạo lực tại cơ sở khám, chữa bệnh
Nạn nhân bị bạo lực có thể bị tổn hại về tinh thần, sức khỏe, thậm trí là tính mạng. Đối với những nạn nhân bị tổn hại về sức khỏe cần được cấp cứu kịp thời và chăm sóc tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Chi phí y tế cho việc cấp cứu và chăm sóc nạn nhân được xác định tùy từng trường hợp. Chẳng hạng, những nạn nhân có tham gia bảo hiểm y tế và trẻ em dưới 6 tuổi thì sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế trong thời gian điều trị, những đối tượng khác có thể nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng xã hội hoặc từ chính sách trợ giúp xã hội về y tế di nhà nước quy định nếu đủ điều kiện.
Việc chăm sóc nạn nhân bị bạo lực tại cơ sở khám chữa bệnh, không chỉ về thể chất mà còn giúp họ hồi phục tinh thần, vì vậy, ngoài việc chữa trị cho nạn nhân
như những bệnh nhân thông thường, cơ sở khám bệnh còn đóng vai trò là người tư vấn, góp phấn xoa dịu nỗi đau tinh thần của nạn nhân bị bạo lực, nhất là những nạn nhân bị bạo lực gia đình hoặc bị xâm hại tình dục.
Trường hợp cần phải giữ bí mật thông tin về nạn nhân và về bạo lực, cơ sở khám bệnh phải thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, cơ sở khám chữa bệnh cần phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất giải quyết. việc làm này không bị coi là vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về bạo lực, bởi nếu có dấu hiệu tội phạm thì hành vi bạo lực không chỉ xâm phạm đến thể chất, tinh thần và kinh tế của nạn nhân bị bạo lực mà có còn là hành vi nguy hiểm, xâm hại đến lợi ích chung của xã hội cần phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời.
- Hổ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị
bạo lực
Không ít nạn nhân bị bạo lực có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc không nhận được sự chăm sóc của người thân. Vì vậy, ngoài việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe cần phải hổ trợ các nhu cầu thiết yếu để họ có thể duy trì cuộc sống tối thiểu hằng ngày và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khốn khó do bị bạo lực.
Hình thức hổ trợ có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, hoặc kết hợp cả hai, việc hổ trợ có thể mang tính đột xuất hoặc cần được thực hiện thường xuyên tùy nhu cầu thực tế của từng đối tượng.
Trách nhiệm thực hiện việc hổ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực thuộc về ủy ban nhân cấp xã, ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp, các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng xã hội. Nếu việc hổ trợ được thực hiện từ nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước hoặc các quỷ xã hội do nhà nước quản lí thì cần phải xét điều kiện của đối tượng cần trợ giúp đồng thời phải tuân thủ các quy định về mức trợ giúp, thủ tục trợ giúp và các quy định khác có liên quan.
Riêng những nạn nhân bị bạo lực là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội thì trong thời gian điều trị sẽ được hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định của luật bảo hiểm xã hội.