5. Kết cấu luận văn
2.6.1. Biện pháp cảnh báo
Cảnh báo là biện pháp nhằm mục đích giáo dục, thuyết phục đối với cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là biện pháp xử phạt chính được quy định tại điều 13 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Biện pháp cảnh báo được áp dụng đối với những vi phạm nhỏ, lần đầu có tình tiết giảm nhẹ hoặc áp dụng đối với đối tượng vi phạm với lổi cố ý.
Điều 2, Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình quy định các hành vi bạo lực
đên sức khỏe tinh mạng”; hành vi “cưỡng ép quan hệ tình dục”; hành vi “chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình”. Theo quy định này thì các hành vi bạo lực thường có tính chất , mức độ nguy hiểm nhất định, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hơn nữa khó có thể xác định là hành vi lần đầu vì trong thực tế, hầu hết các vụ việc khi nạn nhân đưa ra yêu cầu bảo vệ là trong trường hợp họ thường xuyên bị ngược đãi và chình bản thân họ không thể cãi thiện được tình trạng đó, trong những trường hợp này biện pháp xử phạt cảnh báo áp dụng sẽ không mang lại hiệu quả và không thể áp dụng được, biện pháp cảnh báo sẽ có tính răng đe, giáo dục chứ không mang tính trừng phạt nghiêm túc, do đó, khi bị xử phạt, các nhân vi phạm thường có tính xem thường.
Biện pháp xử phạt mang tính hình thức nên khó có thể thay đổi được thái độ của người có hành vi bạo lực và giáo dục đối với các thành viên khác trong gia đình và xã hội, do đó, cần phải xem xét và áp dụng biện pháp cảnh báo đối với mổi hành vi vi phạm cũng như điều kiện áp dụng biện pháp này nếu không biện pháp xử phạt cảnh báo khó có thể đem lại hiêu quả cao trong thực tiễn.