Cách li nạn nhân hoặc cấm tiếp xúc

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 50 - 51)

5. Kết cấu luận văn

2.6.3. Cách li nạn nhân hoặc cấm tiếp xúc

Tùy theo quy phạm, Chủ tịch ủy ban nhân xã có thể áp dụng biện pháp cấm

người có hành vi bạo lực đến gần nạn nhân trong khoảng cách 30m. Mục đích của biện pháp này là nhằm ngăn chặn việc nạn nhân có thể bị bạo hành sau khi nạn nhân đã được chính quyền can thiệp, tuy nhiên biện pháp này có thể sẽ khó thực hiện bởi vì sẽ gặp phải những khó khăn sau:

Thứ nhất, biện pháp cấm tiếp xúc hoặc cách li được quy định trong luật phòng chống bạo lực gia đình (Điều 19, khoản 1, điểm d), mục đích của biện pháp này là nhằm ngăn chặn và phòng ngừa hành vi bạo lực tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, việc cách li cá nhân có hành vi bạo lực sẽ gặp khó khăn nếu như giữa nạn nhân và chủ thể thực hiện hành vi bạo lực cùng sống chung trong một ngôi nhà và trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất như nhà tạm lánh, thì tổ chức thực hiện giám sát việc cách li nạn nhân cũng như cách thức thực hiện việc giám sát sẽ gặp không ít khó khăn, cản trở từ phía chủ thể quy phạm. Hơn nữa, theo quy định này thì cá nhân có hành vi bạo hành bị cách li khỏi nạn nhân, không được đến gần nạn nhân trong vòng 30m, không đồng nghĩa với việc họ bị tạm giữ, họ vẫn không bị hạn chế quyền tự do đi lại, Do đó, việc cách li nạn nhân dẫn đến trường hợp cấp có thẩm quyền khi tổ chức việc giám sát thi hành quyết định cách li tại nơi nạn nhân sinh sống cần phải quy động nhiều người để thực hiện biện pháp này; hoặc không đảm bảo thực hiện được trên thực tế nếu như không có sự ủng hộ từ phía gia đình nạn nhân.

Thứ hai, xét về điều kiện cơ sở vật chất của mổi gia đình việt nam hiện nay, diện tích ở là tương đối hẹp, nếu trong trường hợp họ sống chung trong một ngôi nhà với diện tích không lớn hơn 30m thì việc cách li có thể dẫn đến tình trạng một người ở trong nhà và một người phải ở ngoài đường thì mới đảm bảo được khoảng cách tối thiểu là 30m. Do đó, việc quy định khoảng cách tối thiểu là 30m không phù hợp với điều kiện thực tế và khó có thể thực hiện được.

Ngoài ra, biện pháp cấm tiếp xúc này, cần phải quy định cụ thể hơn về hình thức tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp như là sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để tiếp tục có hành vi bạo lực đối với nạn nhân. Việc theo dỏi, giám sát quyết định cấm tiếp xúc cũng gây không ít khó khăn cho cấp có thẩm quyền, bởi

vì cần phải có đội ngủ cán bộ thực hiện hoạt động gián sát, bảo vệ nạn nhân và theo dỏi người vi phạm khi họ không bị hạn chế quyền tự do đi lại.

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)