Thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xử lí ngƣời có hành vi bạo

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 40)

5. Kết cấu luận văn

2.4. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xử lí ngƣời có hành vi bạo

lực gia đình bị xữ lý vi phạm hành chính

Theo quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình, khi nhận được tin báo về bạo lực gia đình thì các cơ quan công an gần nhất hoặc ủy ban nhân cấp xã phải kịp thời xử lí người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật. Nếu hành vi bạo lực có dấu hiệu tội phạm thì việc xử lí sẽ được tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự để buộc người có hành vi bạo lực phải chịu hình phạt. Nếu hành vi bạo lực là vi phạm hành chính thì sẽ bị xữ lí theo các quy định của pháp luật về xữ lí vi phạm hành chính.

Căn cứ về các quy định hiện hành về quy phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình chủ yếu thuộc về chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và lực lượng công an địa phương nơi hành vi bạo lực gia đình xảy ra. Trong đó, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn với tư cách là người đứng đầu chính quyền cơ sở - cấp chính quyền gần dân nhất nên có khả năng phát hiện kịp thời, nhanh nhất hành vi bạo lực với thẩm quyền xử phạt phù hợp theo quy định của pháp luật được xác định là nhóm chủ thể xử phạt quan trọng.

Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về phòng chống bạo lưc gia đình, bộ văn hóa thể thao và du lịch chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Ủy ban nhân dân trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lí nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Một phần của tài liệu công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở nước ta trong xã hội hiện nay – thực trạng ở tỉnh hậu giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)