ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH C.V.P TRONG VIỆC LỰA CHỌN

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 61)

PHƢƠNG ÁN KINH DOANH TẠI CÔNG TY

Trong hoạt động kinh doanh các nhà quản trị thƣờng phải xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều khía cạnh khác nhau, các yếu tố tác động hay các mối quan hệ giữa các yếu tố để tìm ra một phƣơng án kinh doanh phù hợp nhất trong ngắn hạn hoặc dài hạn đối với Công ty. Trong quá trình phân tích mô hình mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận nhận thấy kết cấu chi phí là chỉ tiêu ảnh hƣởng nhiều nhất đến lợi nhuận của từng mặt hàng.

Nhƣ ta đã biết doanh thu thay đổi thì sản lƣợng thay đổi hoặc giá bán thay đổi, trong cơ cấu chi phí đã trình bày ở trên ta thấy đƣợc sự nhạy cảm của lợi nhuận trƣớc sự biến động của doanh thu (sản lƣợng tiêu thụ). Nhƣng doanh thu và chi phí là 2 yếu tố chủ yếu của rủi ro trong doanh nghiệp, do đó ngoài sản lƣợng chúng ta cần phải xem xét giá bán và chi phí của từng sản phẩm. Để thấy sự biến đổi của các chỉ tiêu trƣớc biến đổi của nền kinh tế, các phƣơng án kinh doanh đƣợc đề xuất nhƣ sau:

a) Phƣơng án 1: Chi phí bất biến và sản lƣợng thay đổi, các yếu tố khác không đổi.

Công ty dự kiến với tình hình sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm của Công ty vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng về công suất và thời gian hiện có của Công ty, để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. Ban giám đốc điều hành và bộ phận trong phòng kinh doanh và kế toán của Công ty quyết định đầu tƣ thêm chi phí cho quảng cáo sản phẩm nhằm tăng sản lƣợng tiêu thụ. Theo dự kiến, Công ty quyết định đầu tƣ thêm chi phí quảng cáo là 200 triệu đồng trong 6 tháng cuối năm 2014 thì có thể làm tăng thêm 20% sản lƣợng tiêu thụ. Công ty có nên chọn phƣơng án này hay không? (Qua tính toán ở phụ lục 6, trang 68 ta đƣợc)

Bảng 4.26 Báo cáo thu nhập của phƣơng án 1

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Bánh phồng tôm Bánh phở

Doanh thu mới 14.090.903.873 7.110.517.998

Chi phí khả biến mới 10.966.040.033 5.422.607.231 Số dƣ đảm phí mới 3.124.863.840 1.687.910.767 Chi phí bất biến mới 2.076.824.642 1.157.325.133

Lợi nhuận mới 1.048.039.198 530.585.634

Lợi nhuận tăng thêm 398.294.773 203.705.059

Dựa vào kết quả ta thấy nếu thực hiện phƣơng án này thì sẽ làm lợi nhuận của sản phẩm bánh phồng tôm tăng thêm 398.294.773 đồng và sản phẩm bánh phở tăng thêm 203.705.059 đồng.

b) Phƣơng án 2: Chi phí khả biến và sản lƣợng thay đổi, các yếu tố khác không đổi

Qua khảo sát của phòng kinh doanh, muốn tăng lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm 2014, khi khách hàng mua mỗi sản phẩm thì đƣợc tặng một phiếu mua hàng trị giá 500 đồng, chính sách khuyến mãi này dự kiến làm sản lƣợng tiêu thụ tăng thêm 30% so với 6 tháng đầu năm 2014. Công ty có nên thực hiện phƣơng án này không? (Qua tính toán ở phụ lục 6, trang 68 ta đƣợc)

Bảng 4.27 Báo cáo thu nhập của phƣơng án 2

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Bánh phồng tôm Bánh phở

Doanh thu mới 15.265.145.862 7.703.061.165

Chi phí khả biến mới 12.484.389.052 6.256.398.017

Số dƣ đảm phí mới 2.780.756.810 1.446.663.148

Chi phí bất biến 1.954.257.614 1.079.892.161

Lợi nhuận mới 826.499.196 366.770.987

Lợi nhuận tăng thêm 176.754.771 39.890.412

Ta thấy nếu Công ty thực hiên phƣơng án này thì lợi nhuận của sản phẩm bánh phồng tôm tăng thêm 176.754.771 đồng và sản phẩm bánh phở tăng thêm 39.890.412 đồng.

c) Phƣơng án 3: Chi phí bất biến, giá bán và sản lƣợng thay đổi, các yếu tố khác không đổi

Qua khảo sát của phòng kế toán, để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, giữ khách hàng và tìm thêm khách hàng mới. Công ty dự định trong 6 tháng cuối năm 2014 này sẽ giảm giá bán 500 đồng/sản phẩm cho hai dòng sản phẩm là bánh phồng tôm và bánh phở, đồng thời tăng chi phí sửa chữa TSCĐ và chi phí bảo dƣỡng cho hai loại máy phục vụ sản xuất bánh phồng tôm và bánh phở lần lƣợt là 80.000.000 đồng và 50.000.000 đồng, dự kiến sản phẩm tiêu thụ tăng thêm 30% so với 6 tháng đầu năm 2014, Công ty có nên thực hiện phƣơng án này không? (Qua tính toán ở phụ lục 6, trang 69 ta đƣợc)

Bảng 4.28 Báo cáo thu nhập của phƣơng án 3

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Bánh phồng tôm Bánh phở

Doanh thu mới 14.660.633.512 7.321.154.315 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí khả biến mới 11.879.876.702 5.874.491.167

Số dƣ đảm phí mới 2.780.756.810 1.446.663.148

Chi phí bất biến mới 2.034.257.614 1.129.892.161

Lợi nhuận mới 746.499.196 316.770.987

Lợi nhuận tăng thêm 96.754.771 (10.109.588)

Ta thấy nếu Công ty thực hiên phƣơng án này thì lợi nhuận của sản phẩm bánh phồng tôm tăng thêm 96.754.771 đồng và sản phẩm bánh phở sẽ giảm 10.109.588 đồng.

d) Phƣơng án 4: Chi phí khả biến, chi phí bất biến, giá bán và sản lƣợng thay đổi, các yếu tố khác không đổi.

Trong điều kiện ngày càng cạnh tranh gay gắt cũng nhƣ nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, trong 6 tháng cuối năm 2014 phòng quản lý và kinh doanh đƣa ra một giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận bằng việc cắt giảm chi phí nhân công trực tiếp đối với sản phẩm bánh phồng tôm giảm 200đ/sp, bánh phở giảm 100đ/sp. Đồng thời tăng chi phí cố định lên bằng việc mua thêm máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất bánh phồng tôm là 150 triệu, bánh phở là 100 triệu, bên cạnh đó tăng giá bán lên 300đ/sp. Nếu thực hiện giải pháp này thì lƣợng tiêu thụ tăng 20%, Công ty có nên thực hiện phƣơng án này không? (Qua tính toán ở phụ lục 6, trang 69 ta đƣợc)

Bảng 4.29 Báo cáo thu nhập của phƣơng án 4

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Bánh phồng tôm Bánh phở

Doanh thu mới 14.425.710.713 7.322.035.638

Chi phí khả biến mới 10.742.835.473 5.352.101.351

Số dƣ đảm phí mới 3.682.875.240 1.969.934.287

Chi phí bất biến mới 2.104.257.614 1.179.892.161

Lợi nhuận mới 1.578.617.626 790.042.126

Lợi nhuận tăng thêm 928.873.201 463.161.551

Ta thấy nếu Công ty thực hiên phƣơng án này thì lợi nhuận của sản phẩm bánh phồng tôm tăng thêm 928.873.201 đồng và sản phẩm bánh phở sẽ giảm 463.161.551 đồng.

 Lựa chọn phƣơng án kinh doanh

Các phƣơng án đƣa ra ở trên đều là những phƣơng án thực tiễn và đều mang lại lợi nhuận cho Công ty. Do Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên việc phân tích chi tiết từng sản phẩm và lựa chọn phƣơng án kinh doanh chỉ mang tính tƣơng đối. Thông qua việc phân tích này có thể giúp Công ty tìm ra giải pháp tăng sản lƣợng tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Xét về 4 phƣơng án kinh doanh đã phân tích ta có nhận xét sau:

 Phƣơng án 1: Lựa chọn phƣơng án kinh doanh khi chi phí bất biến và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ thay đổi: Với phƣơng án này sẽ mang lại lợi nhuận tăng thêm cho Công ty là 601.999.832 đồng. Biện pháp này sẽ làm cho nhiều ngƣời biết đến sản phẩm của Công ty và thu hút đƣợc thêm nhiều khách hàng mới.

 Phƣơng án 2: Lựa chọn phƣơng án kinh doanh khi chi phí khả biến và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ thay đổi: Với phƣơng án này sẽ mang lại lợi nhuận tăng thêm cho Công ty là 216.645.183 đồng. Phƣơng án này có lãi nhƣng khả thi không cao vì dự kiến sản lƣợng tăng thêm 30%, đây là con số khá cao, khó có thể thực hiện.

 Phƣơng án 3: Lựa chọn phƣơng án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ thay đổi: Với phƣơng án này sẽ mang lại lợi nhuận tăng thêm cho Công ty là 86.645.183 đồng. Công ty không nên thực hiện phƣơng án này, bởi vì sản phẩm bánh phở sẽ bị lỗ 10.109.588 đồng, đồng thời trong ngắn hạn việc giảm giá sẽ thu hút và làm tăng sức mua của ngƣời tiêu dùng, nhƣng trong dài hạn việc tăng giá trở lại là rất khó khăn.

 Phƣơng án 4: Lựa chọn phƣơng án kinh doanh khi chi phí khả biến, bất biến, giá bán và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ thay đổi: Với phƣơng án này sẽ mang lại lợi nhuận tăng thêm cho Công ty là 1.392.034.752 đồng. Lợi nhuận của phƣơng án này cao hơn 3 phƣơng án trên. Tuy nhiên, Công ty cần phải xem xét và cân nhắc cẩn thận hơn vì cắt giảm chi phí nhân công trực tiếp là một điều khó có thể thực hiện trong điều kiện lạm phát ngày càng tăng cao.

Trong ngắn hạn thì Công ty nên chọn phƣơng án 1 để làm kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2014.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG CVP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 5.1 NHẬN XÉT CHUNG

Mặc dù Công ty đã gặp không ít những khó khăn nhƣng bằng nỗ lực và quyết tâm cao trong quản lý và sự nhiệt tình làm việc của công nhân viên nên Công ty cũng vƣợt qua và phát triển. Tuy nhiên lợi nhuận mà các dòng sản phẩm mang lại chƣa tối đa. Lợi nhuận vẫn còn khá thấp trong tổng doanh thu đạt đƣợc, nhất là dòng sản phẩm bánh phồng tôm, bánh phở của Công ty.

Qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận và tình hình thực tế, ta thấy hiện nay Công ty còn tiềm ẩn một số vấn đề nan giải trong kinh doanh nhƣ tốc độ tăng của các loại chi phí trực tiếp lại cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận tăng không đáng kể, cơ cấu sản phẩm có sự chênh lệch lớn giữa bánh phồng tôm và bánh phở. Các khoản chi phí vẫn còn khá cao và chƣa có định mức hợp lý.

5.2 GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG CVP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những phƣơng án trong chƣơng 4 đều là những phƣơng án mang lại lợi nhuận cao cho Công ty, có tính ứng dụng và thực tiễn cao, giúp Công ty tìm ra giải pháp tăng sản lƣợng tiêu thụ, tăng lợi nhuận.

Sau đây là một số giải pháp đề xuất để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất:

5.2.1 Tăng doanh thu

Tăng mức doanh thu có 2 cách là tăng khối lƣợng bán ra hoặc tăng giá bán.

- Tăng giá bán ảnh hƣởng đến lợi ích lâu dài của Công ty. Tăng giá bán trong khi thị trƣờng ổn định có thể tác động đến tâm lý khách hàng và giảm khả năng cạnh tranh về giá so với các Công ty cạnh tranh. Do đó, tăng giá bán không phải là một giải pháp tốt trong điều kiện nhƣ thế. Nên tiếp tục bình ổn giá ở thị trƣờng quen thuộc, tiềm năng.

- Tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ.

+ Xúc tiến bán hàng bằng các chƣơng trình khuyến mãi ƣu đãi khách hàng vì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay để tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ buộc doanh nghiệp phải có những chính sách để có thêm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ vì khách hàng là nhân tố quan trọng

nhất trong việc mang lại lợi nhuận cho Công ty. Nhƣ bán với giá đặc biệt, chiết khấu thanh toán đối với khách hàng mua với số lƣợng lớn và quen thuộc của công ty.

+ Việc lựa chọn phƣơng thức bán hàng và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hƣởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty, vì thế Công ty nên áp dụng thêm nhiều hình thức bán hàng nhƣ bán hàng trực tiếp ở cửa hàng, bán lẻ, bán qua kho, bán qua mạng...để làm tăng sản lƣợng tiêu thụ.

+ Tăng chi phí quảng cáo hoặc chi phí marketing để làm mới sản phẩm, để họ không chỉ đến với Công ty một lần mà còn giữ mối quan hệ ở những lần sau và giới thiệu cho những khách hàng khác, tiếp tục khai thác khác hàng ở địa phƣơng, phƣơng thức mua bán thuận tiện, Công ty cần tự mình xây dựng mạng lƣới phân phối giảm bớt chi phí trung gian nhƣ mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các thị trƣờng mới, khu vực lận cận nhƣ miền Bắc và miền Trung để thu hút khách hàng góp phần tăng sản lƣợng tiêu thụ.

+ Tăng cƣờng đầu tƣ có chiều sâu vào những mặt hàng có thế mạnh nhằm tạo đƣợc tính cạnh tranh cao so với những sản phẩm cùng loại (nhƣ bánh phồng tôm). Từ đó tạo đƣợc thƣơng hiệu, uy tín, chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.

Bên cạnh đó Công ty cần thành lập bộ phận kế toán quản trị thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh so với kế hoạch đã đề ra để từ đó có những điều chỉnh kịp thời những sai sót, hạn chế rủi ro. Thiết lập mối quan hệ thân thiết lâu dài với nhà cung cấp sẽ có lợi cho công ty trong vấn đề thanh toán tiền hàng. Từng thời kỳ, các ngày lễ lớn trong nƣớc nhƣ: Quốc Khánh, Tết dƣơng lịch, 30 tháng 4, 1 tháng 5, Tết Nguyên Đán cần có trƣơng trình khuyến khích bán hàng để các đại lý đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh dần thị trƣờng nội địa.

5.2.2 Giảm chi phí

Một trong những nguyên nhân làm lợi nhuận của Công ty giảm là do chi phí khá cao. Do đó Công ty cần thấy những chi tiêu cần hạn chế và những nguồn nhân lực cần khai thác mà trong tổng chi phí ta thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao. Chi phí và lợi nhuận tỷ lệ nghịch với nhau do đó muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm chi phí.

 Chi phí nguyên vật liệu: Trong thời buổi giá nguyên vật liệu biến động theo hƣớng ngày càng tăng nhƣ hiện nay, Công ty nên lựa chọn ký hợp đồng với các nhà cung ứng nguyên liệu quen thuộc bên cạnh đó tìm các nhà cung ứng mới sao cho giá cả vừa phải mà chất lƣợng sản phẩm vẫn đƣợc đảm bảo.

 Chi phí nhân công: Công ty cần đầu tƣ cải tiến quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị. Có chính sách ƣu đãi cho công nhân có kinh nghiệm, có tay nghề nhƣ khen thƣởng tăng lƣơng, bổ nhiệm công nhân có kinh ngiệm cũng nhƣ tay nghề làm ca trƣởng, tổ trƣởng tổ chức quản lý tổ, ca làm việc để nâng cao năng suất cũng nhƣ giảm chi phí nhân công quản lý phân xƣởng. Mua sắm, đầu tƣ, đổi mới máy móc trong phân xƣởng để có thể thay thế một phần nhân công lao động và có thể tiết kiệm chi phí nhân công.

 Chi phí sản xuất chung: Để tiết kiệm chi phí sản xuất chung Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thƣờng xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển để tránh hƣ hỏng nặng làm tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Nên tránh tồn đọng hàng hóa bằng cách tiêu thụ hết sản phẩm đã lên kế hoạch.

 Chi phí bán hàng

- Cần phải xem xét và chọn những mặt hàng chủ lực để quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ bánh phồng tôm..., góp phần sử dụng hợp lý và tiết kiệm chi phí bán hàng.

- Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một cách hợp lý phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng sao cho số lƣợng vừa đủ nhƣng vẫn đáp ứng công việc.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Công ty phải thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan và thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra để tránh tình trạng thanh toán những khoản chi phí không hợp lệ. Cần sử dụng tiết kiệm tránh sử dụng lãng phí các thiết bị dụng cụ văn phòng để phục vụ cho lợi ích riêng, sử dụng tiết kiệm chi phí in ấn, lập ra một biên độ giao động thích hợp đối với chi phí tiếp khách, hội họp.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là một việc làm hết sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy đƣợc mối quan hệ của 3 nhân tố chính, quyết định sự thành công của mỗi Công ty. Từ khối lƣợng bán ra với chi phí tƣơng ứng Công ty sẽ xác định đƣợc lợi nhuận đạt đƣợc. Và để có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết đầu tiên là phải kiểm soát chi phí. Muốn đƣợc nhƣ vậy thì mỗi Công ty phải biết

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 61)