Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng hưng thịnh (Trang 71 - 83)

2013)

4.2.1Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty

4.2.1.1 Phân tích doanh thu

Doanh thu của công ty là toàn bộ số tiền mà công ty sẽ thu đƣợc do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức cũng nhƣ công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh của công ty. Việc đánh giá đúng tình hình doanh thu giúp các nhà quản lý thấy đƣợc ƣu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể làm tăng hoặc giảm doanh thu nhằm hƣớng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Vì thế, doanh thu cần đƣợc tiến hành phân tích một cách đều đặn và thƣờng xuyên.

59

Bảng 4.5: Tình hình doanh thu của Công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Hƣng Thịnh (2011 – 2013) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) DT bán hàng 11.511.236 99,60 14.259.715 99,82 30.597.118 99,98 2.748.479 23,88 16.337.403 114,57 DT tài chính 31.973 0,28 12.856 0,09 5.045 0,02 (19.117) (59,79) (7.811) (60,76) TN khác 14.553 0,12 12.519 0,09 556 0 (2.034) (13,98) (11.963) (95,56) Tổng 11.557.762 100 14.285.090 100 30.602.719 100 2.727.328 (49,89) 16.317.629 (41,75)

60

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu của Công ty 2011- 2013  Về cơ cấu doanh thu

Qua bảng số liệu 4.1 và hình 4.1, ta thấy doanh thu của Công ty bao gồm 3 loại chính đó là: doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và thu nhập khác. Mỗi khoản mục sẽ giữ một vai trò nhất định, góp phần tạo nên tổng doanh thu cho Công ty. Xét về tỷ trọng thì doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn đạt trên 99%) trong tổng doanh thu. Doanh thu tài chính và thu nhập khác có tỷ trọng rất nhỏ, gần nhƣ là không đáng kể trong tổng doanh thu. Cụ thể là:

- Năm 2011, tình hình doanh thu của Công ty chƣa thực sự hiệu quả nên tổng doanh thu của Công ty là hơn 11 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (đạt 99,60%), doanh thu tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ (đạt 0,28%) và thu nhập khác cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ (đạt 0,12%) trong tổng doanh thu.

- Năm 2012, doanh thu của Công ty có những chuyển biến tốt hơn, cụ thể là đạt trên 14 tỷ đồng (tăng gần 3 tỷ đồng) so với năm 2011. Doanh thu bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 99,82% trong tổng doanh thu. Doanh thu tài chính và thu nhập khác giảm chỉ còn chiếm 0,09% trong tổng doanh thu.

- Năm 2013, tình hình doanh thu của Công ty có sự tăng vọt đạt đến trên 30 tỷ đồng (gấp đôi so với năm 2012). Dù doanh thu đạt ở mức cao thì doanh thu bán hàng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu. Doanh thu tài chính tiếp tục giảm chỉ còn chiếm 0,02% và thu nhập khác giảm mạnh chi còn 0,0018% ( chiếm tỷ trọng rất nhỏ) trong tổng doanh thu.

61

Nhìn chung ta nhận thấy doanh thu bán hàng có xu hƣớng tăng lên qua từng năm. Trong khi đó thì doanh thu tài chính và thu nhập khác lại có xu hƣớng giảm. Cụ thể nhƣ sau:

-Đối với doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng của Công ty chủ yếu là các khoản thu từ việc bán sàn gỗ công nghiệp và bán thành phẩm do Công ty tự sản xuất ra là cửa nhựa. Cụ thể về tình hình doanh thu bán hàng qua 3 năm 2011- 2013 của Công ty Hƣng Thịnh nhƣ sau:

Năm 2012, doanh thu bán hàng đạt trên 14 tỷ đồng ( tăng gần 3 tỷ đồng) so với năm 2011. Đến năm 2013, con số này tiếp tục đột biến ở mức trên 30 tỷ đồng, so với năm 2012 con số này đã tăng lên hơn 16 tỷ đồng (tăng gấp hơn 2 lần) so với năm 2012. Có thể thấy, doanh thu bán hàng của Công ty liên tục tăng qua các năm điều đó chứng tỏ hiệu quả trong công tác bán hàng của Công ty là khá tốt. Có những thay đổi này là do nguyên nhân:

Năm 2011, thị trƣờng bất động sản gần nhƣ đóng băng trong 2 quý cuối năm. Điều đó dẫn đến các dự án bất động sản hoạt động trầm lắng, nghiêm trọng hơn là không thể khởi công đƣợc. Đến năm 2012, thị trƣờng đã có những dấu hiệu khả quan hơn nhƣng không đáng kể. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến thị trƣờng sàn gỗ công nghiệp nói chung cũng nhƣ Công ty nói riêng. Làm hạn chế khả năng huy động vốn cũng nhƣ công tác bán hàng của Công ty. Đến năm 2013, thị trƣờng có những chuyển biến tốt hơn nhƣng vẫn chƣa phục hồi hẳn, Nhà nƣớc đƣa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nhƣ Nghị quyết 02 của Chính phủ thông qua gói 3.000 tỷ, quỹ đầu tƣ bất động sản cũng đƣợc thúc đẩy, ngân hàng tiết kiệm nhà cũng đƣợc đề xuất. Cuối năm 2013, một số công trình đã đƣợc tái khởi công lại,... Thị trƣờng bất động sản hoạt động sôi động hơn trƣớc. Cùng với đó, Công ty cũng tìm kiếm đƣợc nhiều khách hàng mới, nhận đƣợc nhiều hợp đồng mới. Riêng năm 2013, doanh thu bán hàng tăng 114,57% (tăng hơn 2 lần) so với năm 2012 chủ yếu là do thị trƣờng bất động sản đang dần có những bƣớc chuyển biến tích cực hơn, nhu cầu thị trƣờng ngày càng tăng cao, sản phẩm của Công ty ngày càng đƣợc ƣa chuộng vì chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, phong phú.

-Đối với doanh thu tài chính:

Doanh thu tài chính của Công ty có nguồn thu chính từ các khoản lãi tiền gửi ngân hàng. Đây không phải là nguồn thu chính của Công ty. Có thể thấy doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu. Cụ thể, năm 2011 chiếm 0,28% sang năm 2012 chỉ còn 0,09% và sang năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 0,02%. Nhƣ vậy, doanh thu tài chính của Công ty liên tục giảm qua các năm.

Năm 2012, doanh thu tài chính đạt gần 13 triệu đồng (giảm hơn 19 triệu đồng), giảm khoảng 59,79% so với năm 2011. Đến năm 2013, con số này giảm chỉ còn hơn 5 triệu đồng (giảm gần 8 triệu đồng), giảm khoảng 60,76% so với năm 2012. Nhìn

62

chung, doanh thu tài chính của Công ty qua các năm liên tục giảm. Nguyên nhân là do Công ty còn phải đi vay vốn từ ngân hàng với lãi suất cao, tình hình huy động vốn của Công ty chƣa thực sự ổn định. Việc thu tiền lãi từ các tổ chức tài chính còn chậm và lỗ do thu lãi chênh lệch tỷ giá.

-Đối với thu nhập khác

Thu nhập khác của Công ty có đƣợc chủ yếu từ lãi do chênh lệch tỷ giá, thu nhập từ lãi tiền gửi, thanh lý tài sản cố định,...Đây cũng là một chỉ tiêu doanh thu phụ của Công ty nên cũng chiếm tỷ lệ khá thấp. Cụ thể là năm 2012, thu nhập khác của Công ty là hơn 12 triệu (giảm hơn 2 triệu đồng), giảm khoảng 14% so với năm 2011. Năm 2013, con số này chỉ còn ở mức hơn 500 ngàn đồng (giảm gần 12 triệu đồng), giảm khoảng 96,18% so với năm 2012. Nhìn chung thu nhập khác liên tục giảm qua các năm. Đây là khoản mục có những thay đổi vô cùng bất ngờ, Công ty không thể biết trƣớc hay chủ động đƣợc. Thu nhập khác của Công ty liên tục giảm qua các năm là do có các vấn đề phát sinh thất thƣờng nên khoản mục thu nhập khác cũng đã giảm đi.

Tóm lại, mỗi khoản mục doanh thu, thu nhập đều có tác động đến tổng doanh thu của Công ty trong từng năm, nhƣng sự tác động này là tăng hay giảm và với mức độ nào thì còn phụ thuộc vào tình hình chung của nền kinh tế và tình hình thực tế tại Công ty.

Nhƣ đã phân tích, doanh thu bán hàng luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng rất cao, chính xác là cao nhất trong tổng doanh thu của Công ty, đây là khoản doanh thu cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Vì thế, ta cùng phân tích chi tiết hơn về doanh thu bán hàng theo cơ cấu sản phẩm của Công ty. Xét về cơ cấu sản phẩm thì doanh thu bán hàng đƣợc chia thành 2 nhóm lớn, đó là doanh thu bán sàn gỗ công nghiệp và doanh thu bán cửa nhựa.

Bảng 4.6 Cơ cấu doanh thu bán hàng theo sản phẩm của Công ty Hƣng Thịnh (2011- 2013) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) DT sàn gỗ 2.820.253 24,50 3.877.217 27,19 10.650.587 34,81 DT cửa nhựa 8.690.983 75,50 10.382.498 72,81 19.946.261 65,19

63

Tổng 11.511.236 100 14.259.715 100 30.597.118 100

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hưng Thịnh

Từ bảng số liệu 4.2, ta thấy doanh thu từ cửa nhựa luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh thu từ sàn gỗ trong tổng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, doanh thu sàn gỗ đang có xu hƣớng tăng dần qua 3 năm 2011- 2013 còn doanh thu cửa nhựa có xu hƣớng giảm dần. Nhƣng xét về mặt giá trị, cả 2 loại doanh thu này đều có sự gia tăng rõ rệt.

 Doanh thu sàn gỗ:

Năm 2011, doanh thu sàn gỗ đạt gần 3 tỷ đồng (chiếm 24,5%) trong tổng doanh thu bán hàng. Đến năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên gần 4 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,19% so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu sàn gỗ tăng mạnh (gấp gần 3 lần) so với năm 2012 nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn doanh thu cửa nhựa. Từ đó, có thể thấy sàn gỗ là sản phẩm ngày càng có triển vọng phát triển trong những năm gần đây.

 Doanh thu cửa nhựa:

Doanh thu cửa nhựa chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu nhƣng lại có xu hƣớng giảm qua 3 năm 2011- 2013. Tuy nhiên xét về mặt giá trị thì tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2011, doanh thu cửa nhựa đạt hơn 8,6 tỷ đồng (chiếm 75,5%) trong tổng doanh thu bán hàng. Sang năm 2012, doanh thu tiếp tục tăng lên mức trên 10 tỷ đồng, tăng khoảng 1,6 tỷ so với năm 2011 nhƣng chỉ chiếm 72,81% trong tổng doanh thu. Đến năm 2013, tỷ trọng lại tiếp tục giảm còn 65,19% (giảm 7,62%) so với năm 2012, còn doanh thu lại tăng mạnh lên đến gần 20 tỷ đồng (tăng khoảng 9,5 tỷ). Sở dĩ năm 2013, doanh thu cửa nhựa lại tăng mạnh nhƣ vậy là do bên cạnh duy trì những khách hàng mới công ty còn tích cực tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới thông qua chính sách “Sales”. Ngoài ra, Công ty còn áp dụng chính sách ƣu đãi về giá đối với khách hàng đặt hàng với số lƣợng lớn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều Công ty, cửa hàng mọc lên dẫn đến sức ép rất lớn về thị trƣờng. Để tồn tại đƣợc Công ty cần phải đƣa ra nhiều chính sách kinh doanh hiệu quả hơn.

4.2.1.2 Phân tích chi phí

Chi phí là một trong hai tiêu chí quan trọng để xác định lợi nhuận trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì thế, chi phí sẽ quyết định đến thành công của công ty, là mấu chốt trong việc đƣa ra các quyết định, đánh giá hiệu quả làm việc và giữ vai trò cố vấn giúp doanh nghiệp sử dụng một cách tối ƣu nhất các nguồn tài nguyên nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể thấy rằng việc quản lý và kiểm soát chi phí hợp lý là vấn đề rất quan trọng đối với công ty. Do đó chi phí cần đƣợc phân tích rõ ràng và chính xác.

64

Bảng 4.7: Tình hình thực hiện chi phí của Công ty Hƣng Thịnh (2011 – 2013)

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) GV hàng bán 7.497.601 66,73 10.131.449 71,19 27.835.863 91,74 2.633.848 35,13 17.704.414 174,75 CP tài chính 651.830 5,80 539.507 3,79 447.945 1,48 (112.323) (17,22) (91.562) (16,97) CP bán hàng _ _ _ _ 250.402 0,83 _ _ 250.402 _ CP QLDN 3.033.602 27,00 3.453.049 24,26 1.806.876 5,95 419.447 13,83 (1.646.173) (47,67) CP khác 52.447 0,47 107.991 0,76 2.495 0 55.544 105,91 (105.496) (97,69) Tổng 11.235.480 100 14.231.996 100 30.343.581 100 2.966.516 137,65 16.111.585 12,42

65

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hưng Thịnh

*Về cơ cấu chi phí:

Qua bảng số liệu trên, ta thấy chi phí của Công ty bao gồm các khoản mục: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Mỗi loại chi phí chiếm giữ một tỷ trọng khác nhau trong tổng chi phí và có sự biến động đáng kể qua từng năm. Cụ thể:

- Giá vốn hàng bán luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Công ty ở từng năm. Con số này lần lƣợt trong 3 năm 2011, 2012, 2013 là 66,73%, 71,19%, 91,74%. Tiếp theo phải kể đến chi phí quản lý doanh nghiệp vì đây là khoản mục có tỷ trọng đứng thứ 2 sau giá vốn hàng bán. Tỷ trọng của chỉ tiêu này có xu hƣớng giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2012 chiếm 24,26% (giảm 2,74%) so với năm 2011. Đến ngăm 2013 giảm mạnh còn 5,95% (giảm 18,31%) so với năm 2012.

- Các loại chi phí còn lại chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp. Vì thế các chỉ tiêu này có ảnh hƣởng không đáng kể đến tình hình tổng chi phí của Công ty.

* Tình hình biến động về giá trị của các khoản chi phí: -Giá vốn hàng bán:

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình giá vốn hàng bán của Công ty 2011- 2013 Dựa vào hình 4.2 ta có thể thấy giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm (2011- 2013). Cụ thể nhƣ sau:

Năm 2012, giá vốn hàng bán của Công ty là hơn 10 tỷ đồng, tăng hơn 2 tỷ đồng so với năm 2011 (tăng khoảng 35,13%). Sang năm 2013, khoản mục này vẫn tiếp tục tăng lên đạt gần 28 tỷ đồng, tăng hơn gần 18 tỷ (tăng khoảng 174,75%) so với năm 2012. Tốc độ gia tăng giá vốn hàng bán ở năm 2013 mạnh hơn so với tốc độ tăng ở

66

năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng tăng lên. Đồng thời, việc tăng các khoản chi phí phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm nhƣ: giá cả xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào, tiền thuê công nhân cũng ảnh hƣởng đến sự biến động của giá vốn hàng bán trong năm.

-Chi phí tài chính:

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình chi phí tài chính của Công ty 2011- 2013 Nhìn vào hình 4.3, có thể thấy chi phí tài chính của Công ty liên tục giảm qua các năm (2011- 2013). Cụ thể là năm 2012, chi phí tài chính của Công ty là hơn 539 triệu đồng (giảm 17,23%) so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí giảm còn gần 500 triệu đồng (giảm 16,97%) so với năm 2012. Nhìn chung, chi phí tài chính của Công ty luôn ở những giá trị khá cao chủ yếu là do Công ty phải chịu các khoản lãi vay từ ngân hàng trong quá trình huy động vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Chi phí bán hàng:

Dựa vào bảng 4.3 có thể thấy khoản mục chi phí bán hàng chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng chi phí. Đặc biệt là năm 2011, 2012 là không có. Đến năm 2013 tăng lên là hơn 250 triệu đồng (chiếm 0,82%) trong tổng chi phí. Nguyên nhân năm 2011, 2012 khoản mục chi phí bán hàng không có là do Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 nên khoản mục chi phí bán hàng (641) đƣợc gộp chung vào khoản mục chi phí quản lý doanh ghiệp (642). Đến năm 2013, do Công ty mở rộng thêm quy mô hoạt động nên chuyển qua áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 để phù hợp với quy mô của Công ty.

67

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty 2011- 2013 Dựa vào bảng 4.2 và hình 4.4 ta có thể thấy chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng, giảm thất thƣờng qua 3 năm (2011- 2013). Cụ thể nhƣ sau:

Năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là hơn 3 tỷ đồng (tăng

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng hưng thịnh (Trang 71 - 83)