Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng hưng thịnh (Trang 87 - 88)

2013)

4.3.1Các yếu tố chủ quan

- Chất lƣợng sản phẩm:

Doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều quan tâm và chú trọng vào mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên với ngƣời tiêu dùng điều đầu tiên mà họ nghĩ đến khi mua một sản phẩm, hàng hóa chính là vấn đề chất lƣợng. Vì vậy, xây dựng sản phẩm có chất lƣợng tốt là cách để doanh nghiệp tạo dựng và thu hút khách hàng, giữ chữ tín tốt nhất.

75

Phƣơng thức bán hàng của Công ty chủ yếu là dựa vào những khách hàng quen thuộc, có quan hệ thƣơng mại lâu năm với Công ty. Vì thế, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm còn bó hẹp chƣa mở rộng đến nhiều đối tƣợng khách hàng mới. Tuy nhiên đứng trƣớc tình hình khó khăn này, Công ty đã hình thành một bộ phận Sale để nghiên cứu, thăm dò ý kiến ngƣời tiêu dùng, đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới.

- Giá bán:

Giá bán là một trong số những nhân tố chủ yếu có tác động lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nó có thể tác động kích thích hay hạn chế cung cầu, do đó nếu xác định mức giá hợp lý sẽ giúp công ty đảm bảo khả năng tiêu thụ và tránh đƣợc tình trạng thua lỗ. Vì thế, giá bán đƣợc Công ty điều chỉnh khá linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh và từng thời kỳ phát triển. Đặc biệt, Công ty còn căn cứ vào từng hợp đồng đặt hàng cụ thể để đƣa ra những mức giá phù hợp nhất nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.

- Tình hình dự trữ hàng hóa:

Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ đƣợc đem ra bán. Thông thƣờng, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tƣ, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó. Nói một cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hƣởng không tốt đến quá trình kinh doanh vì doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hƣ hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không còn đủ lƣợng hàng để bán. Hiểu rõ những đặc thù trên của khoản mục hàng tồn kho, Công ty luôn cố gắng duy trì lƣợng hàng tồn kho ở một mức hợp lý để có thể cung ứng kịp thời cho khách hàng đồng thời tránh tình trạng ứ đọng trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng hưng thịnh (Trang 87 - 88)