Quy định pháp luật về hoạt động kinhdoanh vàng của sàn giao dịch vàng

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 50 - 91)

Hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng hay trung tâm giao dịch vàng (gọi tắt là sàn giao dịch vàng) là hoạt động tự phát bắt đầu với việc thành lập Trung tâm giao dịch vàng Sài Gòn (sàn giao dịch vàng Á Châu ACB) của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu vào ngày 25/5/2007 trên cơ sở tìm hiểu hoạt động của Sở giao dịch vàng Thượng Hải _ Shanghai Gold Exchang vào tháng 8/2006 do Hội đồng vàng Thế giới giới thiệu và tham khảo mô hình tổ chức của các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đã đề xuất và được sự đồng thuận của các nhà kinh doanh vàng chuyên nghiệp, có uy tín và tiềm lực tài chính (gồm 4 ngân hàng và 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Tp. Hồ Chí Minh) đồng ý áp dụng một cơ chế giao dịch vàng tập trung, minh bạch, thuận tiện và an toàn hơn. Ban đầu, Trung tâm Giao dịch Vàng ACB là nơi bán buôn giữa các thành viên. ACB đóng vai trò vừa là người tổ chức, vừa là thành viên trực tiếp tham gia giao dịch. Tuy nhiên khối lượng giao dịch thời gian đầu không lớn. Cho đến tháng 12/2007, trên cơ sở hoạt động của sàn giao dịch vàng giữa các thành viên, ACB triển khai sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” dành cho cá nhân. Từ đó khối lượng giao dịch trên sàn đã gia tăng đột biến. Đứng trước nhu cầu tham gia giao dịch vàng của các cá nhân tăng mạnh và sức hấp dẫn về lợi nhuận thu được từ việc tổ chức sàn giao dịch vàng, nhiều ngân hàng thương mại khác và một số doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng đã thành lập các sàn giao dịch vàng như: sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á, Phương Nam, Đông Á, Sacombank, Sàn vàng Phố Wall, Sàn vàng Thế giới…46

Tính đến tháng 11/2011, trên cả nước có khoảng 20 sàn giao dịch vàng. Nếu dựa trên chủ thể thành lập thì các sàn giao dịch vàng này được tổ chức theo 4 dạng:

- Sàn giao dịch vàng do các ngân hàng thương mại lập như Trung tâm giao dịch Vàng Á Châu (ACB), Trung tâm giao dịch vàng Phương Nam, Sacombank, Việt Á, Đông Á... Các nhà đầu tư sẽ mở tài khoản tại các ngân hàng này và tiến hành giao dịch trên chính sàn giao dịch vàng của ngân hàng đó;

46

Thùy Duyên, VnEconomy, Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc đóng của sàn vàng?,

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 50 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

- Sàn giao dịch vàng do doanh nghiệp liên kết với ngân hàng góp vốn thành lập dưới hình thức pháp nhân như Trung tâm giao dịch Vàng Việt Nam, sàn giao dịch vàng SJC – Eximbank,… Các nhà đầu tư cũng sẽ mở tài khoản tại ngân hàng, các ngân hàng tổ chức sàn giao dịch vàng sẽ là đơn vị cho vay và thanh toán cho các giao dịch trên sàn;

- Sàn giao dịch vàng do các tổ chức, cá nhân hình thành và nhà đầu tư tham gia đóng tiền vào một tài khoản đứng tên công ty thành lập sàn như Trung tâm giao dịch vàng Phố Wall, Châu Á, 24K... Pháp nhân đứng tên thành lập sẽ quản lý các tài khoản của từng nhà đầu tư;

- Sàn giao dịch vàng do các tổ chức, cá nhân nhà đầu tư kinh doanh trực tiếp vàng bằng USD ra nước ngoài thành lập như Kim Thiệu, Kim Minh Đạt,… Các sàn giao dịch này đóng vai trò là môi giới đại lý nhận lệnh, tức là nhận lệnh từ nhà đầu tư trong nước rồi chuyển ra nước ngoài.47

Cũng bởi đây là hình thức kinh doanh tự phát nên các sàn giao dịch vàng thường có một Quy chế giao dịch khác nhau về tỷ lệ ký quỹ, biên độ giá, hạn mức cho vay, loại vàng được giao dịch,… Nhưng nhìn chung, loại vàng được giao dịch thường là vàng miếng chất lượng 999.9 (thương hiệu SJC_được hầu hết các sàn giao dịch chấp nhận). Mặt khác, nếu muốn tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng nào đó, thành viên và nhà đầu tư sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng (thường là ngân hàng thành viên của sàn), các giao dịch sẽ được tiến hành thông qua các tài khoản này. Ngoài ra, nhà đầu tư phải ký quỹ một lượng tiền khoảng 7% giá trị giao dịch, số còn lại được ngân hàng cho vay (như vậy nhà dầu tư có thể thực hiện lệnh mua/bán gấp hơn 14 lần vốn tự có). Tức là, trường hợp này các nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch vàng đều được sử dụng đòn bẩy tài chính cao qua việc cho mức ký quỹ để tiến hành giao dịch thấp. Vào cuối ngày, nếu mức ký quỹ tụt xuống mức cảnh báo thì ngân hàng sẽ tự động cho nhà đầu tư vay. Tuy nhiên, khi tài khoản của nhà đầu tư rơi xuống mức ký quỹ cảnh báo mà không có sự bổ sung thêm tiền hoặc vàng thì ngân hàng cho vay sẽ có quyền xử lý tài khoản của nhà đầu tư đó. Ngân hàng sẽ bán đi số lượng vàng trên tài khoản vàng của nhà đầu

47

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Chấm dứt hoạt động sàn giao dịch vàng trên toàn quốc,

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 51 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

tư theo mức giá do ngân hàng quyết định tại bất kỳ thời điểm nào, mà không cần thông báo cho nhà đầu tư.

Sàn giao dịch vàng hoạt động theo cơ chế khớp lệnh liên tục và tự động. Nghĩa là, các thành viên trên sàn bao gồm các ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng cử ra đại diện rồi trực tiếp nhập lệnh mua/bán thông qua hệ thống máy tính. Thứ tự lệnh ưu tiên là về giá và thời gian. Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch là lớn nhất, trường hợp có hai giá cùng có khối lượng giao dịch như nhau thì khớp lệnh có giá bằng với giá khớp lệnh liền trước. Lệnh của nhà đầu tư thông qua thành viên nào sẽ khớp với ngân quỹ của thành viên đó trước, khi lệnh không khớp được thì phần không khớp được đó mới được chuyển lên sàn với tư cách lệnh của thành viên.48

Hoạt động kinh doanh vàng trên các sàn giao dịch vàng thời gian trước đã giúp cho nhà đầu tư kinh doanh vượt khả năng vốn tự có để có thể đạt được mức sinh lời hấp dẫn. Bởi khi kinh doanh trên sàn vàng nhà đầu tư sẽ nhận được sự tài trợ của ngân hàng. Nhà đầu tư ký quỹ 7% giá trị giao dịch và đương nhiên được vay 93% từ ngân hàng, trong khi đó, đầu tư chứng khoán phải có đủ tiền và chứng khoán trên tài khoản mới đặt được lệnh. Cùng với đó, thời gian giao dịch vàng thì kéo dài từ sáng đến tối 23g, sản phẩm đa dạng nhà đầu tư có thể cắt lỗ/chốt lời tự động… trong khi đó giao dịch chứng khoán khớp lệnh đến 10g30. Sàn giao dịch vàng thực hiện hầu hết các sản phẩm phái sinh hiện đại mà các sàn giao dịch chứng khoán chưa thực hiện. Lợi nhuận từ đầu tư vàng hiện nay vẫn chưa tính vào thuế thu nhập cá nhân. Còn đối với các ngân hàng, thì hoạt động kinh doanh vàng trên sàn giao dịch đã giúp ngân hàng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, góp phần gia tăng nguồn vốn và thu nhập cho ngân hàng nhờ các khoản phí và lãi vay thu được.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng trên các sàn giao dịch vàng luôn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Vì, kinh doanh vàng trên các sàn giao dịch vàng thực chất là việc kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước. Nên ngân hàng luôn là chủ thể quan trọng trong việc vận hành sàn giao dịch vàng. Bởi lẽ, ngân hàng không chỉ là chủ thể thành lập sàn giao dịch mà còn là trung gian thanh toán, là

48

Tài liệu Ebook, Sàn giao dịch vàng: Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-san-giao-dich-vang-san- choi-cho-cac-nha-dau-tu-viet-nam-16460/, [ngày truy cập 10-9-2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 52 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

bên cho vay đối với các giao dịch trên sàn. Tức là, rủi ro về tài chính hay tính thanh khoản của sàn giao dịch vàng đều tập trung vào ngân hàng. Hơn thế, do đây là hình thức kinh doanh tự phát nên vẫn chưa có một quy chế pháp lý rõ ràng nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể. Mọi quy chế, quy trình hoạt động trên sàn giao dịch vàng đều do ngân hàng tự đề ra theo hướng có lợi cho các chủ sàn như tự do thay đổi hạn mức rút vàng trên sàn mỗi ngày, không chịu trách nhiệm đối với các sự cố khi nhập lệnh, cơ chế thông tin không rõ ràng,… trong khi lượng giao dịch trên sàn là rất lớn: trong giai đoạn phát triển, lượng giao dịch trên sàn ACB là 300.000 lượng/ngày với khoảng 5000 nhà đầu tư, còn đối với các sàn khác con số là 50.000 – 200.000 lượng/ngày.49 Các văn bản, hợp đồng giao dịch cũng được soạn theo hướng có lợi cho ngân hàng, nên quyền lợi của nhà đầu tư thường chưa được bảo đảm thỏa đáng. Mặt khác, hệ thống công nghệ phục vụ cho các hoạt động trên sàn đều do các ngân hàng tự thiết kế, tự trang bị và không có tiêu chuẩn cụ thể. Vì vậy, khi sự có cố “sập mạng” máy chủ, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư thì ngân hàng vẫn hiển nhiên được miễn trách nhiệm. Những rủi ro kể trên còn chưa tính đến biến động thất thường của giá vàng dưới tác động đa dạng của nhiều nhân tố có liên quan như: tình hình kinh tế, chính trị, chiến tranh thế giới, giá dầu, giá ngoại tệ… mà các nhà đầu tư phải mặc nhiên chấp nhận khi tham gia đầu tư.

Đứng trước những diễn biến phức tạp của thị trường vàng từ việc kinh doanh vàng trên các sàn giao dịch vàng. Ngày 30/12/2009, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 369/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, trong đó yêu cầu: chậm nhất 90 ngày kể từ ngày ban hành văn bản này, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước phải chấm dứt. Và đến ngày 30/3/2010 thì các sàn giao dịch vàng buộc phải đóng cửa trên toàn quốc.

Thông qua các hoạt động của những nhà đầu tư khi tham gia kinh doanh trên sàn giao dịch vàng, có thể nhận thấy, đây là hình thức đầu tư bằng các sản phẩm phái sinh về vàng, nói chính xác hơn thì đây là hình thức đầu cơ trên biến động giá vàng chứ

49

Trần Thị Xuân Hương, Giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh trên sàn vàng của ngân hàng thương mại, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 225, 2009, tr.55.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 53 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

không hẳn là đầu tư. Nói là đầu cơ vì thực chất các nhà đầu cơ khi tham gia các giao dịch này phần lớn chỉ muốn kiếm lời dựa trên biến động giá vàng chứ không thực sự muốn sở hữu vàng. Và bản chất của các sản phẩm phái sinh này là nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số vốn đầu tư rất nhỏ để thực hiện một khối lượng rất lớn giá trị giao dịch. Hiện nay, Vệt Nam có 3 sản phẩm phái sinh về vàng phổ biến là đầu tư vàng kỳ hạn (Gold Forward), quyền chọn vàng (Gold Option) và kinh doanh vàng ký quỹ_đầu tư thông qua sàn giao dịch vàng (như ta đã tìm hiểu ở trên). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh doanh vàng kỳ hạn (Gold Forward): mua bán kỳ hạn là một cam kết mua, bán hàng hóa tại một mức xác định thời điểm hiện tại và thực hiện thanh toán, giao hàng vào một ngày xác định trong tương lai. Từ dự đoán xu hướng biến động của giá vàng, nhà đầu tư ký hợp đồng mua hoặc bán vàng kỳ hạn. Việc mua bán này nhà đầu tư không phải bỏ vốn ra và diễn nhiên cũng không cần vàng hiện vật mà chỉ thực hiện trên các chứng từ. Đây là hợp đồng dựa vào xu hướng biến động của giá vàng nên rủi ro sẽ rất cao cho nhà đầu tư và ngân hàng. Do đó, để được bảo đảm, ngân hàng thường nhận tiền ký quỹ của nhà đầu tư từ khoảng 5 – 10% giá trị hợp đồng. Nghiệp vụ này đã được thực hiện bởi các ngân hàng chuyên kinh doanh về vàng như: ACB, Sacombank, Techcombank, Southernbank,…

Quyền chọn vàng là hợp đồng giữa hai bên. Theo đó, người mua quyền chọn có quyền chứ không phải có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng vàng cụ thể với một mức giá đã ấn định trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai sau khi trả một khoản phí cho người bán quyền chọn ngay từ lúc ký hợp đồng. Trong khi đó, người bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận trước đó bất luận giá vàng trên thị trường diễn biến như thế nào nếu như người mua quyền chọn muốn thực hiện quyền của mình. Khách hàng có nhu cầu mua quyền chọn trong tương lai có thể mua quyền chọn mua (Call Option) để bảo hiểm trong trường hợp giá vàng sẽ tăng. Ngược lại, khách hàng có nhu cầu bán vàng trong tương lai có thể phòng ngừa rủi ro giá vàng xuống bằng cách mua quyền chọn bán (Put Option). Tại Việt Nam, các ngân hàng đóng vai trò là người bán quyền chọn, nhà đầu tư đóng vai trò là người mua quyền chọn. Ngoài ba ngân hàng thương mại Nhà nước được thực hiện quyền chọn vàng là Vietcombank, Agribank, BIDV thì một số ngân hàng Thương mại cổ phần cũng đã triển

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 54 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

khai mạnh dịch vụ này. Trong đó, ACB là ngân hàng triển khai sớm nhất (10/12/2004) kế đến là Techcombank, VIBbank, Sacombank, Exibank,…50

2.6. Quy định pháp luật về hoạt động mua, bán vàng miếng giữa tổ chức tín

dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng với Ngân hàng Nhà nước

Thời gian trước, giai đoạn Nghị định số 174/1999/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật, tổ chức, cá nhân muốn hoạt động mua bán vàng miếng chỉ cần thực hiện các điều kiện như đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động mua bán vàng, sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; có thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động mua bán vàng, sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ nghệ là đã có thể tiến hành hoạt động mua, bán vàng. Hay đơn giản hơn tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì vàng là hàng hóa kinh doanh có điều kiện nhưng không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Mục 2, Phụ lục III). Tức là, tổ chức, cá nhân chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh là có thể thực hiện hoạt động mua, bán vàng miếng. Nên, việc lưu thông vàng miếng trong nước diễn ra rất đơn giản và thông thoáng, vàng miếng được mua bán như một loại hàng hóa thông thường bất kể tính chất tiền tệ của loại hàng hóa này.

Cho nên, tính đến đầu năm 2012, cả nước có khoảng 12.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng nhưng lại chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Nên mỗi khi giá vàng biến động mạnh thì thị trường lại trở nên “hỗn loạn”, người dân đỗ xô đi mua vàng bất kể giá vàng tăng mạnh hay xuống thấp nhằm lướt sóng kiếm lời, đẩy một lượng tiền lớn đi vào thị trường vàng mà không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các thị trường đầu tư của nền kinh tế như chứng khoán, bất động sản,… lại rơi vào ảm đạm. Ngược lại, dòng vốn đầu tư vào vàng lại tăng mạnh kéo theo nguồn cầu vàng tăng, trong khi nguồn cung vàng chỉ có chừng mực vì sự hạn chế nhập khẩu vàng của Nhân hàng Nhà nước. Không chỉ vậy, để tạo ra những đợt “sóng” mạnh thu hút người

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 50 - 91)