Quy định pháp luật về hoạt động sản xuất và gia công vàng miếng

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 35 - 40)

Căn cứ Điều 9, Nghị định số 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì hoạt động sản xuất vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện do Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Các doanh nghiệp muốn sản xuất vàng miếng phải đáp ứng các điều kiện: Có đăng ký kinh doanh sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Có vốn pháp định từ 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam trở lên; Có cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng miếng; Có cán bộ quản lý và thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên, khi Nghị định số 64/2003/NĐ-CP được ban hành thì doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng miếng không còn phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định như trước.

Tính cho đến tháng 6/2010, thị trường Việt Nam có 8 đơn vị đăng ký sản xuất thương hiệu vàng miếng riêng, gồm: Rồng vàng SJC (của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC), Phượng hoàng PNJ – DAB (của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ và Ngân hàng Đông Á), Rồng Thăng Long (của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu), AAA (của Tổng Công ty vàng Agribank Việt Nam AJC – Trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank), Thần tài SBJ (của Công ty Vàng bạc đá quý ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank – SBJ), ACB (của Ngân hàng Á Châu ACB), Thần tài Phương Nam NJC (của CTCP Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam), HBS (của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm)31. Ngoài

30

Điều 14, Khoản 2, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

31

Nguyễn Vân Anh, Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của Ngân hàng Trung ương, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2010, tr.219.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 35 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

việc đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp phép kinh doanh, các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng này chỉ được sản xuất vàng miếng đúng với số lượng do Ngân hàng Nhà nước quyết định và cấp hạn mức.

Bên cạnh đó, tại Mục 2 của số Thông tư 10/2003/TT-NHNN ban hành ngày 16/9/2003 còn có quy định về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Theo đó, ngoài việc được sản xuất vàng miếng doanh nghiệp còn được phép nhận gia công vàng miếng cho các tổ chức, cá nhân theo khối lượng ghi trong giấy phép sản xuất vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp cho doanh nghiệp. Mặt khác, do chưa có những quy định cụ thể và rõ ràng nên các tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất “vàng miếng” vẫn có thể sản xuất “vàng dạng miếng” và đem lưu thông trên thị trường. Miễn là vàng dạng miếng này đạt chất lượng thì nó vẫn sẽ được chấp nhận giao dịch như vàng miếng và có chức năng hoàn toàn tương tự.

Như vậy, có thể thấy hoạt động sản xuất vàng miếng thời gian trước trên thị trường Việt Nam diễn ra khá tự do với các điều kiện cấp phép đơn giản. Hành lang pháp lý để quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng còn thông thoáng, chưa có các văn bản quy định về hoạt động sản xuất “vàng dạng miếng”. Trong khi đó, hoạt động sản xuất vàng dạng miếng trên thị trường lại diễn ra khá tự do, điều này làm tồn tại nhiều mối “nguy” về vàng kém chất lượng, gây khó khăn cho hoạt động quản lý của Nhà nước và quyền lợi của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP đi vào thi hành ngày 25/5/2012 thì Ngân hàng Nhà nước sẽ là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng Quốc gia và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC (sau đây gọi là Công ty SJC) là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng.32 Theo Ngân hàng Nhà nước, việc lựa chọn SJC là thương hiệu vàng Quốc gia hoàn toàn phù hợp với thực tiễn thị trường. Bởi lẽ, trước khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP được ban hành thì trên thị trường có đến 8 thương hiệu vàng miếng khác nhau được lưu hành nhưng chỉ có Công ty SJC là Công ty TNHH một

32

Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 1623/2012/NĐ-CP ngày 23/8/2012 của Chính phủ Quy định về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 36 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

thành viên với 100% vốn Nhà nước. Thương hiệu vàng miếng của Công ty SJC cũng đã nhiều lần được công nhận là Thương hiệu Quốc gia trong các năm 2008, 2010 và 2012. Vàng miếng SJC cũng chiếm đến trên 90% lượng vàng miếng trong lưu thông. Đồng thời, trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đều thuê Công ty SJC gia công thành vàng miếng SJC. Như vậy, có thể khẳng định thị trường đã lựa chọn thương hiệu SJC là thương hiệu có uy tín, được thị trường chấp nhận và chiếm khối lượng tuyệt đối trong lưu thông.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng miếng Quốc gia sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và xã hội. Vì, để có thương hiệu vàng miếng riêng, Nhà nước phải bỏ nhiều vốn đầu tư để xây dựng thương hiệu, mua máy móc, thiết bị, thuê công nhân tổ chức sản xuất vàng miếng thương hiệu của mình vừa tốn kém không cần thiết, vừa mất thời gian. Trong khi đó, Công ty SJC là đơn vị có năng lực sản xuất vàng miếng lớn nhất trong số 8 doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng.33 Và theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh vàng, cũng như thực tế diễn biến của thị trường thì năng lực gia công vàng miếng của SJC hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu vàng miếng của thị trường và phù hợp với nhu cầu gia công của Ngân hàng Nhà nước. Chính vì vậy, việc lựa chọn SJC là thương hiệu vàng Quốc gia là lựa chọn tối ưu nhất trong cuộc chiến chống “vàng hóa” của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, những ngày đầu sau khi vàng miếng SJC được chọn làm thương hiệu vàng Quốc gia đã gây ra không ít bất ổn đối với thị trường vàng bởi tâm lý lo lắng là sẽ bị tước đi quyền sở hữu vàng miếng của một bộ phận người dân đang nắm giữ vàng “phi” SJC. Chính vì vậy, tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ban hành ngày 03/4/2012 Ngân hàng Nhà nước còn chính thức công nhận và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền nắm giữ, mua, bán tất cả các thương hiệu vàng miếng hợp pháp, không có sự phân biệt đối xử và không hạn chế lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác SJC. Bên cạnh đó, để

33

Thùy Liên, Báo đầu tư, NHNN giải trình 15 trang về quản lý vàng, http://m.baodautu.vn/a/nhnn-giai-trinh-15-trang-ve-quan-ly- vang.html, [ngày truy cập 5-9-2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 37 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

đáp ứng nhu cầu chuyển đổi vàng miếng khác SJC sang vàng miếng SJC của người dân, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định chặt chẽ để thực hiện việc chuyển đổi vàng miếng thương hiệu khác sang vàng miếng SJC.

Theo đó, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật, gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) cho phép chuyển đổi vàng miếng khác có nguồn gốc hợp pháp, hợp lệ thành vàng miếng SJC. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC. Trường hợp chấp chuận, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản chấp thuận cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng đề nghị chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, đồng thời gửi Công ty SJC để thực hiện gia công. Kế tiếp, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công vàng miếng SJC. Sau đó, tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng ký kết Hợp đồng gia công vàng miếng SJC với Công ty SJC. Công ty SJC tiến hành gia công vàng miếng SJC. Sau khi đã gia công, Công ty SJC giao sản phẩm vàng miếng SJC cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng theo Hợp đồng gia công vàng miếng SJC đã ký. Việc giao nhận, kiểm định vàng nguyên liệu, gia công vàng miếng SJC và bàn giao sản phẩm vàng miếng SJC thực hiện dưới sự giám sát của Tổ giám sát gia công vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.34

Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ kiểm định, chuyển đổi, Ngân hàng Nhà nước còn cho phép thực hiện việc tạm xuất vàng miếng phi SJC và tái nhập vàng nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng xuất khẩu bằng khối lượng nhập khẩu. Và quy trình tạm xuất – tái nhập này cũng được Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện, giám sát chặt chẽ. Việc tạm xuất – tái nhập cũng đã hoàn thành vào ngày 31/3/2013.35

34 Điều 6, Nghị định số 1623/2012/NĐ-CP ngày 23/8/2012 của Chính phủ Quy định về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 38 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

Về cơ bản phương án này là đổi vàng miếng phi SJC thành vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế nên không làm phát sinh nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu vàng và do vậy không tạo áp lực lên thị trường ngoại tệ, không gây ra biến động về tỷ giá. Bởi toàn bộ lượng vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế nhập khẩu về đều được gia công thành vàng miếng SJC để đáp ứng nhu cầu chi trả vàng cho người dân tại các tổ chức tín dụng. Và trên thực tế, phương án tạm xuất – tái nhập đã giúp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, khắc phục điểm nghẽn kiểm định của SJC thời gian qua. Nếu không theo cách này, công ty SJC phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể kiểm định xong để tiến hành chuyển đổi, do thực tế việc kiểm định thời gian qua cho thấy không phải tất cả vàng cần chuyển đổi đều đủ tiêu chuẩn chất lượng, trong khi đó tổng lượng vàng cần chuyển đổi là hơn 9 tấn. Từ tháng 2/2013 đến 3/2013 Ngân hàng Nhà nước đã tạm xuất – tái nhập khoảng 2 tấn, phần còn lại dự kiến xong trong tháng 3 tới.36

Ngân hàng Nhà nước còn khẳng định, việc lựa chọn Công ty SJC sản xuất vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước không tạo ra độc quyền doanh nghiệp cho công ty SJC vì Ngân hàng Nhà nước chỉ sử dụng dây chuyền sản xuất và thương hiệu vàng miếng của SJC. SJC không được tiếp tục sản xuất vàng miếng mà chỉ được nhận gia công vàng miếng SJC 99,99% cho Ngân hàng Nhà nước theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng và dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.37 Theo đó, trước khi tiến hành hoạt động gia công vàng miếng SJC, Ngân hàng Nhà nước phải ký kết Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước và Công ty SJC. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản yêu cầu gia công vàng miếng cho Công ty SJC bao gồm các nội dung chính như sau: Khối lượng vàng miếng SJC cần gia công, thời gian gia công, loại vàng miếng SJC cần gia công. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu gia công vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công vàng miếng SJC. Kế tiếp, Công ty SJC sẽ nhận vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

M inh Đức, Tiền Phong online, Chênh lệnh giá khi chuyển đối vàng phi SJC vào túi ai?, http://www.tienphong.vn/Kinh- Te/615972/Chenh-gia-khi-chuyen-doi-vang-phi-SJC-vao-tui-ai-tpol.html, [ngày truy cập 5-9-2013].

37

Nguyễn Hiền, Dân trí, NHNN vào cuộc ngăn “cơn sốt” vàng, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhnn-vao-cuoc-ngan-con-sot-vang- 633334.htm, [ngày truy cập 5-9-2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 39 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

nước tại kho của Công ty SJC và tiến hành kiểm định chất lượng vàng nguyên liệu trước khi thực hiện gia công vàng miếng SJC theo quy định tại Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng và văn bản yêu cầu gia công vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi kiểm định chất lượng Công ty SJC tiến hành gia công vàng miếng SJC. Khi đã hoàn thành việc gia công, Công ty SJC giao sản phẩm vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước tại kho của Công ty và nhận phí gia công theo quy định tại Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng và văn bản yêu cầu gia công vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nhận, kiểm định vàng nguyên liệu, gia công vàng miếng SJC và bàn giao sản phẩm vàng miếng SJC thực hiện dưới sự giám sát của Tổ giám sát gia công vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.38 Từ đó có thể nhận thấy, hoạt động gia công vàng miếng SJC được diễn ra theo một quy trình rõ ràng và được quản lý rất chặt chẽ.

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 35 - 40)