Quy định pháp luật về hoạt động kinhdoanh vàng trên tài khoả nở nước ngoà

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 46 - 50)

ngoài của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thông qua Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ban hành ngày 18/01/2006 thì nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài chính thức bắt đầu hoạt động vào năm 2006. Theo đó, đối tượng được phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài là các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng (Điều 1, Quyết định số 03/2006/QĐ- NHNN). Hoạt động “Kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài” được hiểu là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế (Điều 2, Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN).

Căn cứ Điều 3, Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN, thì tổ chức tín dụng và doanh nghiệp muốn được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

- Có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng;

- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động thuộc một trong những lĩnh vực: kinh doanh mua, bán vàng; huy động và cho vay vàng; hoặc hoạt động xuất, nhập khẩu

41

Nhật Nam, VnEconomy, Yêu câu ngân hàng “không dụng đến” vàng huy động, giữ hộ,

http://vneconomy.vn/20130327012228942P0C6/yeu-cau-ngan-hang-khong-dung-den-vang-huy-dong-giu-ho.htm, [ngày truy cập 6-9- 2013].

42

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 46 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

vàng (Khoản 3, Điều 1, Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN);

- Không vi phạm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Bên cạnh đó, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung như đã nêu ở trên thì các tổ chức tín dụng còn cần phải có thêm giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp (Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN). Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng thì phải có vốn tự có tối thiểu 100 tỷ đồng.

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, các chủ thể được phép sẽ tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và làm phát sinh các “trạng thái vàng” là các trạng thái trường (mang dấu “+”, ví dụ: khi thực hiện thành công lệnh mua) hoặc trạng thái đoản (mang dấu “ – ”, ví dụ: khi thực hiện thành công lệnh bán). Ngoài ra, “trạng thái vàng” của tổ chức tín dụng còn được xác định là trạng thái ròng tổng hợp giữa trạng thái kinh doanh vàng vật chất được phép trong nước và trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài của tổ chức tín dụng đó (Khoản 1, Điều 1, Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 03/2006/QĐ- NHNN). Khi đó, “trạng thái kinh doanh vàng vật chất trong nước” là trạng thái vàng tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ chuyển đổi tối đa nguồn vốn huy động bằng vàng ra tiền và trạng thái kinh doanh vàng vật chất khác (Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN). Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng, thì “trạng thái kinh doanh vàng” chỉ căn cứ vào số dư vàng trên tài khoản vàng ở nước ngoài của doanh nghiệp.

Mặt khác, để đảm bảo an toàn tài chính, việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài bị giới hạn về trạng thái vàng. Đối với tổ chức tín dụng, trạng thái vàng được duy trì không được vượt quá ±20% tính theo giá vàng quy đổi trạng thái so với vốn tự có. Mức giới hạn của doanh nghiệp kinh doanh vàng là không vượt quá ±100% tính theo giá vàng quy đổi trạng thái so với vốn tự có (Điều 5, Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN).

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 47 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có lẽ còn khá mới mẻ đối với nhiều người dân, kể cả đối với các tổ chức tín dụng, cũng như doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước. Vì mọi người thường quen với hoạt động kinh doanh mua, bán trực tiếp vàng vật chất hơn là việc kinh doanh “vàng trên giấy tờ, sổ sách” (“Loco London Gold” hay “Paper Gold”). Bên cạnh đó, để có thể sở hữu vàng vật chất khi đã tham gia giao dịch trên tài khoản, chủ thể còn phải chịu phí chuyển đổi hình thái từ vàng tài khoản sang vàng vật chất (thuật ngữ tài chính gọi đó là phí nhận vàng vật chất “Physical Premium”).43 Về bản chất, phí nhận vàng vật chất bao gồm: phí chế tác, phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Tuy nhiên, thông qua việc kinh doanh vàng trạng thái, sự liên thông giữa vàng trong nước và thế giới được diễn ra sâu rộng và nhanh chóng hơn, góp phần giảm sự chênh lệch giá giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Đồng thời, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản cũng giúp giảm nhẹ áp lực lên thị trường vật chất trong nước.

Hơn thế, khi tiến hành giao dịch trên các sở hoặc sàn giao dịch quốc tế các chủ thể chỉ phải đáp ứng một khoản ký quỹ dưới hình thức ký quỹ phi tập trung hoặc tập trung tại sàn vàng (Gold Trading Exchange). Mức ký quỹ chỉ khoảng từ 7 – 10% giá trị hợp đồng tại thời điểm giao dịch. Điều này giúp các chủ thể giao dịch nhanh chóng, sử dụng được đòn bẩy tài chính và tận dụng được khoản vốn vốn có của mình. Bên cạnh đó, việc thanh toán mua bán sẽ được thực hiện bằng cách ghi nợ/ghi có trên tài khoản, giúp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp (sai sót trong kiểm đếm, giao nhận, thất lạc hoặc mất mát tiền/vàng), rủi ro thanh toán, rủi ro đối tác so với cách thức giao dịch vàng vật chất ngoài thị trường; Tạo cơ hội kinh doanh trong nước cho nhà đầu tư một cách minh bạch thay cho việc mạng quốc tế một cách lén lút; Nhà nước cũng có thể dễ dàng đo lường quy mô giao dịch của thị trường và có thể áp dụng thu thuế đối với nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn khi cần thiết.44

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, các ngân hàng và doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Tính đến tháng

43 Trần Trọng Quốc Khanh, VnEconomy, Có hay không “vàng ảo”?, http://vneconomy.vn/20110322030043421P0C6/co-hay-khong- vang-ao.htm, [ngày truy cập 8-9-2013].

44 Trần Trọng Quốc Khanh, VnEconomy, Có hay không “vàng ảo”?, http://vneconomy.vn/20110322030043421P0C6/co-hay-khong- vang-ao.htm, [ngày truy cập 8-9-2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 48 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

5/2007 trong nước đã có khoảng 10 ngân hàng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, bao gồm các ngân hàng: ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Phương Đông (OCB), ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Phát triển nhà Tp.HCM, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Sài Gòn. Cùng các công ty như: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Kinh doanh mỹ nghệ Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp Hồ Chí Minh.45 Trên thực tế, các chủ thể kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài chủ yếu thực hiện nghiệp vụ Arbitrage_kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trong nước và quốc tế, còn các nghiệp vụ phái sinh khác như kỳ hạn, quyền chọn, tương lai thì ít được áp dụng.

Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra chưa được bao lâu thì vào ngày 6/1/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này. Thông tư số 01/2010/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài kể từ ngày 6/1/2010. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có trách nhiệm tất toán, đóng tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 30/3/2010. Các giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo Quyết định số 03/2006/QĐ-NHN và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 30/3/2010. Song, thời hạn để tất toán đi đến chấm dứt hoạt động trước ngày 30/3/2010 dường như là một điều khó khăn đối với một số chủ thể nên thời hạn này đã được gia hạn lần 1 đến ngày 30/6/2010 bởi Thông tư số 10/2010/TT-NHNN ngày 26/3/2010 và gia hạn lần 2 đến ngày 31/7/2010 theo Thông tư số 17/2010/TT-NHNN ngày 29/6/2010.

45

VnEconomy, Thêm 3 ngân hàng kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, http://vneconomy.vn/69897P0C6/them-3-ngan-hang- kinh-doanh-vang-tren-tai-khoan-o-nuoc-ngoai.htm, [ngày truy cập 8-9-2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 49 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)