Căn cứ các quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và tại Khoản 17, Điều 4, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, chủ thể có vai trò quản lý hoạt động kinh doanh vàng nói chung và vàng miếng nói riêng là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.22
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 174/1999/NĐ-CP chỉ là hoạt động kinh doanh vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế. Việc kinh doanh vàng theo tiêu chuẩn trước đây được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về Quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, Nghị định 63/1998/NĐ-CP cũng đã được thay thế bởi Pháp lệnh ngoại hối năm 2005. Trong Pháp lệnh này, việc kinh doanh vàng theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như khái niệm vàng theo tiêu chuẩn quốc tế đã không còn được đề cập.
Nhưng, với mục đích tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng thì tại Điều 2, Nghị định số 174/1999/NĐ-CP về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
22
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 25 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
64/2003/NĐ-CP có quy định về vàng miếng. Theo đó, vàng được xem là vàng miếng cần phải thỏa các điều kiện: Một là, đã được dập thành miếng với các hình dạng khác nhau; Hai là, có đóng chữ số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất. Từ đó, có thể nhận thấy, cách định nghĩa vàng miếng hoàn toàn chỉ dựa vào hình dáng vật lý bên ngoài của sản phẩm vàng, mà không có quy định gì về hàm lượng vàng, tỷ trọng giá trị gia công so với giá trị sản phẩm của vàng, trong khi chất lượng của vàng luôn là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng, phân loại vàng trên thực tế và theo thông lệ quốc tế. Điều này cũng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước đối với vàng miếng, vì chỉ cần thay đổi hình dáng vàng miếng sẽ trở thành vàng trang sức hoặc khi chưa có đóng chữ số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất thì vẫn chỉ là vàng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 2, Nghị định 174/1999/NĐ-CP còn có quy định hoạt động kinh doanh vàng bao gồm các hoạt động: sản xuất, gia công các sản phẩm bằng vàng; mua, bán, xuất nhập khẩu vàng theo quy định của pháp luật. Từ đó, ta có thể hiểu hoạt động kinh doanh vàng miếng cũng bao gồm các hoạt động: sản xuất và gia công vàng miếng, mua bán vàng miếng và xuất, nhập khẩu vàng miếng.
Mặt khác, việc huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng cũng là một hình thức kinh doanh vàng của tổ chức tín dụng mà đối tượng kinh doanh chủ yếu là vàng miếng. Bởi lẽ, theo Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Vì thế, việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng cũng không nằm ngoài “mục đích sinh lời” cho tổ chức tín dụng. Các hoạt động huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi: Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN ngày 03/10/2010 về việc huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của các tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối; Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng; Và cuối cùng, các hoạt động cho vay vốn bằng vàng, huy động vốn bằng vàng đều chấm dứt hoạt động theo Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 26 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng không tách khỏi việc kinh doanh vàng vật chất (phổ biến là vàng miếng). Vì, “trạng thái vàng của tổ chức tín dụng” là trạng thái ròng tổng hợp giữa trạng thái kinh doanh vàng vật chất được phép trong nước và trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài của tổ chức tín dụng.23 Việc kinh doanh trên tài khoản ở nước ngoài được điều chỉnh bởi: Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 và được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007; Và chấm dứt hoạt động theo Thông tư số 01/2010/TT-NHNN ngày 06/01/2010. Thời hạn chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản được gia hạn bởi Thông tư số 10/2010/TT-NHNN ngày 26/3/2010 và Thông tư số 17/2010/TT-NHNN ngày 29/6/2010.
Không chỉ thế, việc kinh doanh vàng trong nước thời gian qua nhất là vào thời điểm năm 2007 – 2008, còn xuất hiện một hình thức mới đó là sự xuất hiện tự phát của các sàn giao dịch vàng. Hoạt động của các sàn giao dịch vàng này khá phát triển nhưng lại không có các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh cụ thể.
Như vậy, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trên thì việc kinh doanh vàng miếng tại Việt Nam từng bao gồm các hoạt động: Sản xuất và gia công vàng miếng; xuất, nhập khẩu vàng miếng; huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng; kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép mua bán vàng miếng bao gồm mua, bán trên thị trường tự do và thông qua các sàn giao dịch vàng. Và Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý đối với hoạt động xuất, nhập khẩu vàng và sản xuất vàng (dựa trên những quy định tại Mục 2, Chương I, Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/9/2003); ban hành quy định riêng áp dụng cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng trong việc kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài và việc huy động, cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Còn đối với hoạt động mua, bán vàng miếng thì hầu như Ngân hàng Nhà nước cho phép được tự do tiến hành.
Tuy nhiên, năm 2011 thị trường vàng trong nước lại đầy biến động. Giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tháng 9/2011 đi cùng chiều nhau, nhưng giá vàng trong
23
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 27 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
nước lại luôn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi, thời điểm ngày 27/9/2011, chênh lệch này lên tới hơn 4 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước liên tiếp “lập đỉnh”, từ mức 47 – 48 triệu đồng/lượng, có thời điểm trong ngày 6/9/2011 giá vàng vượt lên mức hơn 49 triệu đồng/lượng, nhưng người dân vẫn tranh nhau đi mua vàng.24 Vì, nhiều người cho rằng khi các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán đang trầm lắng, lãi suất tiết kiệm ngân hàng đã giảm, chỉ có thị trường vàng biến động nhanh và tính thanh khoản cao nên dễ dàng kiếm lời.
Chính vì vậy, các nhà đầu cơ đã hướng tới vàng nhằm kiếm lời từ việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế hay tiến hành tập trung vốn vàng do kỳ vọng giá vàng sẽ tăng. Những chuyển biến trên của thị trường khiến nguồn cung vàng cạn kiệt trong khi nhu cầu vàng trong nước vẫn giữ ở mức cao. Vì thế, trong vòng chưa đầy hai tháng 8 – 9 năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường vàng. Nếu như hai lần trước, giá vàng trong nước lập tức được “hạ nhiệt” sau quyết định cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước thì với lần nhập khẩu thứ ba thì dường như độ nóng của thị trường vàng vẫn chưa hạ được nhiệt. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tiếp tục kéo lên tới 4 triệu đồng/lượng.
Chính vì sự căng thẳng của thị trường vàng, nhất là vàng miếng đã khiến Nhà nước phải thực hiện nhiều biện pháp mạnh tay hơn, siết chặt quản lý đối với thị trường vàng nhằm ổn định tỷ giá, góp phần bình ổn giá tiêu dùng và điều chuyển dòng vốn vào sản xuất kinh doanh. Ngày 03/4/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng và hoạt động xuất khẩu, nhậu khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.25 Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp muốn kinh doanh mua, bán vàng miếng phải đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, chi nhánh, thuế,… mới được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do cũng chính thức bị xóa bỏ. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện hoạt động
24
Phạm Văn Hiếu, Lướt sóng vàng đâu dễ kiếm lời, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 20, 2011, tr.29.
25
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 28 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
mua, bán vàng miếng tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép.
Tóm lại, vàng là một kim loại quý giá. Vừa mang tính chất của một hàng hóa
thông thường vừa mang tính chất tiền tệ của một hàng hóa đặc biệt. Với những giá trị sử dụng trong đời sống và sức ảnh hưởng đối với nền kinh tế, vàng dần trở thành nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp và sản xuất thiết yếu; Có tác động quan trọng đến nền kinh tế thị trường.
Mặc dù tính pháp lý và chức năng tiền tệ của vàng đang dần dần mờ nhạt, không phát triển và được công nhận như ở chế độ bản vị vàng nhưng với truyền thống kinh doanh vàng và tâm lý ưa chuộng vàng của người dân nhất là lúc nền kinh tế có lạm phát cao. Thì vàng, đặc biệt là vàng miếng luôn là tài sản có giá trị và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhất là tại Việt Nam, một quốc gia phải nhập khẩu đến 95% vàng thì giá vàng luôn có tác động không nhỏ đến tỷ giá giữa USD và VNĐ. Bên cạnh đó, vàng miếng còn có những ảnh hưởng đáng kể trong nền kinh tế quốc gia từ việc chi phối dòng vốn của thị trường bất động sản, chứng khoán và các hoạt động đầu tư kinh doanh khác,…
Vì vậy, nếu muốn nền kinh tế phát triển được ổn định và bền vững cũng như hạn chế được các nguy cơ lạm phát cho nền kinh tế thì các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhất là vàng miếng nên được đề cao khi ban hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Thật vậy, hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường thế giới đang phát triển rất đa dạng với hình thức tập trung hoặc phi tập trung cùng các kiểu giao dịch như: giao ngay, kì hạn, quyền chọn,… Đặc biệt là sự xuất hiện của các quỹ đầu tư vàng với quy mô và sức ảnh hưởng ngày càng lớn trên thị trường thế giới. Mặc dù, thời gian gần đây thị trường vàng Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới như: hoạt động huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài thậm chí còn có hoạt động tự phát của các sàn giao dịch vàng. Nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì hầu hết các hình thức kinh doanh vàng kể trên đều bị chấm dứt hoạt động bởi các chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước nhằm
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 29 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường. Từ đó, thị trường vàng của Việt Nam thời gian gần đây đã phải trải qua không ít “sóng gió”.
Có thể thấy, việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, vàng miếng bằng pháp luật là vấn đề rất cần thiết bởi vàng, vàng miếng luôn mang trong mình tình chất tiền tệ tự thân. Nên việc quản lý tốt và ổn định được thị trường vàng, vàng miếng cũng giống như việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 30 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG MIẾNG
Từ năm 2006 trở lại đây, thị trường vàng, vàng miếng Việt Nam đã diễn biến vô cùng phức tạp. Ngoài những nguyên nhân thông thường tác động đến cung – cầu vàng như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, tỷ lệ lạm phát, biến động tỷ giá USD/VNĐ, biến động của giá vàng thế giới,… thị trường vàng trong nước còn chịu tác động không nhỏ bởi bởi sự thay đổi liên tục theo chiều hướng trái ngược nhau của các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước. Cụ thể như các quy định: chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng, cho phép hoạt động rồi chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, độc quyền trong hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất vàng miếng,…