Tại Điều 12, Nghị định số 174/1999/NĐ-CP đã từng có quy định về hoạt động “xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng”. Theo đó, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng theo sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước nếu: Có vốn pháp định tối thiểu là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam và kinh doanh có lãi trong năm gần nhất. Tuy nhiên, những điều kiện nêu trên đã bị bãi bỏ theo Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ban hành ngày 11/6/2003. Thay vào đó, việc xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây, bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại trang sức khác dưới dạng bán thành phẩm vẫn được thực hiện xuất, nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng đã không còn được đề cập trong Nghị định. Điều này dẫn đến cách hiểu: Về mặt pháp lý, việc xuất, nhập khẩu vàng miếng không còn được cho phép, các nhãn hiệu vàng miếng của Việt Nam không được phép xuất khẩu. Nhưng vàng được dập thành miếng và không có mã ký hiệu của nhà sản xuất thì vẫn được nhập khẩu vào nước ta vì được xem là vàng nguyên liệu. Cũng chính do việc xuất, nhập khẩu vàng miếng không được cho phép, khái niệm vàng miếng còn chưa chặt chẽ và đặc tính dễ gia công của vàng nên gần đây xuất hiện hiện
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 31 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
tượng vàng có hàm lượng cao khoảng 99,95% - 99,99% được gia công sơ sài thành dạng vòng tròn rất đơn giản hoặc được đổ thành những khối vàng 1kg có khoét trũng ở giữa hoặc để nguyên vàng miếng với một lỗ đục gọi là mề đay,…26 rồi xuất khẩu theo dạng vàng trang sức. Những sản phẩm vàng này được đưa ra nước ngoài đúc lại theo dạng thỏi.
Thời gian trước, việc xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu nói chung và vàng dạng miếng nói riêng của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất, nhập khẩu vàng được thực hiện theo phương thức cấp phép: Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng sẽ chủ động xin giấy phép nhập khẩu từ Ngân hàng Nhà nước hoặc khi Ngân hàng Nhà nước ra thông báo cho phép nhập khẩu vàng, hạn mức nhập khẩu vàng, doanh nghiệp được nhập khẩu sẽ do Ngân hàng Nhà nước chỉ định hoặc nộp giấy phép xin nhập khẩu tùy theo từng đợt nhập khẩu. Đối với việc xuất khẩu vàng, doanh nghiệp cũng phải thông qua cơ chế cấp phép và khi cần thiết cũng phải chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về hạn mức xuất khẩu.
Nhưng, từ đầu năm 2012 đến nay, với mục tiêu bình ổn giá vàng, đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế và thực hiện chủ trương của Chính phủ về xóa bỏ “vàng hóa” trong nền kinh tế cũng như tình trạng mất cân đối về cung – cầu vàng trong nước. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp can thiệp bình ổn thị trường, trong đó có dùng một phần ngoại tệ thuộc Dự trữ ngoại hối Nhà nước để nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng tăng cung cho thị trường. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước còn tham gia thị trường với tư cách người mua bán cuối cùng và sẽ sử dụng biện pháp kỹ thuật là mở tài khoản vàng ở nước ngoài để độc quyền xuất, nhập khẩu vàng theo như tinh thần Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm tiến tới mục tiêu đã đề ra.
Trên thực tế, việc quản lý xuất nhập khẩu vàng miếng đi đến độc quyền xuất nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước là rất cần thiết. Bởi lẽ, nguồn cung vàng của Việt Nam rất hạn chế nên muốn đáp ứng được nhu cầu vàng trong nước thì việc tiến hành nhập khẩu vàng là điều dễ hiểu. Nhưng một hệ quả tất yếu của việc nhập khẩu
26
Bích Thủy, Dân trí, 20 tấn vàng xuất cảnh bằng “hộ chiếu” trang sức?, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/20-tan-vang-xuat-canh-bang- ho-chieu-trang-suc-398790.htm, [ngày truy cập 28-8-2013].
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 32 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
vàng là một lượng lớn ngoại tệ có giá trị tương ứng cũng phải xuất ra nước ngoài và gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, trong từng thời kỳ, vàng có thể được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước hay xuất khẩu để thu về ngoại tệ là một quyết định rất quan trọng và rất cần sự tham gia của một chủ thể quản lý_Ngân hàng Nhà nước.
Trước khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50 – 60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Toàn bộ lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng được lấy từ nền kinh tế. Do vậy, nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến tỷ giá VNĐ, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước. Nên từ đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai thực hiện một loạt giải pháp bình ổn thị trường vàng, cụ thể: Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và thực hiện chính sách Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng nhằm làm giảm nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu vàng, đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát.27
Tuy nhiên, ngoài những thành quả đạt được trong thời gian qua từ việc độc quyền và kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất, nhập khẩu vàng là giảm đi nhu cầu nhập lậu, hạn chế tác động xấu đến trạng thái cán cân thanh toán. Thì điều đáng quan tâm hiện nay là có thể xuất hiện tình trạng nhập khẩu phi chính thức vàng theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu nắm giữ, kinh doanh vàng của người dân mà nhất là một bộ phận người có thu nhập cao trong xã hội. Vì, theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới thì trong hai năm 2011 và 2012 Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu một lượng lớn vàng thỏi, cụ thể: trong năm 2011 Việt Nam nhập tổng cộng là 87,8 tấn vàng thỏi với trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn vàng thỏi được nhập khẩu, tương đương trên 4 tỉ USD.28 Trong khi thời điểm năm 2012 Ngân
27
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Ý kiến của NHNN về chính sách can thiệp bình ổn thị trường vàng,
http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=8466:y -kin-ca-nhnn-v-chinh-sach-can-thip-binh-n-th-trng- vang&catid=39:chinh-sach-phap-lut&Itemid=69, [ngày truy cập 28-8-2013].
28
Lao động, Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?, http://laodong.com.vn/Doc-bao-gium- ban/Tu-thong-ke-ve-Viet-Nam-cua-Hiep-hoi-Vang-the-gioi-Rua-vang-bang-co-che/112628.bld, [ngày truy cập 05-9-2013].
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 33 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
hàng Nhà nước không hề cấp phép nhập khẩu vàng thỏi cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng nào. Từ đó có thể nhận thấy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường: Thứ nhất là do Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu. Nếu như tình trạng này cứ kéo dài thì mục tiêu hạn chế “chảy máu” ngoại tệ do nhập khẩu vàng thông qua việc độc quyền và kiểm soát chặt hoạt động xuất, nhập khẩu vàng sẽ không còn tác dụng như mong đợi.
Tại thời điểm năm 2010 – 2011, để hạn chế xuất khẩu vàng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 Quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế thì vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công, dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột, dù ở dạng tiền tệ hay không ở dạng tiền tệ đều có thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Tuy nhiên, vàng có hàm lượng dưới 99,99% phải chịu thuế xuất khẩu là 10% còn vàng loại khác thì mức thuế xuất khẩu là 0%. Với quy định này thì hầu như mọi loại vàng nguyên liệu và vàng nữ trang khi xuất khẩu đều chịu mức thuế 10%. Chính vì vậy, khi Thông tư số 184/2010/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, thì trong 7 tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu khoảng 30 tấn vàng mang về khoảng 1,5 tỷ USD với tất cả các lô hàng xuất đều thuộc diện áp thuế 0%.29 Thực tế đó cũng đủ để chứng minh, mức thuế suất này đã khiến các doanh nghiệp kinh doanh vàng gặp nhiều trở ngại khi xuất khẩu vàng bởi không có doanh nghiệp nào chịu nổi thuế suất 10%. Doanh nghiệp chỉ chờ cơ hội xuất khẩu theo diện áp thuế 0% khi mức chênh lệch giá giữa giá trong nước và giá thế giới đủ lớn để có thể bù đắp một số chi phí liên quan đến lô hàng xuất như: chi phí hạ tuổi vàng, chi phí kiểm định vàng, chi phí chế tác, chi phí vận chuyển và bảo hiểm, lãi vay ngân hàng, chi phí khác…
Nhưng đến khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành ngày 03/4/2012 và có hiệu lực từ ngày 25/5/2012 với quy định mới: Ngân hàng Nhà nước sẽ là chủ thể độc quyền trong xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng thì thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu cũng
29
Trần Trọng Quốc Khanh, Xuất khẩu vàng cần một giải pháp căn cơ, http://vneconomy.vn/20110818035046840P0C6/xuat-nhap-vang- can-mot-giai-phap-can-co.htm, [ngày truy cập 15-9-2013].
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 34 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh
được “miễn” đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.30 Quy định trên được ban hành nhằm đảm bảo cho Ngân hàng Nhà nước kịp thời xuất khẩu, nhập khẩu và không ảnh hưởng đến giá vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước trong việc sản xuất vàng miếng để kịp thời can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước hoặc để bổ sung vào dự trữ ngoại hối của Nhà nước theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg ngày 4/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước.