Quy định pháp luật về hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 40 - 46)

chức tín dụng

Từ năm 2000, nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn bằng vàng cũng như VNĐ để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN ngày 03/10/2000 về việc huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng của tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối. Theo đó, loại vàng được huy động và cho vay là vàng miếng hoặc vàng trang sức đổi ra vàng miếng theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép sản xuất vàng miếng (Điều 2, Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN).

- Đối với hoạt động huy động vàng:

+ Tổ chức tín dụng có quyền quyết định lựa chọn loại vàng miếng huy động và làm cơ sở để huy đổi các loại vàng trang sức. Giá vàng quy đổi được thỏa thuận trên cơ sở giá mua, giá bán của loại vàng miếng được lựa chọn trên thị trường tại thời điểm quy đổi (Điều 3, Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN).

38

Điều 5, Nghị định số 1623/2012/NĐ-CP ngày 23/8/2012 của Chính phủ Quy định về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 40 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

+ Hình thức huy động vốn: phát hành các chứng chỉ huy động vàng có kỳ hạn. Trong trường hợp tổ chức tín dụng huy động vốn bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng thì hình thức áp dụng là hình thức tiết kiệm có kỳ hạn hoặc phát hành chứng chỉ huy động VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng. Kỳ hạn huy động tối thiểu của các hình thức này là 30 ngày.

Chứng chỉ huy động vàng, chứng chỉ huy động VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng là cam kết của tổ chức tín dụng đối với người gửi vàng, người gửi tiền trong đó quy định rõ các điều kiện về khối lượng vàng, chất lượng vàng, số tiền VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng quy đổi, thời hạn, lãi suất, ngày đến hạn, cách thức trả gốc, trả lãi; các điều kiện về chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, thừa kế, cầm cố vay vốn và các điều kiện khác (Điều 5, Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN).

- Đối với hoạt động cho vay vàng:

Được bảo đảm theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Mục đích cho vay vốn rất rộng và đa dạng: nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của khách hàng; hoặc chuyển đổi thành nguồn vốn bằng tiền để cho vay bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng cũng như đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tổ chức tín dụng (Điều 7, Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN).

- Việc chuyển đổi huy động vốn từ vàng sang tiền thì nguồn vốn chuyển đổi thành tiền không được vượt quá 30% nguồn vốn huy động bằng vàng.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng phải thực hiện dự trữ bắt buộc bằng VNĐ đối với nguồn vốn huy động bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng theo như quy định hiện hành về dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VNĐ tính trên toàn bộ nguồn vốn huy động bằng vàng quy đổi ra VNĐ và nguồn vốn huy động bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng (Điều 7, Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN).

Ngày 29/10/2010, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN thay thế các văn bản cũ có quy định trước đó. Theo đó, chủ thể được tiến hành nghiệp vụ huy động và cho vay vốn bằng vàng cũng chỉ giới hạn đối với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Tuy nhiên, việc huy động và cho vay vốn bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo giá vàng không còn được tiếp tục, các khoản vay

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 41 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

phát sinh trước thời điểm Thông tư số 22/2010/TT-NHNN có hiệu lực thì tổ chức tín dụng và khách hàng được tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời gian hiệu lực của hợp đồng (Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 22/2010/TT-NHNN).

Thông tư số 22/2010/TT-NHNN có những thay đổi cơ bản so với văn bản cũ khi điều chỉnh việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng như sau:

- Loại vàng huy động và cho vay là vàng miếng theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép sản xuất vàng miếng. Vàng trang sức không còn là đối tượng huy động và cho vay theo nghiệp vụ này nữa (Điều 1, Thông tư số 22/2010/TT-NHNN).

- Đối với hoạt động huy động vàng:

+ Hình thức huy động vốn: chỉ được huy động vốn bằng vàng thông qua việc phát hành giấy tờ có giá và được áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng (Điều 2, Thông tư số 22/2010/TT-NHNN).

Căn cứ theo Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008, thì giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua (Khoản 2, Điều 4, Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng). Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ ghi danh, chứng chỉ vô danh và ghi sổ bằng VNĐ hoặc ngoại tệ.

+ Thời hạn huy động vốn: thời hạn phát hành của một đợt phát hành giấy tờ có giá là không quá 60 ngày, bao gồm cả những ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng chỉ được phát hành vượt thời hạn trên khi được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Điều 10, Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng).

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 42 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

Mục đích cho vay bị giới hạn trong phạm vi sản xuất (chế tác) và kinh doanh trang sức. Tổ chức tín dụng không được phép cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng (Điều 2, Thông tư số 22/2010/TT-NHNN).

- Việc chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành tiền: Tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VNĐ và các hình thức bằng tiền khác kể từ ngày 29/10/2010. Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN thì số vốn chuyển đổi thành tiền này được giảm dần và tất toán chậm nhất là ngày 30/6/2011 (Điều 3, Thông tư số 22/2010/TT-NHNN).

Như vậy, theo quy định của Thông tư số 22/2010/TT-NHNN, việc huy động và cho vay vốn bằng vàng đã bị thu hẹp: đối tượng được huy động chỉ là vàng miếng; hình thức cho vay chỉ còn là giấy tờ có giá và chỉ phục vụ cho mục đích kinh doanh, sản xuất vàng trang sức. Ngoài ra, việc ban hành cơ chế mới này cũng là việc làm tiếp theo của các giải pháp đã thực hiện từ đầu năm 2010, như cấm hoạt động đối với các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, cho phép nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Góp phần tích cực khắc phục những tồn tại của việc lưu thông vàng trong nền kinh tế, khắc phục rủi ro về kỳ hạn, thanh khoản và lãi suất đối với tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng. Nhờ đó, sẽ giảm nhập lậu, đầu cơ vàng và ngoại tệ, đi đến ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ. Sẽ có một khối lượng vàng đầu tư và đầu cơ rất lớn trên thị trường trong nước chuyển dần thành vốn bằng tiền như VNĐ, ngoại tệ để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thông qua các công cụ huy động của ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ ngày 01/5/2011, việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng phải chính thức ngừng hoạt động theo Thông tư số 11/2011/TT- NHNN ban hành ngày 29/4/2011. Căn cứ những quy định mới tại Thông tư trên thì, tổ chức tín dụng không còn được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ chi trả. Và việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng cũng phải chấm dứt vào ngày 01/5/2012 (Điều 2, Thông tư số 11/2011/TT-NHNN). Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng không được phép thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 43 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại các tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng (Điều 1, Thông tư số 11/2011/TT-NHNN). Tổ chức tín dụng cũng hoàn toàn không được phép chuyển đổi huy động vốn bằng vàng trước đây thành VNĐ và các hình thức bằng tiền khác như Thông tư số 22/2010/TT-NHNN. Tuy nhiên, thời hạn tất toán đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền chậm nhất vẫn là ngày 30/6/2011 theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN.

Do việc cho vay vốn bằng vàng đã bị thu hẹp theo Thông tư số 22/2010/TT- NHNN và việc ngưng cho vay vốn bằng vàng kể cả đối với mục đích phục vụ nhu cầu kinh doanh vàng trang sức đã gây khó khăn cho một số doanh nghiệp kinh doanh vàng. Các tổ chức tín dụng cũng phải cơ cấu lại nguồn vốn huy động bằng VNĐ để bù đắp cho việc giảm vốn huy động bằng vàng, mở rộng thực hiện dịch vụ gửi giữ vàng để đáp ứng nhu cầu của người dân khi việc huy động vàng chấm dứt. Bên cạnh đó, cầu vàng trong nước cũng không thể tránh khỏi biến động nhất định do việc chuyển từ gửi vàng sang bán vàng để tận dụng giá trị đồng vốn, chưa kể đến khả năng buôn lậu vàng để giải quyết nhu cầu trong nước.

Đứng trước những thay đổi và diễn biến thất thường của thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước lại phải tiếp tục cho nhập vàng trở lại để ổn định thị trường và khuyến cáo nên thận trọng khi mua vàng do giới đầu cơ đẩy giá vàng lên cao thì việc nhập khẩu vàng được coi là giải pháp ngắn hạn. Vì vậy, ngày 6/10/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 32/2011/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-QLNH ngày 29/4/2011. Theo Thông tư mới, một số Ngân hàng thương mại đủ điều kiện sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép chuyển đổi một phần số vàng huy động và giữ hộ tồn quỹ (vàng tồn quỹ) thành tiền để bổ sung nguồn cung vàng trên thị trường trong nước nhằm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Đồng thời, các Ngân hàng thương mại này sẽ được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Ngoài ra, đây còn là cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước cho phép 5 ngân hàng là DongA Bank, ACB Bank, Techcombank, Eximbank và Sacombank cùng

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 44 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

với SJC chuyển đổi một phần số vàng huy động, tăng nguồn cung vàng trên thị trường.39

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện vẫn còn 3 ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc tất toán ở mốc thời hạn ngày 25/11/2012 theo quy định tại Điều 1, Thông tư số 12/2012/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 11/2011/TT- NHNN, với quy mô khoảng 8 tấn vàng. Cho nên ngày 26/10/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số số 7019/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng còn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng thực hiện một số nội dung để chấm dứt huy động vốn bằng vàng theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-NHNN. Văn bản còn nêu rõ, các tổ chức tín dụng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng từ nay đến hết ngày 24/11/2012 theo nguyên tắc thời gian đáo hạn của các chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng được phát hành mới không vượt quá ngày 30/6/2013. Chứng chỉ huy động phát hành mới không được chi trả trước hạn. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng chỉ được phát hành thêm chứng chỉ huy động ngắn hạn khi số vàng tồn quỹ và thu nợ không đủ để chi trả, tổng khối lượng huy động tối đa không vượt quá tổng khối lượng vàng sử dụng (ngoại trừ các khoản chuyển đổi vàng thành tiền theo Thông tư số 32/2011/TT-NHNN và các khoản bán vàng kỳ hạn) và theo nguyên tắc tổng khối lượng vàng huy động giảm dần.40

Bên cạnh đó, ngày 21/3/2013 Ngân hàng Nhà nước còn ban hành công văn số 1889/NHNN-QLNH, công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện đúng nguyên tắc về hoạt động quản lý tài sản, bảo quản giữ hộ (bao gồm giữ hộ vàng). Theo đó, khách hàng phải trả phí cho tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ giữ hộ; các mức phí dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng phải được niêm yết công khai. Còn tổ chức tín dụng thì phải đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chất khi thực hiện nghiệp vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng, không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng; hạch toán đúng tính chất tài khoản giữ hộ vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

39

Văn Tạo, Đã có thuốc trị cơn sốt vàng, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 20, 2011, tr. 31.

40

Thu Thủy, VnEconomy, Chính thức nới thời hạn huy động vàng đến 30/6/2013,

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 45 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trinh

không được sử dụng vàng giữ hộ để cầm cố thế chấp, ký quỹ, bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.41

Trên thực tế, tính đến ngày 03/5/2013, các tổ chức tín dụng đã tất toán trên 80% số dư huy động vốn bằng vàng (hơn 100 tấn vàng) tạo nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, loại trừ cơ bản rủi ro về huy động và cho vay vốn bằng vàng trong hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Từ đó, loại trừ khả năng đổ vỡ của các tổ chức tín dụng, làm ảnh hưởng dây chuyền đến toàn hệ thống có nguồn gốc từ hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng, góp phần kiềm chế đầu cơ và tình trạng “vàng hóa”.42

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh vàng miếng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)