Bệnh tiêu chảy có ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi. Trong chăn nuôi lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh. Các nhà khoa học trong nước đều nhấn mạnh vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn.
Phạm Sỹ Lăng (2009)[14] cho rằng trong các vi khuẩn đường ruột loài
Escherichia là loài phổ biến nhất, chúng xuất hiện sinh sống trong động vật chỉ
vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho tới khi con vật chết. Vi khuẩn E. coli sinh sống bình thường trong đường ruột của người và động vật. Khi các điều kiện nuôi dưỡng khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu, thì vi khuẩn E. coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh. Tỷ lệ chết
do E. coli khá cao. Thậm chí có khi tỷ lệ đó còn đến 100%.
Để xác định vai trò của một E. coli gây ra bệnh nào đó, cần kiểm tra độc lực và các yếu tố gây bệnh mà chủng E. coli đó có được. Do vậy, kết quả những nghiên cứu về độc lực, yếu tố gây bệnh của E. coli chính là đánh giá khả năng gây bệnh của nó. Cù Hữu Phú và cs (2004)[23] cho biết vi khuẩn E.
coli là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ; các chủng E.
coli có thể mang tổ hợp các yếu tố gây bệnh như: LT + STa + STb + K88 +
Hly + (29.29%); LT + Sta + Stb + Hly - (8.33%).
Nghiên cứu đặc tính sinh học của vi khuẩn E. coli trong bệnh phân trắng lợn con ở một số tỉnh phía Bắc (Đặng Xuân Bình và cs, 2008) [1] thông báo vi khuẩn E. coli phân lập được ở hầu hết các mẫu bệnh phẩm lợn con mắc bệnh phân trắng (chiếm 84,7%). Độc tố gây bệnh vi khuẩn E. coli gồm:
46,8% có độc tố ST, LT (37,5%), ST+LT (16,5%). Sản sinh yếu tố bám dính: F4 (7,8%), F5 (15,6%), F6 (23,4%), F18 (4,68%); các chủng vi khuẩn E. coli có độc lực mạnh với chuột thí nghiệm.