2.1.6.1. Vệ sinh phòng bệnh
Phòng bệnh là biện pháp chủ động không để bệnh xảy ra, các biện pháp phòng bệnh đều xoay quanh các vấn đề về môi trường, vật chủ và mầm bệnh.
Các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1985b)[34], Đào Trọng Đạt và cs (1985)[4] đề xuất biện pháp phòng bệnh là giữ ấm và sưởi cho lợn sơ sinh vào mùa đông, dọn phân, rác thải trong chuồng đem ủ nhiệt sinh vật, định kỳ tẩy uế tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
Để phòng bệnh tiêu chảy trước hết cần hạn chế và loại trừ các yếu tố stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực, đồng thời khắc phục những yếu tố khí hậu, thời tiết bất lợi để tránh rối loạn tiêu hoá, giữ ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường. Lợn con đẻ ra phải được sưởi ấm ở nhiệt độ 370C trong 7 ngày, sau đó giảm nhiệt độ dần, nhưng không được thấp hơn 300C.
Vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là E. coli được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine phòng bệnh nhằm kích thích cơ thể chủ động sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh.
Nguyễn Thị Nội (1985)[20] dựa trên kết quả xác định tần suất các serotype O của E.coli gây bệnh phân trắng lợn con để chọn các serotype O có tần suất xuất hiện cao chế vaccine.
Lê Văn Tạo (1996)[29] đã chọn chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên K88 kết hợp với ít nhất 2 yếu tố gây bệnh khác nhau là Ent và Hly dùng để sản xuất vaccine cho uống và tiêm nhằm phòng bệnh lợn con phân trắng. Còn Nguyễn Thị Nội và cs (1989)[21] đã tiến hành nghiên cứu một loại vaccine đa giá SALCO gồm các chủng vi khuẩn Salmonella, E. coli và
Streptococcus để phòng tiêu chảy cho lợn con.
Đặng Xuân Bình và cs (2008b)[2] đã nghiên cứu, chế tạo autovaccine từ các chủng E. coli độc có mang yếu tố gây bệnh phòng bệnh phân trắng lợn con trên thực địa.
Nguyễn Ngọc Hải (2010)[8] nghiên cứu, chế tạo autovaccine từ 7 gốc
E. coli phân lập từ các mẫu phân heo con tiêu chảy có kết quả rõ nhất, để
phòng tiêu chảy cho heo con theo mẹ; đã kết luận vaccine chuồng thực nghiệm tạo được đáp ứng miễn dịch tốt, hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do E.
coli tương đương với vaccine phòng bệnh E. coli của Mỹ.
2.1.6.2. Phòng bằng vaccine
Phòng bệnh bằng vaccine là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh đặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vaccine là chế phẩm sinh học được bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh trong đó mầm bệnh đã bị giết chết hay giảm độc không còn khả năng gây bệnh, khi đưa vào cơ thể có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể
Việc sử dụng vaccine phòng bệnh tiêu chảy cho lợn (đặc biệt là lợn con) đến nay vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm.
Ngoài sử dụng vaccine, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu các chế phẩm dùng để phòng bệnh tiêu chảy. Đây là biện pháp vừa giúp tăng khả
năng đề kháng, vừa khống chế sự phát triển quá mức của một số loài vi khuẩn có hại cho cơ thể gia súc.
Tạ Thị Vịnh và cs (2002)[37] đã sử dụng chế phẩm Vitom 1.1 (chứa
Bacillus subtilis chủng VKPMV - 7092) để phòng và trị bệnh tiêu chảy cho
lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi.
Trần Thị Hạnh và cs (2004)[9] đã chế tạo sinh phẩm E. coli - sữa và
Cl.perfringens - toxoid dùng phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con.
Phan Thanh Phượng và cs (2008b)[25] đã nghiên cứu, khảo sát và đưa vào ứng dụng theo khu vực 2 loại kháng thể dạng bột và dạng đông khô phòng trị bệnh E. coli và tụ huyết trùng lợn.
Nguyễn Thị Thanh Hà và cs (2009)[7] nghiên cứu bào chế thử nghiệm cao mật bò và ứng dụng trong phòng bệnh phân trắng lợn con; đã có kết luận việc sử dụng cao mật bò bổ sung cho lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi là mang lại hiệu quả tốt trong phòng bệnh phân trắng lợn con. Đây cũng là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm nên rất tiếp kiệm, có thể áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn và sử dụng cao ở nồng độ 20% là đặt kết quả tốt nhất.
Như vậy, vấn đề phòng bệnh tiêu chảy cho lợn đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Mỗi công trình nghiên cứu đều đi sâu vào một khía cạnh, một số nguyên nhân gây bệnh và đã đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, do có nhiều nguyên nhân và yếu tố gây bệnh, nên vẫn còn nhiều vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết trong phòng bệnh tiêu chảy cho lợn.