0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nội dung phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN HÙNG CHI XÃ LƯƠNG SƠN TP THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 43 -53 )

Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi đã căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích khó khăn, thuận lợi của trại, áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường, sách báo vào thực tiễn sản xuất.

Kết hợp với học hỏi kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật và công nhân tại trại. Từ đó, tôi đã đề ra nội dung công việc phải hoàn thành như sau:

- Tham gia chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn: Chăn nuôi lợn nái chửa, lợn nái đẻ, chăm sóc lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa …

- Tiêm vaccine cho đàn lợn theo định kỳ, theo quy trình chăn nuôi. - Chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại.

- Sát trùng và vệ sinh chuồng trại theo định kỳ. - Tham gia công tác khác.

- Tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học trên đàn lợn tại trại. - Tham gia vào các công tác khác.

4.1.2.1. Phương pháp tiến hành

Để hoàn thành tốt nội dung trên, trong thời gian thực tập tôi đã đề ra một số biện pháp như:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với nội dung của đề tài và tình hình sản xuất của trại.

- Vận dụng những kiến thức đã học ở Nhà trường, sách vở vào thực tiễn sản xuất.

- Tìm tài liệu, học hỏi cán bộ, công nhân kỹ thuật và nhân dân.

- Theo dõi các chỉ tiêu nằm trong phạm vi mà mình quan tâm.

- Tham khảo và học hỏi nhũng kinh nghiệm quý báu từ cán bộ kỹ thuật và công nhân tại trại.

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn để có những bước đi đúng đắn.

- Thực hiện đúng kỹ thuật chăn nuôi, bám sát cơ sở sản xuất.

- Chấp hành nội quy, quy chế của Trường, của khoa và của Trại đề ra.

4.1.2.2. Kết quả phục vụ sản xuất

Công tác chăn nuôi

∗ Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong thời gian thực tập tại trại, tôi cùng các công nhân tham gia vào công tác chăn nuôi như sau:

- Đối với lợn nái:

+ Nái chửa kỳ I (ngày thứ 1 - ngày thứ 84): Thức ăn cung cấp cho nhu cầu duy trì cơ thể và cho sự phát triển của bào thai với tốc độ chậm, tỷ lệ protein 13%, năng lượng trao đổi 2800 Kcal/g TA hỗn hợp.

+ Nái chửa kỳ II (ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ): Thức ăn cung cấp cho nhu cầu duy trì cơ thể lợn nái và cho sự phát triển của bào thai với tốc độ nhanh, tỷ lệ protein 15%, năng lượng trao đổi 3000 Kcal/ TA hỗn hợp.

+ Nái nuôi con: Khẩu phần ăn đảm bảo đạm thô 15 - 16%, năng lượng trao đổi dưới 3000 Kcal/Kg TA hỗn hợp.

Bảng 4.2. Chế độ và khẩu phần ăn của lợn nái (kg/con/ngày) Loại lợn Loại cám Tiêu tốn thức ăn (kg/con/ngày)

Nái chửa kỳ I 9044 - Greenfeed 1,8 - 2,0 Nái chửa kỳ II 9044 - Greenfeed 2,4 - 2,6

Nái nuôi con 9054 - Greenfeed Theo tiêu chuẩn riêng

Bảng 4.3. Chếđộ ăn của lợn nái nuôi con(kg/con/ngày) STT Ngày sau khi sinh Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

1 Ngày thứ 1 Cho ăn ít hoặc không cho ăn

2 Ngày thứ 2 1,5

3 Ngày thứ 3 2 - 2,5

4 Ngày thứ 4 3

5 Ngày thứ 5 – 7 4

6 Ngày thứ 8 trở đi 5-6

7 Ngày cai sữa Nhịn ăn, hạn chế cho uống nước

- Đỡ đẻ cho lợn:

Căn cứ vào lịch đẻ của lợn và quan sát những biểu hiện bên ngoài để xác định chính xác thời gian đẻ cho lợn, đưa ra kế hoạch trực lợn đẻ. Lúc sắp đẻ lợn đi lại không yên, có hiện tượng đái són, bầu vú căng nặn thấy có sữa đầu, từ âm hộ chảy ra dịch nhày… Khi đó phải chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, ổ úm cho lợn con: giẻ lau sạch, kìm bấm nanh, kéo cắt rốn, kìm bấm lỗ tai, thuốc kháng sinh, oxytoxin… thao tác đỡ đẻ nhanh và đúng kỹ thuật. Khi lợn vừa đẻ xong, dùng giẻ khô mềm lau sạch dịch nhớt theo trình tự: mũi, mồm, đầu, mình, 4 chân, để lợn con vào ổ úm sau đó tiến hành cắt dây rốn nếu dây rốn quá dài, bấm nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cân khối lượng sơ sinh, lau sạch bầu vú lợn mẹ rồi cho lợn con bú sữa đầu. Chú ý cố định đầu vú cho lợn con, cho con nhỏ bú vú đầu để cho đàn lợn đồng đều.

Nếu lợn mẹ đẻ khó thì can thiệp bằng cách tiêm oxytoxin (4ml/con). Nếu vẫn không đẻ được thì ngoài tiêm oxytoxin cần đưa tay vào để kéo con ra, khi kéo phải kéo theo nhịp dặn của lợn mẹ.

- Tập cho lợn con ăn sớm:

Khi lợn con được 5 -7 ngày tuổi thì tập cho lợn con ăn cám sớm bằng cám đỏ 1012 - Cargil. Cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít để đảm bảo cám luôn mới, thơm ngon, chú ý cung cấp lượng thức ăn hợp lý, tránh cung cấp quá nhiều làm cho lợn con dễ bị tiêu chảy hoặc quá ít không đủ so với nhu cầu của lợn con.

- Đối với lợn con sau cai sữa:

Lợn sau cai sữa thực hiện chế độ ăn như sau: Ngày tách mẹ giảm 1/2 lượng thức ăn

Ngày tiếp theo giảm 1/3 lượng thức ăn Ngày tiếp theo giảm 1/4 lượng thức ăn

Từ ngày thứ 4 trở đi cho lợn con ăn bình thường. Lợn con mới cai sữa cho ăn cám đỏ 1012 - Cargil đến 35 ngày tuổi, sau đó trộn với cám 8002 - Cargil với tỷ lệ tăng dần đến khi lợn quen rồi mới chuyển hẳn sang cám 8002 - Cargil. Rồi chuyển sang cám 1032 - Cargil và cám Hải Thịnh.

4.1.2.3. Công tác thú y

Công tác phòng bệnh

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.

Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt

bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên việc tiêm phòng cho đàn gia súc là biện pháp tích cực và cần thiết.

Tiêm vaccine giúp cho gia súc tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng lịch quy định nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

Tại trại chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được chú trọng hàng đầu.

Để trách dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, tại trại đã làm tốt công tác tiêm phòng. Lợn con sơ sinh đến 60 ngày tuổi được tiêm phòng các loại vaccine như: Suyễn, Phó thương hàn, Dịch tả, Lở mồm Long móng, Dịch tai xanh... Đàn nái sinh sản được tiêm các loại vaccine như : Dịch tả, Lở mồng long móng...

Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn lợn trong trại Loại

lợn TT Ngày tuổi Thuốc - vac xin Phòng bệnh

Cách

dùng Liều

Lợn con

1 1 Baytril 0,5%

(Enrofloxacin) Tiêu chảy Uống 1ml/5kgTT

2 3 Tiêm Fe lần 1 Thiếu máu Tiêm 1ml/con

3 7 Respisure Suyễn lần 1 Tiêm 2ml/con

4 10 Tiêm Fe lần 2 Thiếu máu Tiêm 2ml/con

5 18 PTH lần 1 PTH Tiêm 2ml/con

6 21 Respisure Suyễn lần 2 Tiêm 2ml/con

7 28 PTH lần 2 PTH Tiêm 2ml/con 8 35 Dịch tả lần 1, LMLM Dịch tả, LMLM Tiêm 2ml/con 9 45 Dịch tả lần 2 Dịch tả Tiêm 2ml/con 10 60 Dịch tả lần 3 Dịch tả Tiêm 2ml/con Tuần tuổi Nái hậu bị trước phối giống

1 2 Tụ dấu lợn THT-ĐDL Tiêm 2ml/con

2 3 Aujeszky Giả dại Tiêm 2ml/con

3 4 Dịch tả, LMLM Dịch tả, LMLM Tiêm 2ml/con Nái chửa trước đẻ

1 1 Hanmectin Ngoại kst Tiêm 2ml/con

2 2 Litterguard-LTC Colibacillosis Tiêm 2ml/con

3 4 LMLM LMLM Tiêm 2ml/con

4 5 Aujeszky Giả dại Tiêm 1ml/10kgTT

Nái đẻ nuôi con 1 Sau 24-48h PharD-O-C, oxytoxin Tiêu chảy, viêm Tiêm 1ml/10kgTT

2 Sau 10 ngày LMLM LMLM Tiêm 2ml/con

Công tác trị bệnh:

Bệnh tụ huyết trùng ở lợn

- Triệu chứng:

Bệnh xảy ra với tất cả các loại lợn nhưng tập trung nhiều ở lợn từ 2 - 6 tháng tuổi. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa mưa, nóng bức, ẩm ướt. Lợn sốt cao 41 - 420C, nằm lỳ một chỗ, thường chui vào xó tối nằm, bỏ ăn. Da lợn đỏ rực từng mảng lớn, sau tím bầm lại. Lợn thở rất khó khăn, đôi khi phải ngồi để thở, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa, ấn mạnh tay vào vùng ngực thấy phản ứng đau.

Từ những triệu chứng quan sát được, chúng tôi sơ bộ chẩn đoán là bệnh tụ huyết trùng.

- Cách điều trị: Kanatianin 1ml/5 - 8kg thể trọng/lần, ngày tiêm 1 lần,

tiêm 3 ngày kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực: cafein, VTM B1, VTM C.

Bệnh bại liệt sau đẻ

Lợn nái sau đẻ 1 -2 ngày hoặc vài tuần bị bại liệt chân sau hoặc nửa thân lợn đi lại khó khăn, nằm liệt, lợn ăn uống giảm sút.

- Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện chủ yếu do thai quá to, tư thế và chiều

hướng của thai không bình thường, do quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác, giảm canxi huyết...

- Điều trị: Tiêm Calmaphos dưới da với liều lượng 5ml/lần, tiêm bổ

tổng hợp ADE 2ml/lần trong thời gian điều trị cho lợn ăn có thức ăn giàu khoáng và kết hợp dùng rơm xoa đều vùng bị liệt, lật đảo lợn tránh cho lợn bị viêm loét vùng da tiếp xúc dưới đất.

Bệnh tiêu chảy lợn con

-Nguyên nhân: chủ yếu là nhiễm khuẩn E. coli từ môi trường, từ vú mẹ

chăm sóc kém, thay đổi thức ăn và các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết khắc nghiệt, chuồng nuôi, vi khuẩn gây bệnh.

-Triệu chứng: Lợn kém ăn, mệt mỏi, ỉa chảy, phân có màu nâu hoặc

xám xanh. Những con tiêu chảy nặng sẽ còi cọc, lông xù.

-Hộ lý: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, giữ

ấm cho lợn con. Vì bị tiêu chảy nên mất rất nhiều nước nên phải bổ sung nước, chất điện giải đồng thời hạn chế cho ăn.

-Điều trị: + Thuốc SG. Colistin 1ml/10kgTT + Atropin 1ml/10kgTT + SG. Enro LA 1ml/10kgTT + Tylo D.C 1ml/10kgTT + Ampicoli 1ml/10kgTT

+ VTM ADE và thuốc trợ sức B. Complex: Tiêm bắp 1 ml/10kgTT + Liệu trình điều trị bệnh là 3 - 5 ngày liên tục

Bệnh suyễn lợn:

Bệnh suyễn lợn là một trong những bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở lợn với mọi lứa tuổi. Lợn mắc nhiều và nặng nhất từ 2 - 4 tháng tuổi.

- Nguyên nhân: Do Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với các vi

khuẩn gây bệnh cộng phát sinh Pasteurella multocida, Streptococcus và

Staphylococcus… làm cho bệnh phát triển trầm trọng hơn.

- Triệu chứng: Lợn đứng tách riêng, ở góc chuồng ăn kém, thân nhiệt bình thường hoặc hơi cao, lợn ho từng tiếng hay chuỗi dài đặc biệt ho nhiều vào buổi sáng sớm, chiều tối hay khi vận động nhiều, lợn thở thể bụng thở khó khò khè, ủ rũ, viêm kết mạc có dử. Lợn ho nhiều chủ yếu về đêm nhất là những ngày lạnh, lúc đầu ho khan, tần số ho ít sau đó tăng lên, lợn ngồi như chó ngồi và ho.

Quan sát vào lúc nửa đêm hoặc về sáng, nhất là những ngày thời tiết mưa lạnh hoặc khi dồn hay đuổi lợn nếu con nào không chạy được và thở thóp bụng, ngồi thở và ho giống tư thế chó ngồi là con đó bị bệnh.

- Điều trị: Sử dụng thuốc:

+Dyamutylin: 1 ml/15 - 20 kg TT.

+Genta - Tylo: 1 ml/8 kg TT.

+Thuốc bổ trợ Anagin - C: 1 ml/10 kg TT.

+Bcomplex: 1ml / 10kg P.

Liệu trình dùng trong 3 - 5 ngày.

Bệnh phó thương hàn lợn:

Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiễm trên lợn, bệnh thường xảy ra sau cai sữa đến trưởng thành nhưng chủ yếu ở 1 - 4 tháng tuổi.

Vi khuẩn gây bệnh là loại trực khuẩn gram (-) thuộc giống Salmonella. Trong môi trường tự nhiên, Salmonella tương đối bền vững. Bệnh phát ra nhanh ở những vùng không đảm bảo vệ sinh: độ ẩm trong chuồng nuôi cao, thông thoáng kém, nhiệt độ thấp, khí độc tích tụ nhiều.

- Triệu chứng:

Những trường hợp bị bệnh đầu tiên thường xảy ra ở thể cấp tính với các triệu chứng của nhiễm trùng huyết. Sốt cao 41 - 42 0C, lợn bỏ ăn. Lợn ốm da mất màu hoặc có màu trắng xám, run và viêm kết mạc mắt. Phân lúc táo, lúc lỏng màu đất sét, đôi khi lẫn máu mùi thối khẳm. Các vùng da mỏng như chòm tai, rìa tai, mõm bị tím do xuất huyết, bại huyết. Lợn thường chết sau 2 - 3 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 90%.

- Điều trị:

4.1.2.4. Công tác khác

Ngoài các công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học chúng tôi còn tham gia một số công việc sau:

- Theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa

- Chăm sóc và theo dõi sức khỏe đàn lợn, tham gia che chắn, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo an toàn, sạch cho đàn lợn.

- Đỡ đẻ cho lợn, cắt nanh, cắn rốn, cắt tai cho lợn.

- Thiến hoạn lợn đực không đủ tiêu chuẩn làm giống hoặc không có nhu cầu làm giống.

- Khai thác tinh dịch, kiểm tra chất lượng tinh dịch, pha chế bảo quản tinh dịch, thụ tinh trực tiếp và thụ tinh nhân tạo cho lợn lái động dục.

- Công tác đỡ đẻ, bổ sung sắt, nhỏ kháng thể E. coli, uống thuốc phòng cầu trùng, bấm số tai và thiến lợn.

- Đỡ đẻ lợn 10 ca với số lượng con sơ sinh trung bình từ 12-16 con/ nái. Trước khi đỡ đẻ, chuẩn bị khăn lau, lồng úm, đèn úm, kìm bấm nanh, panh kẹp, kéo, bông, cồn iod, xilanh, oxytocin, bột lăn...

Khi lợn đẻ dùng khăn lau sạch dịch thai ở mũi miệng, toàn thân. Sau đó bôi bột lăn khắp cơ thể. Dùng panh kẹp, dùng chỉ buộc rốn, cắt rốn, bấm nanh, cắt đuôi, bấm số tai theo tuần. Dùng cồn sát trùng vị trí vết cắt, Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Sau khi lợn đẻ xong ghi số liệu vào thẻ nái.

Bảng 4.5. Kết quả phục vụ sản xuất Nội dung công việc Số lượng

(con)

Kết quả (khỏi, an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

1. Tiêm phòng An toàn

Vaccine Dịch tai xanh 1150 1150 100

Vaccine Dịch tả lợn 1150 1150 100

Vaccine Lở mồm Long Móng 1150 1150 100

2. Điều trị bệnh Khỏi

Tụ huyết trùng 60 55 91,67

Bại liệt sau để 10 9 90,0

Hội chứng tiêu chảy lợn con 298 245 82,21

Bệnh suyễn lợn 50 50 100 Phó thương hàn lợn 45 45 100 3. Công tác khác An toàn Đỡ đẻ cho lợn 20 20 100

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN HÙNG CHI XÃ LƯƠNG SƠN TP THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 43 -53 )

×