Xác định tỷ lệ nhiễm Hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại lợn hùng chi xã lương sơn tp thái nguyên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 55 - 57)

Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh theo lứa tuổi Lứa tuổi của lợn (ngày tuổi) Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) SS – 7 640 73 11,40 8 – 14 615 136 22,11 15 – 21 587 89 15,16 Tính chung 640 298 46,56

Qua số liệu theo dõi ở bảng 4.7 ta thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy là tương đối cao, cụ thể ở tuần tuổi thứ nhất (từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh là trung bình 11,40%; bước sang tuần thứ hai (từ 8 - 14 ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 22,11%; tiếp đến tuần thứ ba (từ 15 - 21 ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh giảm dần là 15,16%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Trọng Đạt và cs (1996) [8] bệnh tiến triển mạnh nhất ở 8 - 14 ngày tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 50-60 ngày tuổi.

Theo chúng tôi từ tuần tuổi thứ 2 có tỷ lệ mắc cao nhất là do một số nguyên nhân sau: sữa mẹ lúc này hàm lượng kháng thể giảm nhiều so với sữa đầu nên cơ thể lợn con mất đi yếu tố miễn dịch thụ động, mà khả năng kháng thể của lợn con để chống lại các tác nhân gây bệnh con thấp, do đó sức đề kháng của lợn con kém, lợn dễ mắc bệnh. Ở giai đoạn này lợn sinh trưởng nhanh, lượng Fe dự trữ và cung cấp từ sữa mẹ lại không đủ, nếu không kịp thời bổ sung Fe thì lợn thiếu máu và gây suy dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng.

Nguyên nhân thứ 2 là ở giai đoạn này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, bắt đầu liếm láp trong chuồng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E. coli tồn tại sẵn trong môi trường. Tổng hợp các nguyên nhân trên đã khiến cho sức đề kháng của lợn con từ tuần thứ

2 giảm sút đồng thời dưới sự thay đổi bất lợi của môi trường sẽ làm cho bệnh có điều kiện phát triển.

Với tuần tuổi thứ nhất, tỷ lệ mắc bệnh có thấp hơn so với tuần tuổi thứ 2,3. Do giai đoạn này lợn con phụ thuộc vào mẹ, bị bệnh chủ yếu là do khí hậu, thời tiết. Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu rất cao, lợn con sinh ra được bú sữa đầu nên nhận được kháng thể từ sữa mẹ truyền sang. Mặt khác hàm lượng sắt tích luỹ trong thời kỳ bào thai, hàm lượng sắt thu nhận từ sữa mẹ vẫn đảm bảo nhu cầu lợn con, chất dinh dưỡng được sữa mẹ cung cấp đầy đủ nên sức đề kháng của lợn con ổn định hơn. Nếu lợn con không được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thì rất dễ mắc bệnh do thay đổi môi trường sống đột ngột từ trong bụng mẹ ra bên ngoài cộng thêm cơ quan điều hoà thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Ở tuần tuổi thứ 3 tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với tuần 2. ở giai đoạn này cơ thể lợn con dần làm quen thích nghi với điều kiện môi trường, sức đề kháng của cơ thể được củng cố và nâng cao. Từ tuần thứ 3 trở đi lợn bắt đầu biết ăn, bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dưỡng từ sữa mẹ, hệ thần kinh phát triển hơn, điều hoà được thân nhiệt và các yếu tố bất lợi từ môi trường, hệ tiêu hoá cũng hoạt động mạnh hơn, chính vì vậy mà hạn chế được mức độ nhiễm bệnh.

Nhưng nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn cao, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thật tốt. Trong đó: độ ẩm thích hợp là 75 - 85%, nhiệt độ 340C trong tuần đầu, 31 - 320C trong tuần thứ 2. Do đó cần phải chú ý tiêm sắt để chống thiếu máu và suy dinh dưỡng. Sau khi sinh phải cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, mặt khác cho lợn con tập ăn sớm để tăng HCl tạo điều kiện tiêu hóa các loại thức ăn cứng hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại trại lợn hùng chi xã lương sơn tp thái nguyên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)