0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Điều trị Hội chứng tiêu chảy

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN HÙNG CHI XÃ LƯƠNG SƠN TP THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 28 -33 )

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận rằng đều phải điều trị triệu chứng tiêu chảy sớm, ngay từ khi mới sinh bằng biện pháp phòng trị tổng hợp nhằm khống chế, khắc phục rối loạn tiêu hóa hấp thu của lợn con, chống loạn khuẩn, ổn định hệ vi khuẩn ruột, đồng thời vệ sinh chăm sóc nuôi

dưỡng, chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, từ đó chọn loại thuốc điều trị phù hợp, xây dựng phác đồ điều trị chuẩn.

Nguyên tắc điều trị

- Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh là: Loại trừ nguyên nhân gây ra Hội chứng tiêu chảy đồng thời phải điều trị triệu chứng của bệnh.

- Việc đầu tiên và hết sức cần thiết phải tập trung giải quyết vấn đề môi trường, tiêu độc để hạn chế mầm bệnh và sự xâm nhiễm của chúng cho lợn con.

- Phải phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để hạn chế mầm bệnh bài xuất ra môi trường xung quanh, tránh được sự gia tăng mức độ ô nhiễm và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh để con vật mất nước và chất điện giải quá nhiều sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

- Điều trị căn nguyên phải kết hợp với điều trị triệu chứng.

Ngoài sử dụng kháng sinh để điều trị phải kết hợp bổ sung muối khoáng, nước, vitamin để chống hiện tượng mất nước và điện giải, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con vật. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh phải xác định được sự mẫn cảm của vi khuẩn của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh và hóa dược sẽ dùng trong điều trị. Vì vậy nên làm kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh mà vi khuẩn mẫn cảm. Trong thực tế nên sử dụng kháng sinh phổ rộng ngay từ lúc ban đầu trong khi chờ có kết quả chính thức của kháng sinh đồ, như thế hiệu quả của kháng sinh đồ sẽ cao.

- Đồng thời phải tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho con vật chống lại các yếu tố bất lợi, hạn chế tới mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên. Ngoài ra phải khôi phục sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách bổ sung các chế phẩm sinh học.

Phương pháp điều trị

- Điều trị triệu chứng: Chống mất nước, cân bằng điện giải bằng cách bổ sung kịp thời các chất điện giải. Bổ sung các vitamin, dùng chất chát, tanin làm se niêm mạc, dexamethasol giảm tiêu chảy.

- Điều trị căn nguyên: điều trị theo hướng vi khuẩn bội nhiễm bằng các kháng sinh, hóa dược.

- Chống nhiễm trùng thứ phát. - Tiêu độc, giảm độc tố ở máu.

+ Nếu do cầu trùng dùng thuốc Hancox 5%, Rigercoccin.

+ Nếu do thức ăn, nước uống thì phải xem lại và thay đổi thức ăn, nước uống ngay.

+ Lợn ỉa chảy, cần thiết cho lợn con ngừng bú giảm ăn trong 4 - 6h, giữ ấm chuồng trại, khô ráo, sạch sẽ, dùng các chất điện giải và chống mất nước.

+ Nếu do ký sinh trùng thì phải dùng thuốc trị ký sinh trùng Ivermectin có tác dụng diệt cả nội ngoại ký sinh trùng (1,2ml / 10Kg TT).

+ Theo kinh nghiệm của nhân dân là dùng một số loại cây cỏ trong thiên nhiên để chữa bệnh gây tiêu chảy cho lợn (lá chuối non, lá ổi, quả hồng xiêm xanh…).

+ Nếu do vi khuẩn dùng kháng sinh phổ rộng kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực.

Nguyễn Đức Lưu và cs (2003)[15] cho biết: Norfacoli là sự kết hợp của hai loại kháng sinh Norfloxacin và Colistin, có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy ở lợn.

Hồ Soái và Đinh Thị Bích Lân (2005)[26] đã đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy ở lợn như sau:

Hampiseptol: 1 - 2ml/10kg TT (tiêm bắp) Hantril - 5: 1 - 2ml/10kg TT (tiêm bắp)

Norfacoli: 1ml/7 - 10kg TT (tiêm bắp)

Bio - Tycosome: 1 - 2ml/10kg TT (tiêm bắp)

Kết hợp với thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B.complex, vitamin C… Theo trung tâm Unessco (2005)[36]:

- Dùng lá ổi, lá sim sắc đặc cho lợn uống mỗi lần 10 ml.

- Giã nhỏ quả măng cụt và hồng xiêm để lấy nước cho lợn uống. - Dùng than hoạt tính, Cabotamin 5g / lần, ngày 3 lần.

- Dùng thuốc:

+ Sunphaganida 0,5 gam trong 3 ngày liền với liều lượng 50 - 100 mg/kg TT.

+ Tetracyclin 0,25 mg, liệu lượng 30 mg/kgTT. Phối hợp với Sunphaganida.

+ Tiêm trợ lực cho lợn vitamin B1, vitamin C, cafein. Theo Lê Văn Thọ (2007)[35]:

- Tiêm:

+ Colistin: liều 25.000 - 30.000 UI/kg TT/ngày.

+ Belcomycin: 1 ml/ 10 - 20 kg TT/ngày.

+ Setotrin 24%: 1 ml/ 5 - 10 kg TT/ngày. - Uống:

+ Neomycin: 25 - 30 mg/ kg TT/ngày.

+ Streptomycin: 1 gam/ 10 - 20 kg TT/ngày.

+ Vitamin để nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể.

Biện pháp kỹ thuật chăn nuôi

Với chăn nuôi thâm canh công nghiệp cần tuân thủ những yêu cầu sau đây: - Có chuồng nái chờ đẻ.

- Có nhà chuồng hộ sinh (nuôi lợn sơ sinh và thời gian bú mẹ) bảo đảm thoáng, ấm, khô ráo.

- Tuân thủ chế độ “cùng vào - cùng ra” (all in - all out) thời gian trống chuồng để vệ sinh, tiêu độc diệt khuẩn.

- Thực hành chế độ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày, nghiêm túc theo nội quy chăn nuôi.

- Có chuồng nuôi lợn cai sữa; lợn cai sữa được phân chia cùng ngày hoặc gần ngày cai sữa nhất, chọn những con có trọng lượng tương đương nhốt chung chuồng để đảm bảo không có con khỏe lấn át con yếu.

- Điều tiết chế độ ăn trước và sau cai sữa cho phù hợp, chú ý tăng chất khô, giữ khẩu phần vừa phải.

- Tập ăn sớm cho lợn con nhằm kích thích ống tiêu hóa của lợn phát triển sớm hoàn thiện về tổ chức và chức năng hoạt động nhằm cho lợn sớm thích ứng với điều kiện sinh sống.

Biện pháp kỹ thuật thú y

Nhằm tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch phòng bệnh cho lợn con cần

chú ý:

- Trước hết việc đỡ đẻ phải được thực hiện chu đáo, lau khô lợn sơ sinh để tránh bị nhiễm bệnh, đặt chúng vào ngăn lợn con khô ráo, có sưởi ấm. Ngoại cảnh lạnh làm giảm nhanh chóng năng lượng dự trữ, nhất là lượng glycogen ở lợn sơ sinh.

- Chú ý việc ra nhau thai của lợn mẹ, kịp thời xử lý việc sót nhau, tránh ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của lợn mẹ, ảnh hưởng tới lợn con.

- Sau khi đẻ xong cần cho lợn sơ sinh bú lần đầu tiên để bổ sung kịp thời năng lượng dự trữ của lợn sơ sinh bị giảm đi nhanh chóng. Quan trọng hơn nữa là lợn sơ sinh được tiếp nhận kháng thể từ sữa đầu của lợn mẹ đã được tiêm phòng miễn dịch với các chủng E. coli gây bệnh đặc hiệu.

- Tiêm bổ sung chế phẩm sắt cho lợn con trong ngày đầu sau đẻ. Nhu cầu sắt của lợn con là 7-10 mg/con/ngày. Trong khi đó hàm lượng sắt trong

sữa đầu của lợn mẹ chỉ có khoảng 1ppm. Sắt là nguyên nhân gây thiếu máu ở lợn con, thiếu sắt làm bạch cầu trung tính giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

- Tiêm vaccin E. coli cho lợn mẹ mũi thứ nhất 21 ngày trước khi đẻ,

tiêm nhắc lại lúc 7 ngày trước khi đẻ để tạo hàm lượng kháng thể cao truyền qua sữa đầu cho lợn sơ sinh.

- Tiêm kháng thể E. coli (dạng lỏng) hoặc cho uống kháng thể kháng

E. coli (dạng bột) nhằm đưa kháng thể thụ động vào phòng trị bệnh. Liều

lượng và cách dùng tuân theo chỉ định của nhà sản xuất.

- Dùng thuốc kháng sinh hoặc chế phẩm vi sinh vật để phòng trị.

Ngoài ra còn có thể lựa chọn sử dụng các chế phẩm men tiêu hóa để hạn chế sự sinh trường, phát triển của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột, tạo sự cân bằng vi khuẩn để phòng bệnh.

Hiện nay, để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng, cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, hiểu rõ cách sinh bệnh và triệu chứng bệnh. Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn được nhiều người nghiên cứu và đưa ra nhiều phác đồ khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất rằng: Sử dụng kháng sinh có hiệu quả cần phải xem xét khả năng mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TẠI TRẠI LỢN HÙNG CHI XÃ LƯƠNG SƠN TP THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 28 -33 )

×