9. Cấu trúc khóa luận
2.4.3. Thực trạng thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa
Chúng tôi đã soạn 3 loại bài tập trong chương trình toán 4 (xem phụ lục) mà học sinh đã được học để đo thực trạng thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa.
Mức độ dễ: Củng cố kiến thức
Mức độ trung bình: Vận dụng kiến thức cơ bản kết hợp với một số yêu cầu chưa phức tạp
- Mức độ khó: Đòi hỏi học sinh vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp giải bài tập
Sau khi tiến hành cho học sinh làm bài kiếm tra, chúng tôi thu lại và tổng hợp kết quả như sau:
tập.
Bảng 9: Thực trạng thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóacủa 3 loại bài
Tồng số HS
\ Mức độ
Loại bài tập
Giỏi, khá Trung bình Yếu kém
48
1 56,2% 25% 18,8%
2 52,1% 33,3% 14,6%
3 37,5 % 47,9 % 14,6 %
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm ở mức khá giỏi loại bài tập lcao hơn loại bài tập 2, 3. Còn tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình ở loại bài tập 3 cao hơn so với lợi bài tập 1, 2. Điều này cho thấy loại bài tập 3 gây nhiều khó khăn cho học sinh hơn.
Đối với loại bài tập lthu được kết quả khá khả quan, có 56,2 % số học sinh trong lóp đạt mức khá, giỏi. Bài tập : Một nhóm học sinh có 12 bạn, trong đó số bạn trai bằng một nửa số bạn gái. Hỏi nhóm đó có mấy bạn trai, mấy bạn gái? Các em đều xác định đúng dạng toán là tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Nhờ có sự phân tích dữ kiện của bài toán số bạn trai bằng một nửa số bạn gái các em tìm được tỉ số bài toán là Khái quát bài toán bằng sơ đồ và tìm ra lời giải đúng, Tuy nhiên vẫn còn 25% số học sinh chưa hoàn thành được bài tập này và đa số các em không biết khái quát công thức tính chu vi hình vuông. Kiến thức về tính chu vi hình vuông các em nắm được chu vi hình vuông bằng tổng độ dài bốn cạnh, tuy nhiên khái quát sang công thức nhiều em còn bỡ ngỡ chưa xây dựng được với cạnh hình vuông là a thì chu vi p = a X 4. số học sinh mức yếu - kém còn chiếm tỉ lệ khá cao 18, 8%.
Đối với loại bài tập 2, yêu cầu học sinh cao hơn nên số học sinh đạt mức khá, giỏi là 52,1% .số học sinh trung bình ở mức cao 33,3% • Ví dụ ở bài tập 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 125 m, chiều rộng bằng — chiều dài. Tính diện tích của mảnh vườn. Học sinh đều xác định đúng dạng toán là tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Tuy nhiên nhiều học sinh nhầm lẫn khi cho rằng 125 m là tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhất. Do đó khi vẽ sơ đồ nhiều em không tìm ra được kết quả. Bài toán này không cho ngay số liệu về tổng mà yêu cầu học sinh cần xác định nửa chu vi hình chữ nhật mới là tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật. Với yêu cầu này làm cho 14,6 % số học sinh không làm được bài tậploại này.
Đối với loại bài tập 3, chỉ có 37,5 % số học sinh cả lóp đạt mức khá giỏi. Từ sơ đồ bài toán các em khái quát thành bài toán có lời văn để giải. Đe làm được dạng toán này yêu cầu các em phải nắm chắc được dạng toán là tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. số học sinh đạt mức trung bình cao nhất trong các loại bài tập, số học sinh đạt mức yếu kém còn khá cao chiếm 14.6 %.Nguyên nhân là do các em không nắm vững được bài toán dạng này cần có những yếu tố nào hoặc gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn từ dẫn đến sai sót không đáng có trong bài.
Qua việc khảo sát thực trạng các thao tác tư duy của học sinh qua tiết học thực hành, tôi nhận thấy khả năng phân tích và tống hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa của học sinh đã rõ rệt hon so với tiết học bài mới. Nguyên nhân do các em được luyện tập thực hành nhiều sẽ giúp các em hiểu bài, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, số học sinh đạt ở mức khá, giỏi chưa thực sự cao đặc biệt là thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa