2.4.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Để có dữ liệu nghiên cứu, luận văn đã thiết kế bảng hỏi và tiến hành khảo sát từ đó có số liệu định lượng về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.
Nội dung của bảng hỏi nhằm xác định lợi thế cạnh tranh của Rạng Đông so với các đối thủ được trình bày tại Phụ lục B của nghiên cứu này. Bảng hỏi gồm 2 phần thông tin: (1) Thông tin chung về người tham gia khảo sát; (2) Phần đánh giá thực trạng cạnh tranh của Rạng Đông so với các đối thủ.
Sau quá trình phỏng vấn chuyên gia, tác giả cho rằng các thông tin thu thập được đã đủ làm rõ tác động của 4 lực lượng cạnh tranh là: (1) đối thủ tiềm ẩn; (2) khách hàng; (3) nhà cung cấp; (4) sản phẩm thay thế đối với môi trường cạnh tranh của Rạng Đông trong ngành sản xuất thiết bị chiếu sáng và nguồn sáng. Chính vì vậy, trong việc thiết kế bảng hỏi của mình, tác giả chủ yếu tập trung làm rõ thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thông qua các tiêu chí đánh giá được đề xuất bởi Nguyễn Bách Khoa (2004).
Kết quả của phiếu khảo sát này sẽ cung cấp cho nghiên cứu 2 nguồn thông tin quan trọng: (1) thực trạng năng lực cạnh tranh của Rạng Đông; (2) đánh giá về năng lực cạnh tranh của Rạng Đông so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, từ đó tìm ra lợi thế và bất lợi cạnh tranh của công ty.
Các câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục A với mục đích làm rõ các nội dung sau:
o Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
38
o Đánh giá của chuyên gia về các nhân tố đó đối với hiện tại của Công ty Cổ phần phích nước Rạng Đông;
o Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể trong Phụ lục B đã được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết. Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:
o Khảo sát tổng quan năng lực cạnh tranh của Rạng Đông với các đối thủ cạnh tranh. Danh sách các đối thủ cạnh tranh được căn cứ theo kết quả phỏng vấn chuyên gia và phân tích thị trường sản phẩm chiếu sáng.
o Khảo sát thêm thông tin yếu tố cạnh tranh mà Rạng Đông đang thực hiện chưa tốt.
Do đặc trưng là doanh nghiệp sản xuất với hai lực lượng sản xuất chính: lao động trực tiếp tại nhà xưởng và lao động gián tiếp tại khối văn phòng với trình độ chuyên môn khác nhau. Chính vì vậy, tác giả chọn nhóm sẽ tiến hành khảo sát là lao động gián tiếp, thuộc khối phòng ban chức năng làm công tác quản lý, hoạch định và thực thi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quá trình khảo sát sử dụng bảng hỏi nghiên cứu này. Dự kiến số lượng tham gia khoảng 120 người trên tổng 169 CBCNV có liên quan (theo số liệu cung cấp bởi Phòng nhân sự của công ty).
2.4.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, để phục vụ cho quá trình phân tích, tác giả đã sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp như sau: (1) Nguồn thông tin cung cấp bởi các chuyên gia; (2) Nguồn thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, báo cáo thường niên, chiến lược kinh doanh,… từ nội bộ của công ty. (3) Báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ trong
39
những năm qua và dự báo cho những năm tới của các Cơ quan Nhà nước công bố.
Như vậy, trong nội dung Chương 2, tác giả đã trình bày về khung phân tích sử dụng trong đề tài cũng như phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập số liệu sẽ được sử dụng. Bám sát theo lịch trình nghiên cứu, các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã được thu thập một cách đầy đủ, khách quan và là nguồn thông tin chính cho các phân tích chuyên sâu hơn được thực hiện ở Chương 3 của đề tài.
40
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN
PHÍCH NƢỚC RẠNG ĐÔNG
3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nƣớc Rạng Đông
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tiền thân là Nhà máy Bóng đèn phích nướcRạng Đông, được xây dựng từ năm 1958, là một trong mười ba nhà máy đầu tiên được thành lập theo quyết định của Chính phủ, đặt nền móng cho nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Đánh dấu bởi thời kỳ cuối những năm 80 là làn sóng hàng ngoại nhập ồ ạt vào Việt Nam làm các doanh nghiệp Việt Nam bên bờ vực phá sản, đặc biệt là làn sóng hàng Trung Quốc giá rẻ. Rạng Đông cũng không tránh khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ, gần 1.600 CBCNV phải nghỉ làm 6 tháng. Trong bối cảnh đó, công ty đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, đổi mới cơ chế, thực hiện hạch toán nội bộ rộng khắp, đáp ứng theo cơ chế thị trường.
Năm 1991, công ty bắt đầu làm ăn có lãi, sản phẩm được sự chấp nhận của thị trường, bắt đầu cho thời kỳ phát triển bền vững. Đến năm 1993, doanh thu tăng gấp 5,5 lần so với 1990, lần đầu tiên Rạng Đông lọt “Top 10 mặt hàng Việt Nam được ưa thích nhất”.
Giai đoạn 1998-2004, công ty đề ra chiến lược hiện đại hóa công ty chuẩn bị cho thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Các dây chuyền cũ, thủ công được thay thế bởi các dây chuyền hiện đại, tính tự động hóa cao giúp nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty chủ động đầu tư chiều sâu vào công nghệ, đầu tư vào con người, phát huy nhân tố con người
41
và coi đó là nguồn lực chủ yếu phát triển công ty. Năm 2004, công ty chuyển thành “Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông” theo quyết định số 21/2004/QĐ – BCN ký ngày 30/3/2004, hoạt động theo điều lệ Công ty cổ phần mới.
Năm 2007, công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, trở thành một công ty đại chúng. Công ty phát hành cổ phiếu, nâng vốn điều lệ từ 79,15 tỷ lên 115 tỷ.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tới 23%, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, sức mua giảm sút, hàng ngoại hạ giá tràn ngập thị trường nước ta. Tuy nhiên, doanh số tiêu thụ của Rạng Đông đạt 890,8 tỷ và tăng 50 tỷ so với 2007. Công ty hoàn thành tốt chương trình đầu tư các dây chuyền hiện đại như nhà xưởng sản xuất ống thủy tinh không chì, dây chuyền sản xuất đèn compact hiện đại, công nghệ mạ chân không,..Vượt qua 2008, Rạng Đông đạt thêm một dấu son nối dài truyền thống 19 năm liền (1990-2008), công ty liên tục phát triển, ổn định, tốc độ cao, có hiệu quả và bền vững.
Năm 2009, doanh thu của công ty đạt 1.228 tỷ, vượt ngưỡng 1.000 tỷ trước 1 năm kế hoạch. Đồng thời cũng trong năm này, công ty được công nhận đạt chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng ISO9000:2008.
Tháng 3/2011, Rạng Đông chính thức thành lập Trung tâm R&D chiếu sáng Rạng Đông tập hợp các chuyên gia đầu ngành Việt Nam về lĩnh vực chiếu sáng. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu, phát triển sản phẩm LED, phát triển chiếu sáng chuyên dụng trong Chiếu sáng nhân tạo Nông nghiệp công nghệ cao, là hạt nhân trong việc đào tạo nguồn nhân lực Khoa học kỹ thuật chất lượng cao cho công ty.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về sản xuất các sản phẩm nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng và phích nước. Trở thành một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, sản xuất LED bài bản, phát triển hệ thống và
42
giải pháp chiếu sáng xanh, và là doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới sáng tạo. Với kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, Rạng Đông đã được tạp chí Forbes Việt Nam xếp hạng Top 500 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2013, 2014. Được Tổ chức báo cáo đánh giá Việt Nam (VNR) xếp vào Top 500 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam; và được Bộ khoa học công nghệ tặng bằng khen Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2014.
Như vậy, sau khi phân tích quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, chúng ta thấy rằng đây là một doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển hơn 50 năm. Rạng Đông được coi là một mô hình doanh nghiệp Việt Nam điển hình để chúng ta nghiên cứu theo quan điểm Quản trị kinh doanh, cụ thể là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khuôn khổ nghiên cứu này.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Từ năm 2004 đến nay, Rạng Đông hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức Công ty Cổ phần. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng cổ đông của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng chiến lược của công ty cùng những ưu tiên kinh doanh, bao gồm cả kế hoạch kinh doanh và tài chính thường niên; cũng như chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của Ban giám đốc. Ban kiểm soát thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ hàng ngày và báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông. Được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày và triển khai các quyết định của Hội đồng quản trị. Trong mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Ban giám đốc gồm: Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, điều hành sản xuất, kinh tế, kỹ thuật công nghệ cao. Hiện nay, công ty có: 2 cơ sở với xưởng sản xuất và các phòng ban chức năng; 1 trung tâm nghiên cứu phát
43
triển chiếu sáng và hệ thống văn phòng đại diện, chuỗi cửa hàng phân phối trên cả nước [22].
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông
Về nguồn nhân lực, công ty có tổng số hơn 2.800 CBCNV. Trong đó, khối lao động gián tiếp khoảng 400 người; trừ một số vị trí lao động đặc thù, còn lại chủ yếu với trình độ từ Đại học trở lên. Đặc biệt, Trung tâm R&D Chiếu sáng đảm nhiệm lĩnh vực nghiên cứu, phát triển chủ yếu có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực chiếu sáng.
3.1.3. Chiến lƣợc kinh doanh giai đoạn 2015-2020
Đứng trước những vận hội ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty, toàn thể lãnh đạo nhân viên Rạng Đông đồng lòng thực hiện chiến lược giai đoạn 2015-2020 với tầm nhìn “Đưa Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chiếu sáng” với 5 mục tiêu chiến lược, 4 trọng tâm và 3 nhóm giải pháp [22].
Toàn bộ các kế hoạch sản xuất kinh doanh bám sát 5 mục tiêu chiến lược đó là:
44
- Xây dựng nguồn nhân lực mạnh, từng bước tiến tới chuyên nghiệp. - Nâng cao trình độ quản trị, trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến, biến tri thức trở thành động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của công ty.
- Phát triển dàn sản phẩm hiện đại, tương đối đồng bộ, phát triển hệ thống và giải pháp chiếu sáng xanh cho mục đích chiếu sáng công trình và chiếu sáng chuyên dụng cho nông thông công nghệ cao, phát triển sản phẩm mở rộng xuất khẩu.
- Bảo vệ nghiêm ngặt, nâng cao uy tín thương hiệu Rạng Đông được tín nhiệm và tin cậy, phát triển các hình thức quảng bá sản phẩm với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chú trọng việc đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng, lòng yêu nghề, lòng tự hào dân tộc, gắn bó với truyền thống Rạng Đông Anh hùng & Có Bác Hồ, nâng cao điều kiện và môi trường làm việc (môi trường xã hội và môi trường vật lý) của người lao động.
Việc thực thi chiến lược dựa trên 3 chương trình hành động được tiến hành đồng bộ bao gồm:
- Chương trình nâng cao trình độ Quản trị doanh nghiệp từng bước tiến tới chuyên nghiệp.
- Chương trình nâng cao tiềm lực Khoa học công nghệ. - Chương trình phát huy nhân tố con người.
Trong quá trình thực hiện các chương trình trên, cần tập trung vào 4 trọng tâm chính là:
- Phát triển thị trường, kim ngạch sản phẩm xuất khẩu. - Làm mới sản phẩm truyền thống.
- Tập trung phát triển sản phẩm LED, xây dựng ngành công nghiệp điện tử LED là sản phẩm chủ lực chiến lược trong tương lai của Công ty.
45
- Nâng cao giá trị gia tăng, chống lãng phí; giảm chi phí vật chất cả trong và ngoài dây chuyền; tăng năng suất lao động.
Với chiến lược như trên, các bộ phận phòng ban chức năng đều cụ thể hóa thành các bản kế hoạch kinh doanh, các chủ trương và giải pháp thực hiện cho năm 2015 và những năm tiếp theo hướng tới đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nƣớc Rạng Đông phần Bóng đèn phích nƣớc Rạng Đông
3.2.1. Nhóm nhân tốmôi trƣờng vĩ mô
Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2014 trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp: Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, xung đột xảy ra ở nhiều nơi, căng thẳng trên biển Hoa Đông và biển Đông [17].
Về kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, thấp nhất trong 10 năm qua; dự kiến cả năm tăng dưới 5%. Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2013. Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9 đạt 7,26% (cùng kỳ là 6,87%), dự kiến cả năm tăng 12 - 14% theo kế hoạch. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên.
Về văn hóa xã hội, trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn nhưng vẫn bố trí tăng nguồn lực từ ngân sách nhà nước đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển văn hóa, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Thực hiện tốt Chương trình đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chương trình hành động về hội nhập quốc tế. Tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác hợp tác toàn diện đi vào chiều sâu,
46
hiệu quả. Chủ động đẩy mạnh đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế về lập trường chính nghĩa và những biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta. Tích cực hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tham gia có trách nhiệm tại Liên hợp quốc và các tổ chức, các diễn đàn đa phương. Làm tốt công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo Văn phòng hành chính ban chỉ đạo xây dựng báo cáo Việt Nam 2035, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 như sau [19, tr. 6-7]:
Về kinh tế: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản