Mở rộng kênh phân phối sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông luận văn ths 2015 (Trang 86)

Theo như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta sẽ tích vực hiện đại hóa nông thôn, tích cực triển khai các dự án nhà ở, điện khí hóa cho các vùng chưa có lưới điện quốc gia,… Ngoài ra, cùng với lộ trình mở cửa thị trường Việt Nam cũng là việc các thị trường khác trong khối liên minh kinh tế như FTA, TPP,… Đây chính là một cơ hội vàng để Rạng Đông tận dùng không chỉ để đưa các giải pháp chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng cho nông nghiệp của mình vào thực tiễn mà còn là chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và dài hạn hơn là toàn cầu hóa.

Để làm được điều này, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cần thực hiện các giải pháp sau: (1) Chủ động, liên tục đổi mới trong việc tổ chức và quản lý kênh phân phối; (2) Mở rộng mạng lưới kênh phân phối ra các vùng địa lý xa xôi, hẻo lánh đang nhận được nhiều chính sách điện khí hóa nông thôn cùa Nhà nước, những vùng địa lý đang chiếm ít thị phần; (3) Duy trì mối quan hệ công tác, cùng có lợi giữa công ty và các thành viên trong kênh nhằm gia tăng thị phần và tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng; (4) Mở rộng kênh phân phối ra các nước lân cận, các nước đang nhập khẩu sản phẩm của Rạng Đông.

Nếu có một chiến lược phù hợp, chúng ta tin tưởng rằng vị thế của Rạng Đông sẽ có thể thay đổi “cả về chất và lượng” trong thời gian tới. Khi đó, công ty sẽ chủ động hơn trong việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, công ty có thể vượt kim ngạch xuất khẩu ở mức 15-20% như hiện nay; đồng thời tiến hành chuyển dịch việc sản xuất (nội địa hóa) các sản phẩm ra các thị trường đang hướng tới nhằm tăng năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng.

78

4.1.5. Tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu và xúc tiến thƣơng mại

Như đã phân tích ở Chương 3, năng lực cạnh tranh trong hoạt động xúc tiến thương mại của Rạng Đông đang là bất lợi cạnh tranh lớn nhất so với các đối thủ. Mặc dù hiện nay, công ty vẫn tận dụng được lợi thế là một thương hiệu mạnh tại thị trường Việt Nam nên tiêu chí này chưa ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, với các thị trường mới, thị trường nước ngoài, nếu không thực hiện tốt hoạt động xúc tiến thương mại thì chắc chắn việc thâm nhập và mở rộng thị trường, xa hơn là đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi là cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy, công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: quảng cáo, tổ chức các sự kiện, triển lãm, tham gia các hoạt động vì công đồng,…

Để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, Rạng Đông cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cần chú trọng tới việc quảng bá thương hiệu, tăng cường định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng;

- Tận dụng các hỗ trợ về chính sách của Nhà nước trong quá trình thực thi các hoạt động xúc tiến thương mại;

- Chủ động nghiên cứu về xu hướng vận động của thị trường, nhu cầu của khách hàng;

- Sáng tạo trong việc đưa ra, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại giúp khách hàng, khách hàng tiềm năng hiểu và ghi nhớ được thông điệp mà công ty cần truyền tải.

Tóm lại, căn cứ trên thực tiễn năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, tác giả đề xuất bốn nhóm giải pháp là: (1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kênh phân phối sản phẩm của công ty; (3) Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật; (4) Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Với dữ thiệu thu thập được, các luận chứng – luận cứ và sự phân tích logic

79

của mình, tác giả cho rằng các giải pháp này khá toàn diện và giúp ích rất nhiều cho Rạng Đông trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

4.2. Các kiến nghị thực thi giải pháp

Để thực hiện năm nhóm giải pháp đề xuất trên được hiệu quả, tác giả cũng đề xuất một sốkiếnnghị khi thực thi giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông nhằm hướng tới một doanh nghiệp phát triển bền vững như sau:

Thứ nhất, tác giả tán thành với quan điểm của Jim Collins (2012) cho rằng: Công ty cần cần thực hiện song song việc giữ gìn giá trị cốt lõi – thúc đẩy sự tiến bộ trong quá trình hoạch định, thực thi chiến lược của mình [3, tr. 166-183]. Như đã trình bày, Rạng Đông chọn lĩnh vực chủ đạo của mình là sản phẩm chiếu sáng, nguồn sáng, rộng hơn là giải pháp chiếu sáng. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển của mình, công ty cần luôn bám sát lĩnh vực kinh doanh chính của mình, tránh đầu tư dàn trải, đặc biệt là đối với các lĩnh vực không thuộc cốt lõi của công ty. Tuy nhiên, công ty cần thúc đẩy sự tiến bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể hóa là quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, nghiên cứu xu thế phát triển của ngành,… Theo một nghĩa sâu xa hơn, Rạng Đông cần duy trì những giá trị nhân văn của “con người Rạng Đông” song song với phát triển con người của thời đại mới.

Thứ hai, là một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, Rạng Đông cần thực hiện đầy đủ và tích cực trách nhiệm xã hội của mình. Để làm được điều này, trước hết, công ty cần thực hiện đầy đủ các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước như: luật doanh nghiệp, luật bảo vệ môi trường, luật sử dụng lao động,…Tiếp đó, doanh nghiệp cần hết sức chủ động trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường kinh doanh của mình. Xét ở cấp độ doanh nghiệp, môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (cộng đồng). Về vấn đềbảo vệ môi trường, doanh

80

nghiệp có thể thực hiện thông qua đổi mới công nghệ, đầu tư các giải pháp giúp giảm lượng khí thải, trang bị các hệ thống lọc nước thải công nghiệp trước khi đổ ra nguồn nước. Về vấn đề trách nhiệm với cộng động, Rạng Đông cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng như: khuyên góp vì người nghèo, người neo đơn; các chương trình giúp nâng cao chất lượng của người dân tại các vùng xa xôi hẻo lánh, đầu tư cho các chương trình giúp nhân dân thoát nghèo của Chính phủ,…

Thứ ba, Rạng Đông nên xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mang tính thích ứng cao [3, tr. 226-270]. Bởi vì, chưa bao giờ trong lịch sử loài người thì môi trường kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật,… lại biến động nhanh và sâu sắc như ngày nay. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thông giúp cho thông tin được truyền đi nhanh hơn, máy móc hỗ trợ con người trong các lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo tốt hơn,… Chính vì vậy, để không chỉ tránh không bị lạc hậu mà còn tận dùng được làn sóng khoa học kỹ thuật như là “đòn bẩy” cho sự phát triển của mình, công ty hay cụ thể hơn là mỗi cá nhân (lãnh đạo và CBCNV) công ty cần thể hiện khả năng thích ứng, ứng biến cao với môi trường. Mà văn hóa doanh nghiệp chính là câu trả lời hoàn hảo giúp duy trì, kế thừa qua từng lớp nhân sự của công ty theo thời gian.

Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rằng Rạng Đông là doanh nghiệp có chất lượng quản trị khá tốt. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đang ở mức cao, được đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – kế toán là bền vững, mang tính dài hạn. Tuy nhiên, khi đi phân tích kỹ các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta thấy rằng công tác hoạch định và lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa thực sự tốt. Ví dụ như: công ty vượt ngưỡng doanh số 2.000 tỷ đồng vào tháng 10/2012, vượt sớm 3 năm 2 tháng so với kế hoạch đề ra; ba tháng 10, 11, 12/2014 liên tục đạt cao hơn kế hoạch đề ra,… Thông qua đó cho thấy một số hạn chế trong việc hoạch định chiến

81

lược như: (1) các mục tiêu chưa “SMART” (cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có mốc thời gian cụ thể) ; (2) các mục tiêu chiến lược mà công ty đặt ra chưa mang tính thách thức hay nói như Jim Collins là chưa “đầy thách thức và tham vọng” [3, tr. 184-225]; (3) công tác dự báo, điều chỉnh chiến lược còn hạn chế, chưa tham mưu tốt cho lãnh đạo. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, chiến lược kinh doanh của Rạng Đông cần hết sức lưu ý tới tận dụng được những lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế khu vực, thế giới; đồng thời, hạn chế những tác động tiêu cực của nó tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Tóm lại, tác giả đề xuất thêm bốnkiến nghị thực thi giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đó là: (1) Việc giữ gìn giá trị cốt lõi – thúc đẩy sự tiến bộ; (2)Thực hiện đầy đủ và tích cực trách nhiệm đối với xã hội;(3) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang tính thức ứng cao; (4) Nâng cao năng lực hoạch định chiến lược của công ty. Tác giả tin tưởng rằng: với năm giải pháp và bốnkiến nghị của mình, nếu thực thi tốt thì chắc chắn Rạng Đông sẽ trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa trong ngành chiếu sáng và nguồn sáng tại Việt Nam và trên thế giới.

82

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế thị trường là kinh doanh phải có cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh đều phải cố gắng hoạt động để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày một tăng của khách hàng và để giữ cho mình một vị thế trên thương trường. Những doanh nghiệp thành công đều hiểu rằng: Việc xác định được chính xác năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và đưa ra chiến lược giúp gia tăng lợi thế đồng thời giảm các bất lợi cạnh tranh là việc mang tính then chốt tới sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông là doanh nghiệp hoạt động trong ngày cung cấp sản phẩm nguồn sáng và giải pháp chiếu sáng cũng hiểu rõ điều đó.

Nghiên cứu nàyđưa ra một khung phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó đánh giá lợi thế cũng như bất lợi cạnh tranh của các đối thủ chính trong ngành. Dựa trên kết quả có được, tác giả đã kiến nghị các giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông trong tình hình hiện nay.Tác giả tin tưởng rằng những giải pháp này sẽ là lời khuyên hữu ích, tin cậy cho Rạng Đông ngày một phát triển, lớn mạnh.

Mặc dù đã đầu tư nhiều công sức với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn nhưng nghiên cứu cũng không tránh khỏi những hạn chế. Về nội dung, tác giả chưa đi sâu vào phân tích thực trạng của các đối thủ Điện Quang, Philips; chưa làm rõ tác động của các lực lượng cạnh tranh tới môi trường ngành. Về trình bày, nghiên cứu chưa thật sự mạch lạc và chặt chẽ. Hy vọng trong thời gian tới, tác giả sẽ bổ sung và khắc phục các hạn chế này trong nghiên cứu tới đây của mình.

Xin cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ, Thầy giáo, Cô giáo của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; đặc biệt tới PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên là thầy giáo đã hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chu Văn Cấp, 2012.Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Tạp chí Phát triển và hội nhập số 2 (12).

2. Collins, J., 2012. Từ tốt đến vĩ đại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. 3. Collins, J., 2012. Xây dựng để trường tồn. Hồ Chí Minh: Nhà xuất

bản Trẻ.

4. Nguyễn Bách Khoa, 2004.Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp. Tạp chí Khoa học thương mại số 4 và 5.

5. Kotler,P., 1999.Quản trị Marketing, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Trần Văn Lễ, 2010. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu Phú Khánh”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Nha Trang.

7. Hoàng Đình Phi, 2011. Lựa chọn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vượt qua khủng hoảng. Tạp chí Quản lý kinh tế số 48.

8. Vũ Văn Phúc, 2007.Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạp chí Cộng sản số 21 (141).

9. Potter, M. E., 2009.Chiến lược cạnh tranh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bảnTrẻ.

10. Porter, M. E.,2009. Lợi thế cạnh tranh, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

11. Nguyên Hữu Quỳnh, 2001.Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học.Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.

12. Nguyễn Hữu Quỳnh, 1998.Đại từ điển Kinh tế thị trường. Hà Nội: Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa.

13. Đặng Đức Thành, 2010.Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập.Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.

Tiếng Anh

14. Cetindamar, D., 2013, Measuring the competitiveness of a firm for an award system, Competitiveness Review: An International Business Journal incorporating Journal of Global Competitiveness, Vol 2(1), pp. 7-22. Website 15. http://baocongthuong.com.vn/rang-dong-dan-dau-trong-linh-vuc- chieu-sang-chat-luong-cao.html 16. http://baodautu.vn/dien-quang-rang-dong-philips-va-cuoc-chien-thi- phan-d5639.html 17. http://baodientu.chinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Bao- cao-cua-Thu-tuong-ve-tinh-hinh-KTXH-tai-ky-hop-thu-8-Quoc-hoi- khoa-XIII/211538.vgp 18. http://dienquang.com 19. http://dsi.mpi.gov.vn/vietnam2035/3/66.html 20. http://ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/boicanhkinhtethegioi-nd- 16707.html 21. http://philips.com.vn 22. http://rangdongvn.com 23. http://s.cafef.vn/ral-100436/canh-tranh-giua-rang-dong-va-dien- quangai-la-nguoi-thang-cuoc.chn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A: CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tình hình hoạt động kinh doanh ngày một khó khăn một phần do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một phần do môi trường kinh doanh của công ty có nhiều thay đổi đặt ra những thách thức không nhỏ cho Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Như anh (chị) đã biết, việc xác định năng lực cạnh canh và nâng cao năng lực canh của của doanh nghiệp là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại phát phát triển của công ty. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả hy vọng với sự giúp đỡ của anh chị sẽ đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh, tìm ra giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Xin anh chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây như một hành động thiết thực nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của công ty:

Câu 1: Theo anh (chị), khách hàng có tác động như thế nào tới môi

trường kinh doanh của Rạng Đông?

Câu 2: Theo anh (chị), nhà cung cấp có tác động như thế nào tới tới

môi trường kinh doanh của Rạng Đông?

Câu 3: Theo anh (chị), đối thủ tiềm ẩn có tác động như thế nào tới

môi trường kinh doanh của Rạng Đông?

Câu 4: Theo anh (chị), sản phẩm thay thế có tác động như thế nào

tới tới môi trường kinh doanh của Rạng Đông?

Câu 5: Theo anh (chị), trong những yếu tố dưới đây, yếu tố quan

trọng nào có ảnh hưởng tới việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Tại sao?

 Năng lực tài chính  Thị phần

 Năng lực quản trị - lãnh đạo  Chính sách sản phẩm  Năng lực nguồn nhân lức  Chính sách định giá  Quy mô sản xuất, kinh doanh  Mạng lưới phân phối

 Cơ sở vật chất kỹ thuật  Công cụ xúc tiến thương mại

 Hiệu suất R&D  Uy tín và thương hiệu

Câu 6: Anh (chị) vui lòng đánh giá mức độ quan trọng các các tiêu

chí ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty dưới đây:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông luận văn ths 2015 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)