hội nhập
Theo Chu Văn Cấp, việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) tạo ra cả tác động tích cực và tiêu cực tới doanh nghiệp Việt Nam [1, tr. 30].
Việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại ba tác động tích cực đó là: (1) Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp; (2) Làm tăng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp; (3) Tạo điều kiện để các doanh nghiệp VN tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm quản lý,…
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước thành viên, do: Doanh nghiệp được đối xử bình đẳng theo nguyên tắc MFN, NT tại các nước thành viên; doanh nghiệp VN còn được hưởng những ưu đãi thương mại cho một số nước đang phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trên cơ sở các cam kết song phương, đa phương về mở cửa nền kinh tế, cắt giảm thuế quan, dành cho nhau MFN, thực hiện NT … Vì thế, các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh cả trong và
30
ngoài nước dưới nhiều hình thức. Thông qua sự cọ xát với các mô hình đầu tư, kinh doanh từ bên ngoài, ý thức, năng lực, trình độ của các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Hơn nữa trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp VN phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quốc tế, gay gắt, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải vươn lên, tích cực đối với tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ …
Tuy nhiên, song song với đó, việc gia nhập WTO cũng đem lại những tác động tiêu cực tới doanh nghiệp Việt Nam. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn với nhiều “đối thủ” trên bình diện rộng hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp VN với doanh nghiệp các nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường trong nước. Đối mặt với cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào VN, nhất là hàng hoá có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá, lợi thế về quy mô của Trung Quốc, Thái Lan,… Đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có năng lực cao hơn doanh nghiệp VN, như: tiềm lực tài chính mạnh, hàng hoá có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, có công nghệ phân phối, tiếp thị tốt hơn, có kinh nghiệm quản lý tốt hơn,… Như vậy, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ làm cho các doanh nghiệp VN có nguy cơ bị cạnh tranh, chèn ép, có thể bị mất thị phần tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ngay trên “sân nhà”. Ngoài ra, còn phải kể đến là các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) còn có nguy cơ bị cạnh tranh trong thu hút các yếu tố đầu vào: nguyên liệu, vốn, nhân công tay nghề cao, chất xám... Đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là các hàng hoá tương tự với Trung Quốc, Thái Lan, như hàng dệt may, nông sản,… trong khi: (1) Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp VN thấp, ngay cả khi so sánh với các doanh nghiệp của các nước ASEAN trên các tiêu chí: giá cả, chất lượng, mẫu mã, hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng, vốn, thị trường tiêu thụ; (2) Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN là
31
thô, sơ chế, giá trị gia tăng nhỏ bé; (3) Các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng xuất khẩu; … Tranh thủ các cơ hội, vượt qua những khó khăn, thách thức, doanh nghiệp VN sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Từ đó, tác giả đề xuất những nhóm giải pháp định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau [1, tr. 33-35]:
Thứ nhất, đó là nâng cao năng lực nhận thức của doanh nghiệp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua: (1) Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập sâu, toàn diện vào nền kinh tế thế giới. (2) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải đảm bảo tính bền vững, tức phải duy trì khả năng lâu dài, liên tục cả trong trước mắt và lâu dài. (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục. (4) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được thực hiện đồng bộ nhiều khâu, nhiều yếu tố, song cần chú trọng tập trung vào các khâu then chốt, có tính quyết định. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của doanh nghiệp mà là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan chính quyền và toàn xã hội, bởi nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố và chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Thứ hai, đó là nhóm giải pháp cho doanh nghiệp, bao gồm: (1) Doanh nghiệp cần chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn trong điều kiện mới trên cơ sở những định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm và lộ trình hội nhập mà chính phủ đã công bố; (2) Doanh nghiệp cần tích cực nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất; (3) Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt doanh nghiệp phải có đội ngũ nhận lực chất lượng cao như: lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ làm
32
công tác kỹ thuật – công nghệ, tiếp thị, thông tin …, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, quản trị doanh nghiệp …
Ngoài ra, tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp mang tính vĩ mô như: (1) Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi và ổn định cho các chủ thể kinh tế thị trường,…; (2) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, trước hết và chủ yếu là hệ thống pháp luật kinh tế theo hướng: đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất của các đạo luật và văn bản dưới luật phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN; (3) Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô: Hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô hướng tới tạo lập sự ổn định, bền vững các cân đối vĩ mô; (4) Mở rộng quyền tự do thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong khuôn khổ luật pháp; (5) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cần tập trung vào hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và cải cách hành chính; (6) Tăng cường các biện pháp hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp, như: hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về thị trường nhập khẩu của các nước, Nhà nước có chính sách khuyến khích việc xây dựng thương hiệu hàng hóa VN,…
Theo Đặng Đức Thành và cộng sự đã xây dựng các chương trình tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam [13, tr. 81-87]. Cụ thể như:
-Hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước;
- Đẩy mạnh quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; - Đổi mới tư duy, cải tiến hệ thống quản lý doanh nghiệp;
- Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước;
33
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trước cùng đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh đã đánh giá và đưa ra những giải pháp tốt nhằm giúp doanh nghiệp đứng vững và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Đó cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn và phích nước Rạng Đông”. Sau quá trình học hỏi, đánh giá các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả chọn mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter; đồng thời sử dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Nguyễn Bách Khoa để làm rõ thực trạng cạnh tranh trong nỗi bộ ngành chiếu sáng và nguồn sáng hiện nay. Ngoài ra, tác giả tham khảo nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập của Chu Văn Cấp.
34
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khung phân tích nghiên cứu
Trong nghiên cứu của mình, tác giả chọnMô hìnhnăm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là khung phân tích của mình để tiến hành thiết kế nghiên cứu của mình nhằm xác định hiện trạng sự cạnh tranh trong lĩnh vực chiếu sáng và năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông so với các đối thủ.
Hình 2.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M. Porter
Với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Rạng Đông, dưới góc nhìn của Michael Porter thì trung tâm là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động trong lĩnh vực chiếu sáng và nguồn sáng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành lại đang chịu tác động từ bốn lực lượng khác. Đó là: đối thủ tiềm năng, người mua, sản phẩm thay thế vànhà cung cấp. Theo Michael Porter, tất cả năm lực lượng cạnh tranh này cùng quyết định cường độ cạnh tranh, mức lợi nhuận trong ngành và yếu tố mạnh nhất sẽ đóng vai trò thống trị, trở nên quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những yếu tố khác nhau dĩ
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại
Đối thủ tiềm năng
Sản phẩm thay thế Người cung
cấp Người mua
Đe dọa gia nhập mới
Đe dọa của các sản phẩm, dịch vụ thay thế Quyền lực thương lượng của người mua Khả năng đàm phán của nhà cung cấp
35
nhiên sẽ có vai trò nổi trội trong việc định hình cạnh tranh trong các ngành khác nhau [9, tr. 38-39].
2.2. Quy trình nghiên cứu
Căn cứ trên tên đề tài nghiên cứu và điều kiện thực tiễn thực hiện nghiên cứu cũng như điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, tác giả đề xuất lịch trình nghiên cứu như sau :
Bƣớc 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên
cứu liên quan tới cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh doanh doanh nghiệp.
Bƣớc 2: Lựa chọn mô hình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi phỏng vấn
chuyên gia và phiếu điều tra (dự kiến) sử dụng trong nghiên cứu.
Bƣớc 3: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia để tìm các vấn đề liên
quan tới năng lực cạnh tranhcủa Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Bƣớc 4: Hiệu chỉnh bảng hỏi dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia
nhằm làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Rạng Đông.
Bƣớc 5: Tiến hành quy trình khảo sát và thu thập các số liệu thứ cấp
khác liên quan tới năng lực cạnh tranh của Rạng Đông.
Bƣớc 6: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Bƣớc 7: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
36
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích và so sánh
Phương pháp nghiên cứu này chủ yếu thông qua kỹ thuật thảo luận và suy luận logic về vấn đề cần nghiên cứu. Dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn (được trình bày tại Phụ lục A), tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia và đi đến xác định các vấn đề liên quan tới năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Sau quá trình phỏng vấn, tác giả đã thu thập được các thông tin quan trọng như:
- Đối thủ cạnh tranh chính của Rạng Đông là Điện Quang và Philips; - Thông tin về một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Rạng Đông trong thời gian qua;
- Các tiêu chí trong mô hình của Nguyễn Bách Khoa (2004) có thể dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của Rạng Đông và các đối thủ;
- Một số dữ liệu thứ cấp về hiện trạng cạnh tranh trong ngành chiếu sáng và năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông;
Đây không chỉ là nguồn dữ kiện giúp tác giả định hướng cho nghiên cứu của mình mà còn là cơ sở giúp hiệu chỉnh nội dung phiếu khảo sát được sử dụng trong phần nghiên cứu định tính sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.3.2. Phƣơng pháp tổng hợp
Sau khi phân tích và so sánh năng lực cạnh tranh của công ty, luận văn sử dụng phương pháp này để tổng hợp, rút ra những kết luận, đánh giá mang tính khái quát.
37
2.4. Nguồn dữ liệunghiên cứu 2.4.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp 2.4.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Để có dữ liệu nghiên cứu, luận văn đã thiết kế bảng hỏi và tiến hành khảo sát từ đó có số liệu định lượng về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.
Nội dung của bảng hỏi nhằm xác định lợi thế cạnh tranh của Rạng Đông so với các đối thủ được trình bày tại Phụ lục B của nghiên cứu này. Bảng hỏi gồm 2 phần thông tin: (1) Thông tin chung về người tham gia khảo sát; (2) Phần đánh giá thực trạng cạnh tranh của Rạng Đông so với các đối thủ.
Sau quá trình phỏng vấn chuyên gia, tác giả cho rằng các thông tin thu thập được đã đủ làm rõ tác động của 4 lực lượng cạnh tranh là: (1) đối thủ tiềm ẩn; (2) khách hàng; (3) nhà cung cấp; (4) sản phẩm thay thế đối với môi trường cạnh tranh của Rạng Đông trong ngành sản xuất thiết bị chiếu sáng và nguồn sáng. Chính vì vậy, trong việc thiết kế bảng hỏi của mình, tác giả chủ yếu tập trung làm rõ thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thông qua các tiêu chí đánh giá được đề xuất bởi Nguyễn Bách Khoa (2004).
Kết quả của phiếu khảo sát này sẽ cung cấp cho nghiên cứu 2 nguồn thông tin quan trọng: (1) thực trạng năng lực cạnh tranh của Rạng Đông; (2) đánh giá về năng lực cạnh tranh của Rạng Đông so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, từ đó tìm ra lợi thế và bất lợi cạnh tranh của công ty.
Các câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục A với mục đích làm rõ các nội dung sau:
o Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
38
o Đánh giá của chuyên gia về các nhân tố đó đối với hiện tại của Công ty Cổ phần phích nước Rạng Đông;
o Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể trong Phụ lục B đã được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết. Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:
o Khảo sát tổng quan năng lực cạnh tranh của Rạng Đông với các đối thủ cạnh tranh. Danh sách các đối thủ cạnh tranh được căn cứ theo kết quả phỏng vấn chuyên gia và phân tích thị trường sản phẩm chiếu sáng.
o Khảo sát thêm thông tin yếu tố cạnh tranh mà Rạng Đông đang thực hiện chưa tốt.
Do đặc trưng là doanh nghiệp sản xuất với hai lực lượng sản xuất chính: lao động trực tiếp tại nhà xưởng và lao động gián tiếp tại khối văn phòng với trình độ chuyên môn khác nhau. Chính vì vậy, tác giả chọn nhóm sẽ tiến hành khảo sát là lao động gián tiếp, thuộc khối phòng ban chức năng làm công tác quản lý, hoạch định và thực thi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quá trình khảo sát sử dụng bảng hỏi nghiên cứu này. Dự kiến số lượng tham gia khoảng 120 người trên tổng 169 CBCNV có liên quan (theo số liệu cung cấp bởi Phòng nhân sự của công ty).
2.4.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, để phục vụ cho quá trình phân tích, tác giả đã