Thách thức trong việc nâng cao năng lựccạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông luận văn ths 2015 (Trang 78)

Bên cạnh những cơ hộiluôn là những thách thức đối với Rạng Đông trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Theo như phân tích ở phần 3.2, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đang phải đối mặt với những thách thức sau:

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn.

- Tình hình chính trị có nhiều bất ổn: do những động thái nhằm thay đổi thực trạng hải giới của Trung Quốc gây ra những căng thẳng trong những nước ở khu vực Biển Đông. Điều này gây ra những bất lợi trong quyết định đầu tư và mối quan hệ với các đối tác đang hoạt động tại các nước có liên quan.

- Biến động giá xăng dầu: ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cụ thể, chi phí sản xuất tăng do giá điện, chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu tăng. Ngoài ra, việc biến động giá khiến cho việc hoạch định chiến lược giá, chiến lược cạnh tranh gặp nhiều khó khăn do không lường trước được những bất trắc của thị trường.

Tóm lại, từ những phân tích thực hiện ở Chương 3, tác giả đi tới những kết luận về lợi thế cạnh tranh, bất lợi cạnh tranh và cơ hội cũng như thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Những kết luận này là đầu vào vô cùng quan trọng và khách quan để đưa ra các giải pháp giúp phát huy những lợi thế và hạn chế những bất lợi trong cạnh tranh của doanh nghiệp.

70

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH

NƢỚC RẠNG ĐÔNG 4.1. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Như đã phân tích ở Chương 3, đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, tác giả đã tìm ra những lợi thế cạnh tranh, bất lợi cạnh tranh cùng với những cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Để dễ theo dõi và có thông tin đầu vào cho việc phân tích SWOT, tác giả xin tóm lược lại các yếu tổ cùng với mã hóa chúng dưới dạng ký hiệu như sau:

Bảng 4.1:Các căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông

STT Các yếu tố xem xét

hiệu I. Lợi thế cạnh tranh

1 Năng lực tài chính tốt S1

2 Năng lực quản trị và lãnh đạo tốt S2

3 Chất lượng nguồn nhân lực ở mức cao S3

4 Quy mô sản xuất kinh doanh tốt S4

5 Hiệu suất R&D tốt S5

6 Uy tín và thương hiệu của Rạng Đông được định vị tốt S6

II. Bất lợi cạnh tranh

1 Cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa được đầu tưđồng bộ W1

2 Thị phần của công ty còn hạn chế W2

3 Chính sách sản phẩm còn chưa phù hợp với thị trường W3 4 Mạng lưới kênh phân phối còn khá mỏng, chưa có mạng

lưới phân phối ở các thị trường xuất khẩu.

71

5 Việc sử dụng công cụ xúc tiến thương mại còn hạn chế W5

III. Cơ hội

1 Tiềm năng thị trường lớn O1

2 Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam

O2

3 Các chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp

O3

4 Cơ hội tiếp cận các thị trường khu vực và thế giới O4 5 Nền khoa học Việt Nam phát triển nhanh O5

IV. Thách thức

1 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn

T1

2 Tình hình chính trị có nhiều bất ổn T2

3 Biến động giá xăng dầu T3

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Đưa các yếu tố điểm mạnh (lợi thế cạnh tranh), điểm yếu (bất lợi cạnh tranh), cơ hội, thách thức vào ma trận phân tích SWOT, chúng ta có kết quả như sau:

SWOT Lợi thế cạnh tranh (S)

S1, S2, S3, S4, S5, S6

Bất lợi cạnh tranh (W)

W1, W2, W3, W4, W5

Cơ hội (O)

O1, O2, O3, O4, O5

- S1, S4, S5* O1, O2, O3, O4: Mở rộng hoạt

động sản xuất kinh doanh, tận dụng lợi thế về quy mô.

-W1 *O2: Tận dụng những ưu đãi của nhà nước và thuận lợi hiện có để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nâng cao

72

- S2, S3, S5* O2, O5:

Tiếp tục phát triển chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư vào con người.

- S4 *O4: Mở rộng

mạng lưới kênh phân phối ra nước ngoài.

- S6 * O2: Tận dụng

các hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển thương hiệu Rạng Đông trên thị trường

chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- W2, W4 * O2: Mở rộng thị phần và mạng lưới kênh phân phối.

- W5 * O2: Tận dung

các hỗ trợ của nhà nước trong việc thực hiện xúc tiến thương mại Thách thức (T) T1, T2, T3 - S4 * T1: Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng lợi thế về quy mô.

-S6*T1: Tiến hành các hoạt động quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. - S2 * T2: Phát huy năng lực lãnh đạo và trực giác chiến lược

- W1 * T1: Đâu tư

phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.

- W2, W3,W4* T1:

Nâng cao hiệu quả kênh phân phối.

- W5 * T1: Nâng cao

hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại

73 trước những quyết định kinh doanh liên quan tới các thị trường đang xảy ra tranh chấp biển đảo.

- S4, S5 * T3: Tận dụng các lợi thế về quy mô, hiệu suất R&D. nhằm giảm giá thành sản phẩm

Hình 4.1:Ma trận phân tích SWOT

Dựa trên công cụ phân tích SWOT, sau khi tổng hợp, loại bỏ các giải pháp trùng lặp, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông như sau:

4.1.1. Phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực

Jim Collins cho rằng: "Những người gây dựng lên các công ty lớn hiểu rằng đích đến cuối cùng về tăng trưởng đối với bất kỳ công ty lớn nào không phải là thị trường, công nghệ, cạnh tranh hay sản phẩm. Cái đích này còn vượt ra khỏi những điều trên - khả năng có được và giữ được những người phù hợp" [2, tr. 103].

Thực vậy, chỉ những doanh nghiệp nào chú trọng tới con người và phát triển con người mới có thể tồn tại và phát triển bền vững qua thời gian bất kể những biến động của thị trường, môi trường kinh doanh hay của nền kinh tế mỗi quốc gia hay toàn cầu. Yếu tố con người đã được đặt lên trên cả nhu cầu chiếm lĩnh thị trường, mong muốn sở hữu những công nghệ tối tân hay những sản phẩm ưu việt nhất.

74

Phát biểu của Jim Collins có hai khía cạnh: (1) có được nhân tài tức là thu hút được nhân tài đến với doanh nghiệp; (2) giữ chân được họ hàm ý tạo ra một môi trường lao động giúp họ hăng say làm việc, cống hiến hết mình và phát triển con người thông qua những việc làm hằng ngày đem lại giá trị cho công ty và bản thân. Ánh xạ vào điều kiện thực tiễn của Rạng Đông, công ty cần đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực của mình.

Vấn đề phát triển chất lượng nguồn nhân lực có thể được cụ thể hóa thông qua:

- Chính sách thu hút nhân tài thông qua chế độ đãi ngộ, tạo môi trường, trang thiết bị kỹ thuật làm việc tốt;

- Cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ bên trong thông qua đào tạo nội bộ, thuyên chuyển cán bộ, bổ nhiệm cán bộ phù hợp với sở trường, năng lực;

- Học hỏi bài học về tư duy quản trị nhân sự của các doanh nghiệp Nhật Bản như: duy trì tỷ lệ thôi việc ở mức thấp, chính sách “cống hiến trọn đời” cho người lao động...

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV.

Chính thông qua việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực không dừng lại ở bất kỳ cấp bậc, phòng ban nào trong công ty sẽ giúp Rạng Đông luôn có một động lực phát triển bền vững. Cụ thể, đối với cán bộ công nhân viên, đó là trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực sáng tạo, mức độ thường xuyên đề xuất cải tiến chất lượng. Còn đối với lực lượng lãnh đạo, đó là năng lực về quản trị nhân sự - lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị sự thay đổi,…Theo tác giả, đây cũng là giải pháp quan trọng nhất giúp gia tăng những lợi thế cạnh tranh của công ty một cách toàn diện và bền vững.

Và một điểm đáng lưu ý, cần được nhấn mạnh, đó là doanh nghiệp nên tập trung thu hút, phát triển các nhân sự giỏi nhưng cần “phụ hợp” với

75

công ty. Tức là, họ là những người có trình độ, có sự hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp, có mong muốn cống hiến và lộ trình phát triển bản thân gắn liền với sự phát triển của Rạng Đông.

4.1.2. Mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh

Như đã phân tích, Rạng Đông đang có lợi thế về quy mô giúp cho chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm khi sản lượng tuyệt đối trong một giai đoạn tăng lên. Một mặt lợi thế này tạo ra một thách thức đối thủ gia nhập ngành phải có quy mô lớn và mạo hiểm với sự phản ứng mạnh mẽ từ những doanh nghiệp hiện có; hoặc chấp nhận gia nhập ngành với bất lợi về chi phí. Mặt khác, nó giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất từ đó thu lợi nhuận nhiều hơn hoặc có sự cạnh tranh về giá cả.

Để thực hiện tốt việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tác giả kiến nghịnên thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xác địnhnhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với sản phẩm định mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Bước 2: Phân tích tìm ra những cơ hội kinh doanh dựa trên việc mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tận dụng lợi thế về quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

- Bước 3: Đưa ra các phương án mở rộng hoạt động kinh doanh (có thể có).

- Bước 4: Đánh giá phương án tối ưu dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của doanh nghiệp và chiến lược đầu tư, phát triển của công ty.

- Bước 5: Hoạch định chi tiết kế hoạch mở rộng sản xuất thông qua các chương trình ngân sách, nhân sự, nguồn vốn, quản lý dự án,…

- Bước 6: Thực thi kế hoạch

- Bước 7: Giám sát việc thực thi và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết)

76

Như vậy, chúng ta có thể nói: Việc mở rộng sản xuất kinh doanh không đồng nghĩa với việc chúng ta đầu tư mới hoàn toàn một dây chuyền sản xuất mới, nhà xưởng mới mà có thể tìm ra cách để tận dụng năng lực sản xuất hiện có (chưa sử dụng hết hoặc sử dụng chưa tối ưu) nhằm đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì vậy, trước mỗi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần hết sức thận trong trong việc lựa chọn giải pháp tối ưu thì giải pháp mở rộng sản xuất mới thực sự đem lại hiệu quả

4.1.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Như đã phân tích, chúng ta thấy rằng để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Rạng Đông cần thực hiện song song 2 giải pháp, đó là: Thứ nhất, đó là hiện đại hóa dây chuyền sản xuất các sản phẩm với công nghệ đã lỗi thời thông qua: (1) ứng dụng các đề xuất cải tiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất; (2) đầu tư mới dây chuyền sản xuất với những dòng sản phẩm vẫn còn chỗ đứng trên thị trường trong dài hạn giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí, bảo vệ môi trường và điều kiện làm việc cho CBCNV.

Thứ hai, đó là đầu tư xây dựng, bố trí lại nhà xưởng, hạ tầng thông tin giúp tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh theo tư tưởng “sản xuất tinh gọn” (cắt giảm tối đa những lãng phí).

Việc áp dụng công nghệ mới, những đề xuất cải tiến trong quá trình vận hành hệ thống không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp gia tăng uy tín thương hiệu Rạng Đông trong mắt người tiêu dùng. Ngoài ra, còn giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động. Ví dụ như: mô hình đầu tư nhà máy thủy tinh không chì của công ty làm hay cải tiến quy trình sản xuất bóng đèn ống, giảm thiểu tác hại của việc sản xuất và sử dụng bóng đèn có sử dụng thủy tinh chứa chì. Qua đó, Rạng Đông không chỉ nâng cao năng lực cạnh

77

tranh về mặt cơ sở vật chất mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với người lao động một cách hết sức cụ thể.

4.1.4. Mở rộng kênh phân phối sản phẩm của công ty

Theo như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta sẽ tích vực hiện đại hóa nông thôn, tích cực triển khai các dự án nhà ở, điện khí hóa cho các vùng chưa có lưới điện quốc gia,… Ngoài ra, cùng với lộ trình mở cửa thị trường Việt Nam cũng là việc các thị trường khác trong khối liên minh kinh tế như FTA, TPP,… Đây chính là một cơ hội vàng để Rạng Đông tận dùng không chỉ để đưa các giải pháp chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng cho nông nghiệp của mình vào thực tiễn mà còn là chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và dài hạn hơn là toàn cầu hóa.

Để làm được điều này, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cần thực hiện các giải pháp sau: (1) Chủ động, liên tục đổi mới trong việc tổ chức và quản lý kênh phân phối; (2) Mở rộng mạng lưới kênh phân phối ra các vùng địa lý xa xôi, hẻo lánh đang nhận được nhiều chính sách điện khí hóa nông thôn cùa Nhà nước, những vùng địa lý đang chiếm ít thị phần; (3) Duy trì mối quan hệ công tác, cùng có lợi giữa công ty và các thành viên trong kênh nhằm gia tăng thị phần và tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng; (4) Mở rộng kênh phân phối ra các nước lân cận, các nước đang nhập khẩu sản phẩm của Rạng Đông.

Nếu có một chiến lược phù hợp, chúng ta tin tưởng rằng vị thế của Rạng Đông sẽ có thể thay đổi “cả về chất và lượng” trong thời gian tới. Khi đó, công ty sẽ chủ động hơn trong việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, công ty có thể vượt kim ngạch xuất khẩu ở mức 15-20% như hiện nay; đồng thời tiến hành chuyển dịch việc sản xuất (nội địa hóa) các sản phẩm ra các thị trường đang hướng tới nhằm tăng năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng.

78

4.1.5. Tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu và xúc tiến thƣơng mại

Như đã phân tích ở Chương 3, năng lực cạnh tranh trong hoạt động xúc tiến thương mại của Rạng Đông đang là bất lợi cạnh tranh lớn nhất so với các đối thủ. Mặc dù hiện nay, công ty vẫn tận dụng được lợi thế là một thương hiệu mạnh tại thị trường Việt Nam nên tiêu chí này chưa ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, với các thị trường mới, thị trường nước ngoài, nếu không thực hiện tốt hoạt động xúc tiến thương mại thì chắc chắn việc thâm nhập và mở rộng thị trường, xa hơn là đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi là cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy, công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: quảng cáo, tổ chức các sự kiện, triển lãm, tham gia các hoạt động vì công đồng,…

Để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, Rạng Đông cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cần chú trọng tới việc quảng bá thương hiệu, tăng cường định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng;

- Tận dụng các hỗ trợ về chính sách của Nhà nước trong quá trình thực thi các hoạt động xúc tiến thương mại;

- Chủ động nghiên cứu về xu hướng vận động của thị trường, nhu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông luận văn ths 2015 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)