0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giải pháp khắc phục các hoạt động can thiệp quân sự trái pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG LUẬT QUỐC TẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 45 -52 )

Hoạt động can thiệp quân sự (bao gồm trái phép và được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc) luôn chứa đựng những bất ổn (đặc trưng của hoạt động can thiệp quân sự là sử dụng lực lượng vũ trang để can dự vào công việc nội bộ của một quốc gia khác) nếu như không được kiểm soát và hạn chế thực hiện. Bên cạnh đó, có những trường hợp rất cần đến sự giúp đỡ và can thiệp từ phía cộng đồng quốc tế điển hình là tổ chức Liên Hiệp Quốc như nạn diệt chủng ở Rwanda năm 1994, thì chỉ nhận được sự im lặng và bàng quan62. Điều này đặt cho chúng ta một câu hỏi liệu vai trò gìn giữ hoà bình (đặc biệt là hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, phá hoại) của Liên Hiệp Quốc có được phát huy tối đa hay chưa ?

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm chính và toàn quyền quyết định trong việc kiểm soát cũng như xác định những mối đe doạ hoà bình và thông qua nghị quyết để hoạt động can thiệp quân sự được triển khai thực hiện kịp thời và hữu hiệu, vì vậy điều đầu tiên để khắc phục hoạt động can thiệp quân sự trái phép là yêu cầu các thành viên của Hội đồng Bảo an (thành viên thường trực và không thường trực) phải hoàn thành nhiệm vụ của mình và hoạt động có hiệu quả. Muốn vậy, trước hết cần phải cải cách lại quá trình quá trình bỏ phiếu thông qua nghị quyết có nội dung can thiệp quân sự. Cụ thể, rất khó để đạt được sự nhất trí trong quá trình bỏ phiếu

61 Như trên số 13.

62 Phương Mai và Lam My, Nỗi đau và những ký ức kinh hoàng của nạn diệt chủng ở Rwanda, CAND online,

GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 41 SVTH: Nguyễn Văn Hạ thông nghị quyết trong trường hợp này, vì 5 nước uỷ viên thường trực có quyền phủ quyết. Quyền phủ quyết (veto): Là việc một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có khả năng ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu chống của mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và không thường trực, bỏ phiếu tán thành. Nói cách khác, đây là việc thực hiện nguyên tắc nhất trí giữa năm nước ủy viên thường trực. Trong suốt quá trình hoạt động của mình với tư cách ủy viên thường trực, tất cả năm nước này đều đã áp dụng quyền phủ quyết của mình trong đó hai nước Mỹ và Liên Xô (cũ) là những nước sử dụng nhiều nhất63. Theo cựu giám đốc pháp lý của Liên Hợp Quốc Hans Corell đề xuất rằng các thành viên thường trực chỉ sử dụng quyền phủ quyết của mình trong tình huống mà hầu hết các lợi ích quốc gia của họ bị ảnh hưởng “nghiêm trọng và trực tiếp”64.

Theo quan điểm của Người viết, việc muốn cải cách quy trình bỏ phiếu thông qua nghị quyết có nội dung về hoạt động can thiệp quân sự của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên được bắt đầu ở việc cải cách quyền phủ quyết của 5 nước uỷ viên thường trực. Các giải pháp được đưa ra trong trường hợp này là: (1) Gia tăng số lượng thành viên của Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết, tức nên kết nạp thêm thành viên mới vào chức vụ uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an để làm hạn chế tính “độc quyền” của 5 thành viên thường trực; (2) Xoá bỏ quyền phủ quyết của 5 nước thành viên thường trực; (3) Hạn chế một phần quyền phủ quyết của các nước uỷ viên thường trực. Nhìn chung, cả 3 giải pháp trên đều ảnh hưởng đến lợi thế độc quyền mà 5 thành viên thường trực được ghi nhận trong Hiến chương cụ thể ở quy định bỏ phiếu tại Điều 27, nếu thực hiện việc cải cách theo 3 giải pháp trên cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sửa đổi, bổ sung Hiến chương. Nhưng theo quy định tại Điều 108 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến chương chỉ được thông qua khi nào được 2/3 các quốc gia thành viên Đại hội đồng, 2/3 các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, bao gồm toàn thể 5 nước thành viên thường trực chấp nhận. Việc ghi nhận phải có được sự chấp nhận của toàn thể 5 nước thành viên thường trực góp phần làm cho các giải pháp trên trở nên gặp nhiều khó khăn và khó thể đạt được.

Theo quan điểm của Người viết, nếu muốn thực hiện việc cải cách quyền phủ quyết một cách khả thi thì đòi hỏi phải kêu gọi được sự tự nguyện chấp nhận cải cách từ phía 5 nước thành viên thường trực. Trong ba giải pháp đã nêu, dựa vào bối cảnh quốc tế, tương quan lực lượng giữa các quốc gia, thì hai giải pháp (1) và (2) đều không khả thi.

63 Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Thông tin cơ bản về Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,

www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060206163738/nr080114135838/ns08011414 0125/newsite m_print_ preview, [truy cập ngày 14-10-2014].

64Hiệp hội Luật sư Quốc tế, Syria: Can thiệp quân sự là bất hợp pháp - nhưng có thể là hợp pháp,

http://www.ibanet.org/Article/Detail.aspx?ArticleUid=26c fd2b 2-e 6cf-4209-903c -9327c76c9bd4, [truy cập ngày 14-10-2014].

GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 42 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Đối với giải pháp (1) nếu một quốc gia muốn trở thành thành viên thường trực để có quyền phủ quyết đòi hỏi quốc gia ấy phải là một cường quốc kinh tế lẫn chính trị để đảm bảo tiếng nói và phối hợp hành động với vai trò của Hội đồng Bảo an. Đối với giải pháp (2) theo Điều 108 Hiến chương, chủ trương xoá bỏ quyền phủ quyết sẽ khó có khả năng vấn đề này sẽ được thông qua vì nó gắn liền trực tiếp đến lợi ích của thành viên thường trực. Tuy nhiên, đối với giải pháp (3) hạn chế một phần quyền phủ quyết của các nước uỷ viên thường trực theo người viết là giải pháp có khả năng thực thi và có thể áp dụng. Hạn chế một phần quyền phủ quyết của các nước thành viên thường trực được hiểu là việc giới hạn phạm vi các công việc, vấn đề mà các thành viên thường trực được sử dụng quyền phủ quyết. Ngoài trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 27 Hiến chương, những vấn đề liên quan đến thủ tục chỉ cần được sự thông qua của 9 ủy viên Hội đồng Bảo an, không nhất thiết phải được sự đồng ý của 5 ủy viên thường trực, trong trường hợp này quyền phủ quyết của 5 nước thành viên thường trực không được sử dụng. Tại khoản 3 Điều 27 Hiến chương, nếu bên liên quan trong tranh chấp là thành viên của Hội đồng Bảo an kể cả thành viên thường trực thì thành viên ấy sẽ không có quyền bỏ phiếu, tức quốc gia thành viên thường trực không có quyền phủ quyết trong trường hợp này. Theo tác giả, việc hạn chế một phần quyền phủ quyết của thành viên thường trực nên được mở rộng hơn nữa, đặc biệt trong trường hợp việc thông qua nghị quyết liên quan đến vấn đề can thiệp quân sự không ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến lợi ích quốc gia thành viên thường trực và cần thiết để giải quyết vấn đề gây đe doạ, phá hoại đến hoà bình và an ninh thế giới, thì các thành viên thường trực không được sử dụng quyền phủ quyết.

Để khắc phục hoạt động can thiệp quân sự trái phép Hội đồng Bảo an cần phải quy định cụ thể hơn trong những trường hợp nào thì hoạt động can thiệp quân sự sẽ được áp dụng, phải đảm bảo rằng việc áp dụng phải phù hợp với tình hình và diễn biến đối với sự việc cần giải quyết. Hoạt động can thiệp quân sự (hành động sử dụng vũ lực) chỉ được quy định sơ bộ trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 với một số Điều tại Chương VII (Điều 39, 42, 43, 44, 45, 46, 47 và Điều 51), và những Điều này chỉ quy định hành động can thiệp quân sự trong trường hợp, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xác định được mối đe doạ, phá hoại hoà bình và cần thiết áp dụng. Vậy theo Hội đồng Bảo an hành vi nào trên thực tế bị coi là đe doạ, phá hoại đến hoà bình và cần thiết để áp dụng biện pháp can thiệp quân sự ? Trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc không quy định cụ thể trường hợp nào là hoà bình bị đe doạ và phá hoại mà chỉ đề cập đến thẩm quyền xác định sự tồn tại của các mối đe doạ, phá hoại đến hoà bình là của Hội đồng Bảo an.

Do việc xác định những trường hợp nào là hoà bình bị đe doạ và phá hoại chưa được thống nhất và quy định cụ thể, cộng với quá trình xác định của Hội đồng Bảo an

GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 43 SVTH: Nguyễn Văn Hạ không được giám sát thực hiện, nên tính vô tư và chính xác trong việc xác định sự tồn tại của các mối đe doạ, phá hoại đến hoà bình của Hội đồng Bảo an chưa được đảm bảo một cách tối đa và dưới một góc độ nào đó quá trình xác định phụ thuộc vào ý chí của Hội đồng Bảo an. Cùng với đó, nếu không quy định những trường hợp cụ thể hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại, nó sẽ góp phần làm cho quá trình xác định và giải quyết vấn đề đe doạ, phá hoại đến hoà bình trở nên chậm trễ và làm gia tăng các hoạt động can thiệp quân sự trái phép.

Hòa bình là trạng thái xã hội không có xung đột, không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Dựa vào khái niệm hoà bình và thực tiển đời sống quốc tế, theo quan niệm của người viết, thuật ngữ “mối đe doạ hoà bình” không chỉ được hiểu dừng lại ở các hành vi xâm lược hoặc có ý đồ xâm lược từ sự xung đột giữa các quốc gia mà còn được xác định trong một số trường hợp khác như: Hành vi có sự đe doạ nghiêm trọng đến nhân quyền, cụ thể hành vi ấy phải thoả điều kiện: Có sự thiệt hại tính mạng con người ở số lượng và cấp độ báo động có thể được thực hiện thông qua các cuộc nội chiến, bằng các hành động tội ác như thanh lọc sắc tộc, diệt chủng, khủng bố, thảm xác…; Tình trạng tàng trữ vũ khí huỷ diệt hàng loạt… Tóm lại, bất kì một sự kiện hoặc một quá trình gây ra số lượng tử vong lớn, giảm cơ hội sống sót và làm suy yếu quốc gia-một nhân tố cơ bản của hệ thống thế giới thì đều được coi là mối đe dọa đến hòa bình. Giải pháp cuối cùng để khắc phục hoạt động can thiệp quân sự trái phép là cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt về kinh tế lẫn ngoại giao như cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao đối với các quốc gia thực hiện trái phép hoạt động này.

GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 44 SVTH: Nguyễn Văn Hạ

KẾT LUẬN

Can thiệp quân sự được hiểu như là một biện pháp cần thiết và là một phương sách tối giản góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế được Liên Hiệp Quốc áp dụng và thực hiện trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Trong quá trình nghiên cứu, người viết xác định hai trường hợp hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng thông qua Điều 51 của Hiến chương, đó là tự vệ chính đáng và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh thế giới.

Hành động can thiệp quân sự được thực hiện trên danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: Thứ nhất, phải do Hội đồng Bảo an trực tiếp chỉ huy và kiểm soát. Thứ hai, phải do lực lượng quân sự quốc tế triển khai. Lực lượng quân sự này được lập nên thông qua các hiệp định cung cấp quân do Liên Hiệp Quốc kí kết với các quốc gia thành viên được quy định tại Điều 43. Vì vậy, các quốc gia thành viên cần phải chủ động thực hiện nghĩa vụ góp quân, phối hợp hoạt động với tổ chức Liên Hiệp Quốc nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai, thực hiện được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

Theo quan niệm của pháp luật quốc tế, việc thực hiện hoạt động can thiệp quân sự của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chỉ được tính đến khi hội đủ hai điều kiện: Khi Hội đồng Bảo an xác định được mối đe doạ, phá hoại đến hoà bình hoặc có hành vi xâm lược; Khi các biện pháp hoà bình đã được áp dụng nhưng không đạt được kết quả. Ngày nay, tình trạng hoạt động can thiệp quân sự đơn phương và trái phép hoặc được sử dụng như là một công cụ để các quốc gia thực hiện ý đồ riêng làm phương hại đến các chủ thể khác của luật quốc tế đang ngày càng gia tăng. Để hạn chế những tình trạng đó, hoạt động can thiệp quân sự cần phải được thống nhất kiểm soát và chỉ huy thực hiện dưới thẩm quyền của tổ chức Liên Hiệp Quốc đồng thời Liên Hiệp Quốc cũng cần phải đưa ra những biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao có đủ sức răn đe đối với những hành vi trái phép. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu người viết đã đề xuất một số giải pháp về xác định “mối đe doạ hoà bình” và cải cách “quyền phủ quyết” của Hội đồng Bảo an, để đảm bảo tính vô tư của Hội đồng Bảo an trong việc xác định “mối đe doạ hoà bình” góp phần làm cho quá trình can thiệp quân sự được áp dụng một cách chính xác và kịp thời, làm giảm các hoạt động can thiệp quân sự trái phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục điều ước quốc tế

1. Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia. 2. Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945.

3. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ngày năm 1948.

Danh mục các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc

1. Nghị quyết số 2625 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970 Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

2. Nghị quyết số 3314 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 14 tháng 12 năm 1974 tuyên bố về cách định nghĩa xâm lược.

3. Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 29 tháng 11 năm 1990.

4. Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 17 tháng 3 năm 2011.

5. Nghị quyết số 2085 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 20 tháng 12 năm 2012.

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. FreudenschuB H., “Article 39 of the UN Charter Revisited: Threats to the Peace and the Recent Practice of the UN Security Council”, AJPIL, số 46, 1993.

2. Giáo trình luật quốc tế Đại học luật Hà Nội (tái bản lần thứ 4), NXB Công an nhân dân Hà Nội, 2007.

3. Greenwood, “New World Order or Old? The Invasion of Kuwait and the rule of Law”, MLR, số 55, 1992, page 153.

4. J. L. Holzgrefe and Robert O. Keohane, Humanitarian intervention ethical, legal, and political dilemmas, Cambridge university press, First published 2003.

5. Lý Vân Anh, Những thực tiển mới trong an ninh tập thể hiện nay: Giải thích chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 3 (58), 2004.

6. Mark Lattimer, Peoples under Threat 2013 Civilian protection and military intervention, Minority Rights Group International, Published 2013.

7. Maurice Arbour, Droit international public, 3ed, Yvon Blair, 1997.

8. Ngô Văn Thìn, can thiệp nhân đạo quốc tế, Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

9. Nguyễn Thị Xuân Sơn, Can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế hiện đại, Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

10. PLou Pingeot và Wolfgang Obenland, In whose name? A critical view on the Responsibility to Protect, Rosa Luxemburg Stiftung-New York Office and Global Policy, 2014.

11. Quigley, “The US and the UN in the persian Gulf war: New Order or Disorder?”, Corrnell International Law Journal, số 25, 1992.

12. Trần Thị Vân Trà, Luật quốc tế và học thuyết can thiệp nhân đạo, Khoa luật. Đại

Một phần của tài liệu CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG LUẬT QUỐC TẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 45 -52 )

×