học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P)
Được phát triển trên cơ sở lập luận về hoạt động can thiệp quân sự khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền và xuất phát từ mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, cả hai học thuyết còn chứa đựng những khiếm khuyết. Đối với học thuyết can thiệp nhân đạo cho thấy việc xác định tình huống để can thiệp quân sự còn gây nhiều tranh cãi và chưa rõ ràng, nó xác định cơ sở để thực hiện hoạt động can thiệp nhân đạo dựa trên sự đánh giá chủ quan của quốc gia là khi có dấu hiệu của sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người tại một quốc gia khác, từ đó nó góp phần làm cho tình trạng sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng và là lý lẽ cho các quốc gia thực hiện với ý đồ riêng của mình mà không hẳn là vì mục đích nhân đạo. Dù được phát triển và lập luận chắc chắn hơn học thuyết nhân đạo nhưng học thuyết trách nhiệm vẫn chỉ dừng lại ở lý luận của các thuyết gia mà nó vẫn chưa được nâng lên thành một quy phạm pháp luật trong luật quốc tế, đặc biệt hoạt động can thiệp quân sự liên quan trực
39 International Coalition for the Responsibility to Protect , An introduction to the Responsibility to protect,
GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 24 SVTH: Nguyễn Văn Hạ tiếp đến vấn đề nhạy cảm chủ quyền lãnh thổ quốc gia, và tất nhiên hành vi can thiệp đơn phương của một hoặc một số quốc gia vào quốc gia khác dưới danh nghĩa R2P là rất khó chấp nhận khi chưa được sự thông qua của cộng đồng quốc tế (Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc).
Tóm lại, cơ sở pháp lý duy nhất cho bất kì hành vi can thiệp quân sự vào một quốc gia khác là phải được sự thông qua của Hội đồng Bảo an bằng một nghị quyết theo Chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc; do Hội đồng Bảo an chỉ huy và kiểm soát. Học thuyết nhân đạo hay học thuyết trách nhiệm R2P không tạo thành cơ sở pháp lý cho việc can thiệp đơn phương vào một quốc gia khác, ngay cả vì mục đích nhân đạo.
GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 25 SVTH: Nguyễn Văn Hạ
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1 Quy định về hoạt động can thiệp quân sự trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc