Can thiệp quân sự-áp dụng theo học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P)

Một phần của tài liệu can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 28)

Khi cơ sở lập luận của học thuyết nhân đạo cho hành động can thiệp quân sự còn tạo ra nhiều tranh cãi và bị cộng đồng quốc tế lên án thì thế kỉ XXI đánh dấu sự ra đời và phát triển của một học thuyết với tên gọi là học thuyết trách nhiệm bảo vệ với hi vọng việc can thiệp quân sự vì lý do nhân đạo sẽ được tiến hành một cách hợp lý, hiệu quả và ít gây tranh cải hơn.

Khái niệm trách nhiệm bảo vệ được nhắc đến trong bài báo cáo cùng tên gọi của Uỷ ban quốc tế về can thiệp và chủ quyền quốc gia do chính phủ Canada thành lập, cho rằng: Mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình tránh thảm hoạ từ những cuộc tàn sát, xung đột và đói kém nhưng khi quốc gia đó không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân của mình khỏi những thảm hoạ đó thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự37. Theo khái niệm trên, có thể thấy một điểm vượt trội so với học thuyết nhân đạo mà học thuyết trách nhiệm bảo vệ mang lại, rằng hoạt động can thiệp quân sự không phải là “quyền” mà đã trở thành “nghĩa vụ” của cộng đồng quốc tế.

Trong bài báo cáo của mình, Uỷ ban quốc tế về can thiệp và chủ quyền quốc gia do chính phủ Canada thành lập xác định rõ hai nguyên tắc cơ bản: (1) Chủ quyền quốc gia đi kèm với trách nhiệm và trách nhiệm chính cho việc bảo vệ người dân là nằm về phía quốc gia; (2) Khi người dân phải gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng do nội chiến, bạo động hay đàn áp hoặc sự thất bại của nhà nước, và quốc gia liên quan không thể hoặc không muốn ngăn chặn tình trạng đó thì nguyên tắc không can thiệp phải tuân thủ trách nhiệm quốc tế về nghĩa vụ quốc gia38.

Can thiệp quân sự theo học thuyết trách nhiệm chỉ được thực hiện vì mục đích nhân đạo như là một biện pháp đặc biệt và ngoại lệ, phải bảo đảm được rằng hoạt động này chỉ được thực hiện trong trường hợp có sự đe doạ nghiêm trọng đến nhân quyền, cụ thể: Thiệt hại tính mạng con người ở cấp độ báo động, được xác định trên thực tế và phải thấy rõ đó có phải hành vi diệt chủng hay không, là sản phẩm kết quả xuất phát từ chủ ý của quốc gia đó hay không, xuất phát từ sự bỏ mặt của quốc gia hoặc không có khả năng để hành động cứu giản, hay xuất phát từ tình trạng bất ổn chính trị của quốc gia. Thanh lộc sắc tộc quy mô lớn, được xác định trên thực tế và phải thấy rỏ có sự thảm sát, trục xuất, khủng bố, hay cưỡng đoạt.

37 Report of the International Commission on Intervention and State Sovereignty (ICISS), The Responsibility to Protect 2001, The International Development Research Centre, 2001, page 8.

38 Report of the International Commission on Intervention and State Sovereignty (ICISS), The Responsibility to Protect 2001, The International Development Research Centre, 2001, page 11.

GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 23 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Đỉnh điểm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với học thuyết trách nhiệm được thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh thế giới của Liên Hiệp Quốc năm 2005, khi mà R2P đối với tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại nhân loại được ghi nhận trong văn bản cuối cùng của hội nghị, đoạn 138-139 của tài liệu kết quả hội nghị thượng đỉnh thế giới. Bên cạnh đó, tài liệu còn ghi nhận nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ người dân trước các tội ác nói trên là thuộc về quốc gia, trong khi cộng đồng quốc tế cần khuyến khích và giúp đỡ các quốc gia thực hiện nghĩa vụ này, cũng như có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp ngoại giao, nhân đạo và các biện pháp hoà bình khác để giúp bảo vệ người dân, bao gồm cả biện pháp can thiệp quân sự nhưng phải theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc39. Điều này cho thấy học thuyết trách nhiệm vẫn chưa được công nhận như một quy phạm pháp luật của luật quốc tế và việc sử dụng vũ lực vẫn được điều chỉnh áp dụng theo Hiến chương. Trong một chuẩn mực nhất định, học thuyết R2P được xem như là một học thuyết pháp lý quốc tế với tư cách là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Học thuyết R2P tuy không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế và tạo ra một quy phạm mới trong luật pháp quốc tế nhưng thay vào đó, chức năng của học thuyết R2P có lẽ là định ra các tiêu chí (các tình huống cụ thể) cho hành động quân sự, đồng thời xác định trách nhiệm cụ thể của những bên liên quan. Cho đến nay, học thuyết trách nhiệm bảo vệ đã đôi lần được dẫn chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp trong một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Điển hình như nghị quyết số 1973 năm 2011 của Hội đồng Bảo an để “bảo vệ thường dân và cũng vùng dân cư bị đe dọa tấn công” tại Libya.

Một phần của tài liệu can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)