0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nguyên nhân của các hoạt động can thiệp quân sự trái pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG LUẬT QUỐC TẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 44 -45 )

Hoạt động can thiệp quân sự trái phép là một hoạt động đơn phương, sử dụng lực lượng vũ trang của quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ, lãnh thổ của quốc gia khác và chưa hoặc không được sự thông qua từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Dựa vào hai cuộc can thiệp quân sự khi chưa hoặc không được sự thông qua của Liên Hiệp Quốc, NATO vào Kosovo (năm 1999) và Mỹ vào Iraq (năm 2003), có thể rút ra kết luận rằng: Các quốc gia, các tổ chức quốc tế thực hiện hoạt động can thiệp quân sự đều đưa ra nguyên nhân chủ quan cho hành động của mình là để ngăn chặn “thảm hoạ nhân đạo” sắp xảy ra, và sự đàn áp nghiêm trọng phổ biến, giải quyết những mối đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là bề nổi được các nước nắm quyền thực hiện biểu lộ ra bên ngoài nhằm để tránh sự phản ứng gay gắt và kêu gọi sự ủng hộ từ phía cộng đồng quốc tế cho hành động của mình.

Ở một phương diện khác, nguyên nhân sâu xa của việc thực hiện các hoạt động can thiệp quân sự trái phép được người viết xem xét ở hai góc độ: Kinh tế và chính trị.

GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 40 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Dưới góc độ kinh tế: Xuất phát vì lợi ích kinh tế. Một câu hỏi được đặt ra trong trường hợp này, liệu quốc gia thực hiện việc can thiệp quân sự là vì quan tâm đến hoà bình hay chỉ sử dụng hành động này để che đậy cho mục đích kinh tế như việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lợi kinh tế từ quốc gia bị can thiệp…

Dưới góc độ chính trị: Hoạt động can thiệp quân sự được sử dụng để khẳng định vai trò và vị trí đồng thời nâng tầm ảnh hưởng của quốc gia trong khu vực và thế giới. Ví dụ như hoạt động can thiệp của NATO vào Kosovo, khủng hoảng Kosovo xảy ra đúng vào thời điểm Mỹ cho rằng thế và lực của mình đang rất mạnh và Mỹ đang muốn khẳng định vai trò siêu cường duy nhất, nắm quyền bá chủ thế giới61. Ngoài ra, hoạt động can thiệp quân sự được hiện để giải quyết mâu thuẩn chính trị, sự thù địch sắc tộc, tôn giáo…

Nhìn chung, hai góc độ kinh tế và chính trị đồng nhất tại một điểm là vì lợi ích quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, nếu không xét đến nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân chủ quan được các quốc gia thực hiện đưa ra, dưới góc nhìn khách quan cho thấy, sự khó khăn và chậm trể trong việc để đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc liên quan đến hoạt động can thiệp quân sự cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho quá trình can thiệp quân sự trái phép gia tăng.

Một phần của tài liệu CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG LUẬT QUỐC TẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 44 -45 )

×