Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật quốc tế về hoạt động can thiệp

Một phần của tài liệu can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn (Trang 41)

phải chỉ từ một quốc gia. Can thiệp quân sự là một phương sách cuối cùng, chỉ được sử dụng khi các phương pháp hòa bình can thiệp không thành công. Ngoài ra, can thiệp quân sự còn có khả năng ngăn chặn các chính phủ bộc lộ sự thối nát và độc tài được hình thành và phát triển trong tương lai.

2.3.2 Nhược điểm của hoạt động can thiệp quân sự

Trong khi chắc chắn có một số lợi thế rất lớn do sự can thiệp quân sự mang lại, bên cạnh đó hoạt động này cũng chứa đựng một số nhược điểm. Can thiệp quân sự là một biện pháp cực kỳ bạo lực và quyết liệt, vì vậy chỉ khi nào thật sự cần thiết hoạt động này mới được thực hiện. Thật không may, các chính phủ thường không xem xét lựa chọn hòa bình, mà thường lựa chọn trực tiếp tiến hành các biện pháp vũ lực. Do vậy, với mong muốn ngay lập tức lựa chọn biện pháp vũ lực đã làm cho hoạt động can thiệp quân sự diễn biến phức tạp và Liên Hiệp Quốc gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát, thêm vào đó là hoạt động can thiệp quân sự trái phép chưa có biện pháp xử lí thoả đáng.

Ngoài ra, hoạt động can thiệp quân sự được coi là giải pháp thích hợp cho một vụ việc cụ thể nhưng quá trình triển khai và áp dụng của nó sẽ gặp không ít khó khăn và không thể đáp ứng kịp thời để giải quyết vấn đề đang diễn ra, do thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thường khó đạt được một tiếng nói chung trong việc thông qua những nghị quyết về cho phép và triển khai hoạt động can thiệp quân sự. Thêm vào đó, trong quá trình can thiệp hoạt động can thiệp quân sự sẽ gặp một số trở ngại, hoạt động can thiệp quân sự lấy quân đội là điểm cốt yếu, mà lực lượng quân đội để thực hiện hoạt động can thiệp đều xuất phát từ sự đóng góp từ các quốc gia muốn tham gia vào hoạt động này, có thể hiểu là dựa trên sự đóng góp theo nghĩa vụ quốc tế (tức đóng góp dựa trên sự tự nguyện và thoả thuận). Do là hoạt động mang tính chất cưỡng chế, sử dụng sức mạnh quân sự nên can thiệp quân sự cũng mang một nguy cơ rất lớn về thương vong hoặc là thường dân hay quân đội.

2.4 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật quốc tế về hoạt động can thiệp quân sự quân sự

2.4 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật quốc tế về hoạt động can thiệp quân sự quân sự khi nó được thực hiện và tuân thủ theo pháp luật quốc tế, tức hoạt động can thiệp quân sự phải được sự chỉ huy và kiểm soát bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh mục đích là để bảo vệ, gìn giữ, khôi phục hoà bình khi các biện pháp phi quân sự được áp dụng để giải quyết các mối đe doạ, ảnh hưởng đến hoà bình nhưng không đem lại kết quả, trong thực tiển hoạt động, can thiệp quân sự cũng chứa đựng, phát sinh nhiều rủi ro. Đầu tiên, hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện dưới sự cho phép của Hội

Một phần của tài liệu can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn (Trang 41)