Triển khai thực hiện hoạt động can thiệp quân sự

Một phần của tài liệu can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 34)

Sự triển khai, thực hiện hoạt động can thiệp quân sự theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc được quy định từ Điều 43 đến Điều 47 bao gồm các quá trình:

Quá trình thông qua

Hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết trong trường hợp này chỉ được thông qua sau khi 9 uỷ viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu tán thành, trong đó có tất cả các uỷ viên thường trực (khoản 3 Điều 27 Hiến chương Liên hiệp Quốc).

Quá trình chuẩn bị lực lượng quân sự

Khi hoạt động can thiệp quân sự đã được chấp thuận để thực hiện, trong một thời gian sớm nhất Hội đồng Bảo an sẽ tiến hành các cuộc đàm phán, thương lượng, kí kết một hay những hiệp định quy định chi tiết về việc triển khai hoạt động quân sự (gồm số lượng, loại binh chủng, mức độ chuẩn bị, bố trí, phương tiện…) với một hoặc một nhóm quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Quá trình tham vấn với các quốc gia góp quân

Trước khi Hội đồng Bảo an yêu cầu một thành viên không có đại diện tại Hội đồng Bảo an cung cấp lực lượng vũ trang để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết (hỗ trợ trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế), theo Điều 44 Hiến chương thì quốc gia thành viên không có đại diện tại Hội đồng Bảo an có quyền tham gia định ra những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về sơ bộ sử dụng lực lượng vũ trang thuộc quốc gia của mình.

Cung cấp lực lượng không quân của các nước thành viên

Trong trường hợp cấp bách, các biện pháp quân sự khẩn cấp được áp dụng thì các quốc gia thành viên phải cung cấp lực lượng không quân để phối hợp với các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động sẽ được Hội đồng Bảo an ấn định thông qua sự hỗ trợ của Uỷ ban tham mưu quân sự.

Trong quá trình thực hiện hoạt động can thiệp quân sự, để lập ra những kế hoạch sử dụng lực lượng quân sự hoặc việc chỉ huy lực lượng quân sự, Hội đồng Bảo an chủ yếu dựa trên sự tham vấn, hỗ trợ từ Uỷ ban tham mưu quân sự. Cụ thể, Uỷ ban tham mưu quân sự sẽ tư vấn và giúp đỡ Hội đồng Bảo an về mọi vấn đề liên quan đến yêu cầu quân sự, từ việc tuyển dụng cho đến việc chịu trách nhiệm chỉ huy chiến lược cho tất cả các lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội đồng Bảo an.

Tóm lại, hoạt động can thiệp quân sự được cho phép thực thi, thông qua bởi nghị quyết của Hội đồng Bảo an và nội dung ấn định lực lượng quân sự đáp ứng cho quá trình can thiệp được thực hiện bởi những hiệp định, thoả thuận giữa Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với các quốc gia thành viên góp quân. Ngoài việc tham mưu, góp ý

GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 29 SVTH: Nguyễn Văn Hạ cho Hội đồng Bảo an về lĩnh vực quân sự, Uỷ ban tham mưu quân sự còn là cơ quan giữ vai trò chỉ huy lực lượng quân sự đặt dưới sự điều hành của Hội đồng Bảo an.

Một phần của tài liệu can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)