Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội và khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo (Trang 42)

2.2.1. Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội.

2.2.1.1. Hiện trạng giao thông nói chung.

a, Cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội.

- Mạng lưới quốc lộ hướng tâm

Hà Nội là thành phố có mạng lưới đường dạng vòng tròn xuyên tâm với các đường hướng tâm hướng vào trung tâm thành phố và các đường vành đai hỗ trợ. Mạng lưới đường như vậy cùng với đường nhỏ hẹp là nguyên nhân gây nên ách tắc giao thông vào giờ cao điểm. Mạng lưới đường quốc lộ hướng vào trung tâm Hà Nội gồm:

Quốc lộ 1A phía Bắc: Nối Hà Nội với cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Quốc lộ 1A phía Nam: Tuyến đường xuyên suốt chiều dài cả nước từ Bắc vào Nam. Quốc lộ 5: Là tuyến đường nối Hà Nội với Hải Phòng.

Quốc lộ 6: Tuyến đường này nối Hà Nội với các tỉnh phía Tây và Tây Nam. Quốc lộ 2 và 3: Quốc lộ 2 nối với đường Bắc Thăng Long – Nội Bài,

Quốc lộ 32: Đây là tuyến bắt đầu từ thị xã Sơn Tây đi thẳng vào trung tâm Hà Nội. Cao tốc Láng – Hòa Lạc: với chủ trương tạo cơ sở cho việc triển khai xây dựng chuỗi đô thị đối trọng Miếu Mông – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây. Nhà nước đã quyết định xây dựng tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc với chiều dài hơn 30 km đảm bảo mối liên hệ trực tiếp giữa trung tâm Hà Nội và chuỗi đô thị này.

•Giao thông đối nội:

Mật độ mạng lưới thấp và phân bố không đều. Mật độ bình quân ở khu vực nội thành là 0.87km/km2 chỉ bằng 35-40% so với mức trung bình trên thế giới.

Đường Giải Phóng đoạn từ Văn Điển - Kim Liên mặt cắt ngang đã được mở rộng tới 38,5 – 42m với 4 – 6 làn xe mới.

Đường Nguyễn Trãi mặt cắt ngang 50 – 60m với 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và có đường dành riêng cho xe buýt.

Đường 32 đoạn Cầu Giấy đến Thăng Long có mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe. Đường Nguyễn Văn Cừ với mặt cắt ngang chỉ đảm bảo cho 4 làn xe chạy liên tục và có 2 làn xe thô sơ rộng 5.5m.

Cùng với sự mở rộng của các đường đô thị hướng tâm đã mở rộng và xây dựng một số đường cấp thành phố trong khu vực nội thành nhằm tăng khả năng thông qua trên các trục giao thông chính.

Tuyến đường Liễu Giai – Ngọc Khánh có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe chạy. Tuyến đường Trần Khắc Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên có mặt cắt ngang rộng 50 – 54m với 4 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ.

Tuyến đường Yên Phụ đi Nhật Tân có mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 đến 6 làn xe chạy. Tuyến đường Kim Mã – Cầu Giấy có mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe chạy. Tuyến đường Thái Hà – HTK có mặt cắt ngang rộng tới 80m với 4 làn xe chạy.

Tuyến đường Hoàng Quốc Việt có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe cơ giới và dự trữ cho đường sắt đô thị.

•Giao thông đối ngoại.

Đây là các tuyến đường vành đai được xây dựng nhằm giải tỏa, điều phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Hà Nội cũng như mạng lưới giao thông đối ngoại. Quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được chính phủ phê duyệt năm 1998 định hướng cho giao thông Hà Nội có 4 tuyến đường vành đai:

Vành đai1: Nguyễn Khoái – Trần Khắc Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – La Thành – Ô chợ Dừa – Giảng Vừ – Ngọc Khỏnh – Liễu Giai – Hoàng Hoa Thám.

Vành đai 2: Minh Khai – Ngó Tư Vọng – Ngó Tư Sở - đường Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân – Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phỳ Thượng sang xã Vĩnh Ngọc qua Đông Hội, Đồng Trứ, Quốc lộ 5 tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai.

Vành đai 3: Bắc Thăng Long-Nội Bài – Mai Dịch – Phạm Hùng – Thanh Xuân – Pháp Vân

Sài Đồng – Cầu Đuống (mới) – Ninh Hiệp – Việt Hùng nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Vành đai 4: Bắt đầu từ phía Nam thị xã Phúc Yên qua xã Mê Linh và vượt xã Đại mạch sang xã Thượng Cát đi song song phía ngoài đường 70 và giao với đường 32 tại xóm Kim Chung và giao với đường Láng – Hòa Lạc (Km 8 + 500), qua ga Hà Đông, Ngọc Hồi và vượt sông Hồng tại Vạn Phúc sang xã Thắng Lợi (Cầu Mễ Sở) và giao với quốc lộ 5 tại Như Quỳnh và đi thẳng nối tiếp vào đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh

- Hiện trạng nút giao thông trong đô thị.

Hệ thống giao thông Hà Nội có nhiều giao cắt, chỉ tính trong nội thành có khoảng 600 nút giao cắt đồng mức và rất ít các nút giao thông khác mức. Nắp đặt được 108 nút đèn tín hiệu giao thông mới. Chính tình trạng nút giao thông là đồng mức nên tạo rất nhiều giao cắt và dẫn đến xung đột và gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông thường xuyên. Các nút giao thông đã cải tạo và lắp đèn mới như là:

Nút Daewoo với hệ thống đèn 3 pha đã khắc phục được hiện tượng ùn tắc giao thông, giảm được tai nạn giao thông tại đây.

Nút Nam Chương Dương: Đây là một nút giao khác mức tương đối hiện đại và cơ bản khắc phục được hiện tượng ùn tắc giao thông.

Nút ngã tư Vọng: Đây cũng là giao cắt khác mức, các xung đột tại nút đã được hạn chế tối đa, đã cơ bản khắc phục được tình hình ùn tắc giao thông và hoạt động có hiệu quả hơn .

Một số nút khác cũng đã có đèn tín hiệu 3 pha như: Nút Tôn Thất Tùng-Chùa Bộc, Phố Huế- Đại Cồ Việt ,Cát Linh. Các nút còn lại là đèn hai pha.

Phần lớn hệ thống đèn tín hiệu điều khiển hiện nay mới chỉ có 2 pha nên trong nhiều trường hợp làm cho dòng phương tiện càng trở nên phức tạp hơn. Nút giao thông tại khách sạn Daewoo đã được nâng cấp thành nút điều khiển 3 pha làm tăng khả năng thông qua của nút.

- Hiện trạng các bến xe, bải đỗ xe.

•Bến xe.

Bến xe phía Tây (Mỹ Đình): Phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách từ tả ngạn sông Hồng đi các tỉnh phía Tây- Bắc và ngược lại. Có diện tích 30.000m2 thuộc địa bàn xã Mỹ Đình - Hà Nội. Lượt xe trung bình là 280 xe/ngày, lượng HK bình quân là 2350 HK/ngày.

Bến xe phía bắc (Gia Lâm): Có diện tích là 11468,5m2 thuộc quận Long Biên - HN. Lượt xe trung bình trong ngày là 300 xe/ngày, lượng HK trung bình là 855 HK/ngày.

Bến xe phía Nam (Giáp Bát): Có diện tích 36000 m2 thuộc địa bàn phường Giáp Bát- Hoàng Mai -Hà Nội. Bến xe phía Nam đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Hà Nội đi các

tỉnh: Thái Bình, Nam Định,các tỉnh phía Nam Hà Nội cho đến các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Số lượng khách bình quân 390 xe/ngày, lượng hành khách bình quân là 6440 HK/ngày.

Trạm Thanh Xuân (bến đi Sơn La): Có diện tích 400m2, phục vụ hành khách đi Sơn La và một số tỉnh phía Bắc. Năng lực thông qua của bến là 60 xe/ngày. Tổng lượt khách ra vào bến khoảng 200 HK/ngày.

Bến xe Lương Yên: Được xây dựng nhằm giải tỏa cho bến xe Gia Lâm ở mạn phía Bắc của thành phố với diện tích 10200m2.

Ngoài ra còn có các bến xe nhỏ khác như: Bến xe Nước Ngầm, bến xe Hà Đông,...

•Hệ thống các điểm đỗ xe trong thành phố

Toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội – sở GTCC đang quản lý 126 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2. Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe.

Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố.

Hình (2.1): Cơ cấu bãi đỗ xe theo loại hình phương tiện hiện nay tại Hà Nội

Diện tích đỗ xe của thành phố Hà Nội mới đạt 160 nghìn m2, chiếm 0,22% diện tích thành phố, chỉ đảm bảo được 10% nhu cầu đỗ xe. Các điểm đỗ xe công cộng ở Hà Nội:

Bến xe Nam Thăng Long: Đây là điểm đầu cuối được thiết kế chuẩn dành riêng cho xe buýt công cộng, là điểm đầu cuối của 4 tuyến xe buýt.

Bến xe Hà Đông: đây là điểm trung chuyển lớn giữa vận tải liên tỉnh phía Đông và vận tải nội đô. Đây là điểm đầu cuối của 5 tuyến xe buýt.

Điểm đỗ xe Kim Ngưu: Đây là điểm đầu cuối của 3 tuyến xe buýt, diện tích tương đối rộng đáp ứng được nhu cầu trong giao đoạn hiện nay.

Điểm đỗ xe Trần Khánh Dư: Đây là điểm trung chuyển tạm thời của 6 tuyến xe buýt do vị trí không thuận lợi .

Điểm đỗ xe Long Biên: Đây là điểm trung chuyển lớn nhất của mạng lưới xe buýt Hà Nội. Hiện nay là điểm đầu cuối của 8 tuyến xe buýt và có 8 tuyến thông qua.

Điểm đỗ xe Nguyễn Công Trứ: Đây là điểm đỗ xe buýt mới được quy hoạch. Tuy nhiên mới là điểm đầu cuối của tuyến xe buýt số 23.

Điểm đỗ xe Nội Bài: Điểm đỗ xe này nằm ở khuôn viên của sân bay Nội Bài, thuận lợi cho hành khách từ sân bay đi vào nội thành.

Điểm đỗ xe Ga Hà Nội: Đây là điểm trung chuyển quan trọng phục vụ hành khách từ Ga Hà Nội đi các nơi.

Bến xe Kim Mã: Có diện tích 3724m2. Trước đây, nó là một bến xe phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh. Nó nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội nên thường xuyên làm cản trở giao thông, gây ách tắc giao thông. Hiện nay bến xe Kim Mã chỉ là điểm đỗ dành riêng cho xe buýt.

b, Hành vi thàm gia giao thông của người dân.

Do thiếu hụt về cơ sở hạ tầng giao thông cộng với tình trạng đào xới lòng đường viả hè đã là giảm khả năng thông qua của các trục đường,

gây tai nạn và ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Tình trạng đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè bị lấn chiếm vừa làm giảm diện tích lòng đường vừa mất mĩ quan đô thị.

Cơ cấu phương tiện hỗn hợp với nhiều loại phương tiện với các tính năng khác nhau gây khó khăn trong việc tổ chức giao thông.

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 11 tháng 2008 là 920 vụ (giảm 8% so cùng kỳ năm trước) làm chết 693 người (giảm 3%) và làm bị thương 492 người (giảm 36%).

2.2.1.2. Hiện trạng giao điểm trung chuyển. chuyển.

a, Hiện trạng cơ sở hạ tầng các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội.

- Điểm dừng, nhà chờ, pano:

Trên toàn mạng có 1029 điểm dừng, 190 nhà chờ và 26 pano.

Hình (2.2): Biểu đồ cơ cấu phương tiện trên 9 trục đường chính Hà Nội

Trong thời gian đầu, việc bố trí điểm dừng ưu tiên mục tiêu thuận lợi để thu hút khách hang. Nhưng trong điều kiện tăng trưởng rất nhanh về hành khách, mật độ giao thông cao và tần suất các tuyến xe buýt hiện nay đã bộc lộ những bất cập về vị trí các điểm dừng làm giảm hiệu quả khai thác phương tiện và khó khăn trong quá trình vận hành của lái xe, nhiều trường hợp là nguyên nhân của mất an toàn giao thông.

Các điểm dừng, nhà chờ hiện nay vẫn chưa xây dựng công trình tạo khả năng tiếp cận của người khuyết tật đối với xe buýt.

- Điểm đầu cuối, điểm trung chuyển.

Hiện có 31 điểm đầu cuối trên địa phận Hà Nội, trong đó có 12 điểm là có vị trí đỗ riêng, còn lại 19 điểm phải đỗ tạm trên lòng đường.

Trong các điểm đầu cuối có vị trí đỗ riêng, chỉ có một số tại các bến xe là được phân khu, quy hoạch hợp lý, còn lại hầu hết chỉ là có sân bãi đỗ không có công trình phụ trợ, tại các vị trí tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất kỳ lúc nào, đây là bất cập lớn nhất cho hoạt động xe buýt. Các vị trí được sắp xếp thứ tự nơi đỗ và nơi đón khách an toàn như: Bến xe Giáp Bát, bến xe Gia Lâm, bế xe Hà Đông, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Gia Thuỵ, bãi đỗ xe Kim Ngưu,…

Các điểm trung chuyển trên thường được kết hợp với các điểm dừng nơi tập trung nhiều xe buýt đi qua, không có công trình phụ trợ. Tại một số điểm trung chuyển lớn, tần suất hoạt động của các tuyến buýt cao nhưng chỉ có điểm 1 dừng xe buýt nên xảy ra tình trạng các xe buýt phải chờ nối đuôi nhau vào điểm dừng gây ùn tắc giao thông.

Bảng (2.2): Các điểm trung chuyển của thành phố Hà Nội .

TT Vị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số tuyến

1 Bến xe Giáp Bát 3,16,21,25,28,29,32,37 8

2 Điểm đỗ Long Biên 1,4,8,15,17,33,36 7

3 Điểm đỗ Trần Khánh Dư 2,7,10,19,20,35 6

4 Bến xe Hà Đông 1,19,17,37 4

5 Bến xe Kim Mã 7,12,13,18,20 5

6 Bên xe Nam Thăng Long 25,27,35,38 4

7 Bến xe Gia Lâm 3,22,34 3

8 Bãi xe Kim Ngưu 26,30,38 3

9 Bến xe Mỹ Đình 13,16,34 3

Các bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông, bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình là các bến xe liên tỉnh có nhiệm vụ trung chuyển hành khách giữa vận tải liên tỉnh và vận tải nội đô. Tại bến xe có khu vực dành riêng cho hoạt động buýt nhưng do giới hạn về diện tích bến nên khu vực dành riêng cho vận tải buýt rất hạn chế.

b, Hành vi tham gia giao thông tại các điểm dừng điểm trung chuyển.

- Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có trục đường Nguyễn Trãi có đường dành riêng cho xe buýt còn lại các phương tiện buýt tham gia giao thông cùng với các phương tiện khác. Phương tiện buýt phải đi trên làn đường ôtô (làn đường cách xa vỉa hè nhất) nên khi vào đón trả khách tại các diểm dừng thì phải tạt vào làn đường gần vỉa hè do đó có tác động tới dòng giao thông. Các tác động có thể nói tới ở đây là tăng xung đột tiềm ẩn, làm giảm vận tốc dòng xe.

- Hiện tượng vào bến không hiệu quả của xe buýt xảy ra nhiều trên các trục đường nhất là những giờ thấp điểm. Đó là trường hợp xe và bến mà không có khách lên cũng không có khách xuống. Hiện tượng này cần phải nghiên cứu để làm giảm thiếu thời gian chạy xe.

- Tại các giờ cao điểm vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng các phương tiện buýt đi nối hàng dài trên đường nguyên nhân chính là do tắc nghẽn giao thông.

2.2.1.3. Định hướng quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020. thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Tất cả các dự án về giao thông đều được thống kê trong: Dự án phát triển vận tải của thành phố Hà Nội vào năm 2020 được Thủ tưởng thông qua năm 1998. Thị phần về giao thông vận tải công cộng được dự báo vào những năm 2005 là 25%, năm 2010 là 30%, và năm 2020 là 50%.

Vào năm 2010, giao thông công cộng phải đáp ứng được 25 đến 30% nhu cầu đi lại của hành khách, trong đó hệ thống đường sắt nội đô từ 5% đến 10%. Con số này vào năn 2020 tương ứng là 50% đến 60% và 25% đến 30% đối với hệ thống đường sắt nội đô.

Nhằm thực hiện những mục tiêu trong quy hoạch phát triển cần có nhiều dự án được

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w