Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (báo cáo đầu tư)

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo (Trang 61)

3.1.1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

3.1.1.1. Căn cứ pháp lý.

Hiện chưa có quyết định về quy hoạch tổ chức và thiết kế điểm trung chuyển ga Hà Nội

3.1.1.2. Căn cứ kinh tế kỹ thuật.

a, Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong phần hạ tầng:

- Quy phạm thiết kế đường ôtô TCVN 4054-05 - Đường đô thị - yêu cầu thiết kế TCXDVN 104:2007

- Quy phạm kỹ thuật công trình dành cho người tàn tật tiếp cận công trình công cộng - Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN - 237 - 01.

- Quy phạm thiết kế thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20 TCN - 51- 84. - Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống - quyết định số 166 QĐ ngày 22/02/75. - Tham khảo số tay kỹ sư tư vấn giám sát công trình.

b, Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong phần kiến trúc (nhà chờ).

- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737 - 1995. - Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT TCVN 5574 - 1991 - Tiêu chẩn thiết kế nền và móng 20 TCVN 21 - 86. - Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng TCVN 5578 - 91.

- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá TCVN 5573 - 1991. - Kết cấu gạch đá TCVN 4085 - 85.

- Kết cấu thép TCVN 5575 - 1991. - Cấp thoát nước TCVN 4447 - 92.

- Quy phạm thi công và nghiệm thu BTCT TCVN 4453 - 87. - Thi công cáp điện TCXD 25 - 1999.

- Quy phạm thiết kế thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20TN 51-84 - Các tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan: tiêu chuẩn PCCC, chống sét.

c, Căn cứ lập tổng mức đầu tư.

- Nghị định số 16/2005/TT - BXD ngày 13/10/2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toác chi phí xây dựng công trình.

- Căn cứ Nghi định số 209/2006/NĐ - CP ngày 16/12/2004 cyar Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Định mức dự toán XDCB số 24/2005/QĐ - BXD của bộ xây dựng.

- Đơn giá XDCB số 19/11/2006/QĐ - UBND của UBND thành phố Hà Nội.

- Đơn giá xây dựng công trình: Phần lắp đặt ban hành theo quyết định số 204/2006/QĐ - UBND ngày 21/11/2006 của UBND thành phố Hà Nội.

- Thông tư số 05/2007/TT - BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Công bố giá vật liệu xây dựng số 01/2008/CBGVL - LS ngày 30/12/2007 của Liên Sở Tài chính - Sở xây dựng thành phố Hà Nội.

- Đinh mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình kèm theo văn bản 1751/BXD - VP ngày 14/08/2007 của bộ xây dựng.

- Căn cứ đơn giá khảo sát xây dựng thành phố Hà Nội ban hành kem theo quyết định số 193/2006/QĐ - UBND ngày 25/10/2006 của UBND thành phố Hà Nội.

- Định mức dự toán xây dựng công trình - phần khảo sát xây dựng ban hành theo quyết định số 28/2005//QĐ - BXD ngày 10/08/2005 của Bộ xây dựng.

3.1.2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

Quy mô đầu tư của dự án đám bảo các yếu tố kỹ thuật công trình như chiếu sáng, môi trường, thoát nước, quản lý điều hành vận tải, dịch vụ khách hàng và đáp ứng khả năng tiếp cận của phương tiện và hành khách. Vì vậy công trình cần thực hiện các hạng mục chính sau:

- Xây ke và nhà chờ đảm bảo diện tích phục vụ tiếp cận giữa hành khách và phương tiện buýt.

- Hệ thống chiếu sáng, vệ sinh môi trường và thoát nước. - Trạm quản lý điều hành và dịch vụ khách hàng.

- Tổ chức giao thông.

* Phân tích quy mô diện tích ke và nhà chờ: Ke và nhà chờ phải đáp ứng được diện tích phục vụ tiếp cận giữa hành khách và phương tiện buýt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chiều dài bờ ke đảm bảo phương tiện vào đón trả khách thuận lợi, an toàn. Theo quan sát tại 2 điểm dừng trên đường Lê Duẩn thì tại đây có 10 tuyến buýt đi qua nhưng tình trạng các phương tiện vào bến cùng lúc xảy ra khá nhiều (7 lần/giờ) vì thế cần xây dựng ke nhà chờ đáp ứng cho 3 phương tiện cùng vào đón trả

khách. Chiều dài bờ ke đáp ứng cho 3 phương tiện vào đón trả khách được tính như sau: Bao gồm chiều dài phương tiện (lbuýt = 8m), khoảng cách anh toàn 2 phương tiện khi dừng (e = 3.5m) và bán kính quy vòng phương tiện khi ra khỏi điểm dừng (RQV).

Bán kính quay vòng của phương tiện khi ra khỏi bến được tính theo công thức (tính cho đường không bố trí siêu cao):

Rksc = ) ( 127 2 n i V

µ (m) “theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô

TCVN 0454 - 05”

Trong đó:

in : Độ dốc ngang mặt đường (%)

µ: Hệ so đẩy ngang µ = 0.04 - 0.05, để cải thiện điểu kiện chạy xe.

V: vận tốc phương tiện khi ra khỏi bến (km/h)

Áp dụng tính cho xe buýt tại điểm dựng dự kiến trước khu vực ga Hà Nội:

Vận tốc ra bến là 5km/h, in = 1% thì bán kính quay vòng của xe buýt RQV = 4.9m ÷ 6,6m. Lựa

bán kính quay vòng lớn nhất khi thiết kế để đảm bảo độ êm thuận cho khách hàng.

Vậy chiều dài bờ ke cần áp dụng cho 3 phương tiện buýt vào đón khách là lke= 3x(lbuyt + RQV ) = 3x(8 + 6.6 ) +4x3.5 = 57.8 m ≈ 58 m

Ke và nhà chờ đáp ứng diện tích cho lượng hành khách đợi xe buýt và lên xuống thuận tiện. Với lượng khách đứng đợi trung bình vào giờ cao điểm là 304 người (năm 2015), diện tích tối thiếu cho hành khách và hành lý mang theo và tiện cho việc di chuyển là 3người/m2, như vậy với 304 người thì cần diện tích đứng tối thiếu là 304/3 = 101.3m2

. Phần diện tích đáp ứng cho trao đổi hành khách là 25% diện tích đứng đợi 25% x 101.3 =25.3m2

và phần diện tích lắp đặt các chi tiết khác (ghế ngồi, thùng rác, vách nhà chờ...) khoảng 15m2. Vậy diện tích tối thiếu của ke nhà chờ là 101.3+25.3+15 = 142m2.

Vậy diện tích bờ ke được lựa chọn là 58x3.5 = 203m2 đáp ứng được cả 2 điều kiện trên. - Xây dựng 1 trạm điều hành tại ga.

- Lựa chọn hình thức đầu tư BT (xây dựng và chuyển giao).

3.1.3. Các phương án vị trí, địa điểm xây dựng công trình.3.1.3.1. Đề xuất phương án vị trí xây dựng: 3.1.3.1. Đề xuất phương án vị trí xây dựng:

Từ các kết quả điều tra nhu cầu của hành khách đối với vận tải buýt tại ga và hiện trạng các tuyến buýt đi qua ga tác giá đưa ra 2 phương án xây dựng như sau:

Phương án 1: Xây dựng nhà chờ tại vị trí (D1) - vị trí điểm dừng trước đây nhưng đã bị di chuyển.

Hình (3.2): Vị trí nhà chờ theo phương án 1.

Phương án 2: Xây dựng nhà chờ tại vị trí (D2) - vị trí sát khu vực đỗ xe tải và khu vực đỗ xe hiện tại.

Hình (3.3): Vị trí nhà chờ theo phương án 2.

3.1.3.2. Lựa chọn phương án:

Mục tiêu lựa chọn phương án là tạo được mức tốt nhất khả năng tiếp cận của phương tiện buýt với hành khách và phù hợp với cảnh quan.

Xem xét 2 phương án đã đưa ra ở trên ta nhận thấy về vị trí cảnh quan thì đều phù hợp (không nằm chính diện cửa Ga) song lại có sự bất cập trong phục vụ các tuyến buýt vào đón trả khách. Cụ thể như sau:

- Đối với phương án 1: Nếu đặt tại vị trí D1 thì khoảng cách giữa phòng chờ tàu đến nhà chờ xe buýt là ngắn nhất nhưng các tuyến buýt 11, 43, 52 có lộ trình đi từ đường Trần Hưng Đạo sang đường Lê Duẩn không thể vào đón trả khách tại đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với phương án 2: Nếu đặt tại vị trí D2 thì khoảng các từ phòng chờ tàu đến nhà chờ em buýt dài hơn so với phương án 1, tuyến buýt 38 từ đường Lê Duẩn chạy vào đường Trần Hưng Đạo cũng không thể vào đón trả khách ở đây. Nhưng nếu đặt vị trí điểm trung chuyển theo phương án này thì các phương tiện đi từ đường Trần Hưng Đạo ra sẽ tiếp cận được với hành khách tại ke. Chứng minh sau đây sẽ làm rõ điều này:

Hình (3.4): Phân tích khả năng tiếp cận của xe buýt theo phương án 2.

Theo phương án này thì ke sẽ được đặt ở vị trí các nhà vệ sinh công cộng 5m, khi đó nếu xe buýt nằm ở làn đường thứ 2 trên đường Trần Hưng Đạo bắt đầu rẽ trái vào đường Lê Duẩn thì chiều dài thực tế để xe buýt vào đón trả khách tại điểm chờ cuối là 61,64m. Phân tích chiều dài theo lý thuyết đủ để xe buýt vào đón khách thuận tiện được tính như sau:

Áp dụng công thức tính bán kính quay vòng của phương tiện ứng với dường cong bằng không bố trí siêu cao thì bán kính quay vòng từ đường Trần Hưng Đạo sang đường Lê Duẩn với vận tốc rẽ là 10km/h là RQV = 20m, đoạn cung tròng tính toán được là 11.6m (ứng với góc quay 330), chiều dài đủ để xe buýt đi thắng trên đường Lê Duẩn bằng RQV = 20m, Sauk hi quay vòng xe buýt sẽ nằm ở làn thứ 2 trên đường Lê Duẩn so với ke. Để xe buýt vào bến đón trả khách thì còn phải chuyển làn, khoảng cách chuyển làn là 12m/làn. Như vậy tổng quảng đường theo lý thuyết đủ để xe buýt vào đón trả khách thuận tiện là

20 + 12x2 = 44m<61,64, do đó điều kiện thực tế đáp ứng được việc vào bến của các xe từ đường Trần Hưng Đạo rẽ trái Lê Duẩn.

- Việc thay đối lộ trình của 3 tuyến buýt 11, 43, 52 rất khó khăn trong khi việc thay đối lộ trình tuyến 38 lại dễ dàng hơn nhiều. Khoảng cách đi bộ của hành khách từ nhà chờ xe buýt đến phòng chờ tàu cũng không chênh lệch đáng kể theo phương án 1 thì khoảng cách này là 16m còn theo phương án 2 thì 100m trong khi có thế bố trí không gian thuận tiện cho hành khách đi bộ an toàn giữa khoảng này.

Như vậy với các mục tiêu kể trên thì phương án thứ 2 được lựa chọn.

3.1.4. Phân tích phương án thiết kế các hạng mục công trình.

3.1.4.1. Các hạng mục thuộc công trình điểm trung chuyển ga Hà Nội.

Các hạng mục thuộc công trình điểm trung chuyển ga Hà Nội bao gồm: Hạng mục phần xây dựng và hạng mục phần khảo sát.

a, Các hạng mục phần xây dựng:

- Mặt đường: đường tiếp cận của xe buýt với nhà chờ, diện tích đỗ xe. - Nhà chờ: ke, mái, vách nhà chờ, bảng thông tin, quảng cáo, ghế ngồi. - Thoát nước: rãnh, cống thoát nước, ga thu, ga thăm dò.

- Chiếu sáng: đèn chiếu sáng, cáp ngầm. - Môi trường: cây xanh, ghế đá, thu gom rác.

- Tổ chức giao thông: làm biến bảo, kẻ vạch sơn, trạm điều hành và bán vé.

b, Các hạng mục phần kháo sát:

- Kháo sát lưu lượng. - Kháo sát vận tốc.

- Điều tra nhu cầu hành khách. - Kiểm tra sức chịu tải nền đường.

3.1.4.2. Phương án thiết kế các hạng mục công trình phần xây dựng.

a, Mục tiêu thiết kế.

- Thiết kế đúng theo quy trình, tiêu chuẩn có liên quan (nêu trong phần 3.1.1.) - Thiết kế đảm bảo mức chi phí xây dựng thấp nhất có thể.

- Thiết kế tạo khả năng tiếp cận tốt nhất của hành khách với VTHKCC kể cả người khuyết tật.

b, Mặt đường:

Trên kết quả khảo sát cho thấy hiện trạng mặt đường và khu vực đỗ xe tại ga Hà Nội trong tình trạng tốt không phải cải tạo lại.

- Ke: Ke được thiết kế bờ ngoài tại khu dừng xe buýt xây xiên góc 150 thuận tiện cho xe buýt đón khách và nhập dòng. Bờ sau của ke được xây thắng và có bố trí hạ vỉa cho người khuyết tật. Chiều dài là 58m, chiều rộng hẹp nhất là 3m rộng nhất là 5m, loại vỉa được sử dụng làm bờ ke là vỉa 16x53x100cm. Mặt ke được lát gạch Model OD-40 kích thước 400x400x(30-32)mm. Tại bờ trong ke có bố trí 4 điểm hạ vỉa cho người khuyết tật, vỉa được hạ vào phía trong nền ke với góc nghiêng 300, sâu 80cm, rộng 150cm. Biện pháp hạ vĩa này sẽ không gây khó khăn cho việc thực hiện công tác vệ sinh.

Hình (3.5): Thiết kế ke và hạ vỉa cho người khuyết tật.

- Mái nhà chờ: Mái nhà chờ thiết kế thuôn dài bao quát toàn bộ khu vực ke có chiều dài là 59m. chiều rộng 5m, thiết kế theo kiểu mái treo vừa hiện đại dể lắp đặt mà độ bền cao. Mái nhà chờ lợp bằng tôn AUSTNAM dày 0,45mm.

- Ghế ngồi: Thiết kế ghế ngồi có chiều dài 185cm, chân cao 50cm sử dụng ống thép D76x3mm có mặt trên hẹp tránh tình trạng hành khách nằm trên ghế làm mất mỹ quan đô thị.

- Vách nhà chờ: Vách nhà chờ không thiết kế liền theo chiều dai ke mà có bố trí các khoản là đường lên ke cho hành khách và người khuyết tật. Vách nhà chờ thiết kế treo cách nền ke 1m tạo không gian thoáng.

- Bảng thông tin, bảng quản cáo: Bảng thông tin và bảng quản cáo thiết kế treo cách nền ke 1m bố trí trên vách nhà chờ mà không ngăn cách các điểm đón khách nhằm tăng diện tích đứng là vận động của hành khách.

cm cm cm cm cm cm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình (3.6): Mặt cắt ngang nhà chờ và mặt cắt dọc ghế ngồi thiết kế cho điểm dừng gà Hà Nội.

d, Hệ thống thoát nước:

Rãnh thoát nước được bố trí ngầm trong lòng ke, có bố trí 3 ga thu trực tiếp tại vị trí hẹp nhất của ke và có cửa thu hướng về 2 bên trươc cửa thu có lưới chắn rác.

W

C

m m

Hình (3.7): Bố trí rãnh thoát nước và mặt cắt ngang hố ga.

e, Chiếu sáng:

Bố trí 2 cột đèn cao áp ở 2 đầu ke, cột gần cữa ga bố trí 4 bộ bong đèn 150w, còn cột kia bố trí 2 bộ bong đèn 150w. Cột đèn thì sử dụng loại cột thép liền cần mạ kẽm M24x300x300x675. Cáp điện được bố trí ngầm trong lòng đất và bên trong cột, sử dụng loại cáp CU/XLPE/DSTA/PVC 4x10.

f, Môi trường:

Không bố trí trồng cây xanh tại khu vực này mà chỉ bố trí 4 thùng thu gom rác trên ke, việc bố trí các chậu hoa cây cảnh là do quản lý ga sắp đặt trước cửa ra vào ga.

g, Tổ chức giao thông:

- Tổ chức lại lộ trình tuyến 38.

Bảng (3.1) Lộ trình tuyến 38 trước và sau khi thay đổi.

SỐ HIỆU TUYẾN

TÊN TUYẾN

LƯỢT ÐI QUA CÁC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH LƯỢT VỀ QUA CÁC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH 38 Bến xe Nam Thăng Long - Mai Động

BX Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Bưởi - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Kim Mã - Giang Văn Minh - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Cao Đạt - Bạch Mai - Minh Khai - Nguyễn Tam Trinh- Cầu Voi - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu).

Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu) - Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu -

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo (Trang 61)