a, Mục tiêu thiết kế.
- Thiết kế đúng theo quy trình, tiêu chuẩn có liên quan (nêu trong phần 3.1.1.) - Thiết kế đảm bảo mức chi phí xây dựng thấp nhất có thể.
- Thiết kế tạo khả năng tiếp cận tốt nhất của hành khách với VTHKCC kể cả người khuyết tật.
b, Mặt đường:
Trên kết quả khảo sát cho thấy hiện trạng mặt đường và khu vực đỗ xe tại ga Hà Nội trong tình trạng tốt không phải cải tạo lại.
- Ke: Ke được thiết kế bờ ngoài tại khu dừng xe buýt xây xiên góc 150 thuận tiện cho xe buýt đón khách và nhập dòng. Bờ sau của ke được xây thắng và có bố trí hạ vỉa cho người khuyết tật. Chiều dài là 58m, chiều rộng hẹp nhất là 3m rộng nhất là 5m, loại vỉa được sử dụng làm bờ ke là vỉa 16x53x100cm. Mặt ke được lát gạch Model OD-40 kích thước 400x400x(30-32)mm. Tại bờ trong ke có bố trí 4 điểm hạ vỉa cho người khuyết tật, vỉa được hạ vào phía trong nền ke với góc nghiêng 300, sâu 80cm, rộng 150cm. Biện pháp hạ vĩa này sẽ không gây khó khăn cho việc thực hiện công tác vệ sinh.
Hình (3.5): Thiết kế ke và hạ vỉa cho người khuyết tật.
- Mái nhà chờ: Mái nhà chờ thiết kế thuôn dài bao quát toàn bộ khu vực ke có chiều dài là 59m. chiều rộng 5m, thiết kế theo kiểu mái treo vừa hiện đại dể lắp đặt mà độ bền cao. Mái nhà chờ lợp bằng tôn AUSTNAM dày 0,45mm.
- Ghế ngồi: Thiết kế ghế ngồi có chiều dài 185cm, chân cao 50cm sử dụng ống thép D76x3mm có mặt trên hẹp tránh tình trạng hành khách nằm trên ghế làm mất mỹ quan đô thị.
- Vách nhà chờ: Vách nhà chờ không thiết kế liền theo chiều dai ke mà có bố trí các khoản là đường lên ke cho hành khách và người khuyết tật. Vách nhà chờ thiết kế treo cách nền ke 1m tạo không gian thoáng.
- Bảng thông tin, bảng quản cáo: Bảng thông tin và bảng quản cáo thiết kế treo cách nền ke 1m bố trí trên vách nhà chờ mà không ngăn cách các điểm đón khách nhằm tăng diện tích đứng là vận động của hành khách.
cm cm cm cm cm cm
Hình (3.6): Mặt cắt ngang nhà chờ và mặt cắt dọc ghế ngồi thiết kế cho điểm dừng gà Hà Nội.
d, Hệ thống thoát nước:
Rãnh thoát nước được bố trí ngầm trong lòng ke, có bố trí 3 ga thu trực tiếp tại vị trí hẹp nhất của ke và có cửa thu hướng về 2 bên trươc cửa thu có lưới chắn rác.
W
C
m m
Hình (3.7): Bố trí rãnh thoát nước và mặt cắt ngang hố ga.
e, Chiếu sáng:
Bố trí 2 cột đèn cao áp ở 2 đầu ke, cột gần cữa ga bố trí 4 bộ bong đèn 150w, còn cột kia bố trí 2 bộ bong đèn 150w. Cột đèn thì sử dụng loại cột thép liền cần mạ kẽm M24x300x300x675. Cáp điện được bố trí ngầm trong lòng đất và bên trong cột, sử dụng loại cáp CU/XLPE/DSTA/PVC 4x10.
f, Môi trường:
Không bố trí trồng cây xanh tại khu vực này mà chỉ bố trí 4 thùng thu gom rác trên ke, việc bố trí các chậu hoa cây cảnh là do quản lý ga sắp đặt trước cửa ra vào ga.
g, Tổ chức giao thông:
- Tổ chức lại lộ trình tuyến 38.
Bảng (3.1) Lộ trình tuyến 38 trước và sau khi thay đổi.
SỐ HIỆU TUYẾN
TÊN TUYẾN
LƯỢT ÐI QUA CÁC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH LƯỢT VỀ QUA CÁC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH 38 Bến xe Nam Thăng Long - Mai Động
BX Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Bưởi - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Kim Mã - Giang Văn Minh - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Cao Đạt - Bạch Mai - Minh Khai - Nguyễn Tam Trinh- Cầu Voi - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu).
Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu) - Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Quốc Từ Giám - Cát Linh - Giang Văn Minh - Kim Mã - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Bưởi - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - BX Nam Thăng Long.
LỘ TRÌNH MỚI CỦA TUYẾN XE 38
38 Bến xe Nam Thăng Long - Mai Động
BX Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Bưởi - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Kim Mã - Giang Văn Minh - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Cao Đạt - Bạch Mai - Minh Khai - Nguyễn Tam Trinh- Cầu Voi - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu).
Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu) - Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Quốc Từ Giám - Cát Linh - Giang Văn Minh - Kim Mã - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Bưởi - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - BX Nam Thăng Long.
Hình (3.8): Lộ trình tuyến 38 đoạn qua ga Hà Nội trước và sau khi thay đổi - Phương án tổ chức điểm đón trả khách của các tuyến.
• Hiện trạng:
Các tuyến 11, 43, 52 đi từ đường Trần Hưng Đạo sang Lê Duẩn như đã phân tích ở (phần 3.1.3.2) thì bố trí đón khách tại điểm đỗ thứ 3.
Như đã nêu ở phần hiện trạng phần (2.2.2.2.) thì các tuyến buýt thường tới bến cùng lúc là: 03 - 01, 32 - 09, 32 - 11, 32 - 40, 38 - 01. Trong đó tần suất phương tiện các tuyến giảm dần theo thứ tự 32, 11, 40, 49, 09, 52, 03, 43, 01, 38. Lượng hành khách lên xuống giảm dần theo thứ tự 32, 03, 01, 09, 40, 49, 43, 11, 52, 38.
Việc bố trí điểm đón khách của các tuyển buýt phụ thuộc vào các tiêu chí sau:
Bảng (3.2): Chấm điểm các tiêu chí bố trí điểm đón khách tại nhà chờ.
Các tiêu chí Điểm đánh giá (không
đáp ứng trừ 2 điểm) Đám báo sự tiếp cận của phương tiện với điểm đỗ 4 điểm (ưu tiên số 1)
Các phương tiện có xảy ra hiện tượng tới bến cùng lúc thì không được
bố trí cùng điểm đón khách 4 điểm (ưu tiên số 1)
Phương tiện có tần suất lớn hơn nên bố trí điểm đỗ phía trước 3 điểm (quan trọng) Bố trí điểm đỗ phân phối lượng khách lên xuống (2 tuyến có lượng
khách lên xuống nhiếu nhất không cùng điểm đỗ) 3 điểm ( quan trọng)
• Phương án và đánh giá:
Từ hiện trạng đã nêu trên ta có 2 phương án bố trí điểm đón trả khách như sau:
Bảng (3.3): Phương án vị trí điểm đón trả khách. Phương án 1 Phương án 2 Vị trí số Điểm chấm Vị trí số Điểm chấm 1 2 3 1 2 3 32, 38, 49 40, 09, 03 11, 43, 52, 01 13 40, 09, 01 32,38,49 11,43,52, 03 14
• Lựa chọn phương án: Từ đánh giá trên ta quyết định lựa chọn phương án 2.
Hình (3.9): Bố trí điểm đón trả khách tại nhà chờ. - Tổ chức lại bãi đỗ trước sân ga Hà Nội.
Trước khu vực ga Hà Nội bố trí đỗ xe máy của khách bên trái (so với cổng ga) sát với nhà vệ sinh công cộng. Xe taxi chỉ bố trí 1 dãy đỗ để đảm báo không gian rộng cho người đi bộ an toàn trên sân ga đoạn từ nhà chờ xe buýt đến phòng chờ tàu.
Hình (3.10): Thiết kế ô đỗ taxi
Hình (3.11): Thiết kế ô đỗ xe máy