Các phương án vị trí, địa điểm xây dựng công trình

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo (Trang 64)

3.1.3.1. Đề xuất phương án vị trí xây dựng:

Từ các kết quả điều tra nhu cầu của hành khách đối với vận tải buýt tại ga và hiện trạng các tuyến buýt đi qua ga tác giá đưa ra 2 phương án xây dựng như sau:

Phương án 1: Xây dựng nhà chờ tại vị trí (D1) - vị trí điểm dừng trước đây nhưng đã bị di chuyển.

Hình (3.2): Vị trí nhà chờ theo phương án 1.

Phương án 2: Xây dựng nhà chờ tại vị trí (D2) - vị trí sát khu vực đỗ xe tải và khu vực đỗ xe hiện tại.

Hình (3.3): Vị trí nhà chờ theo phương án 2.

3.1.3.2. Lựa chọn phương án:

Mục tiêu lựa chọn phương án là tạo được mức tốt nhất khả năng tiếp cận của phương tiện buýt với hành khách và phù hợp với cảnh quan.

Xem xét 2 phương án đã đưa ra ở trên ta nhận thấy về vị trí cảnh quan thì đều phù hợp (không nằm chính diện cửa Ga) song lại có sự bất cập trong phục vụ các tuyến buýt vào đón trả khách. Cụ thể như sau:

- Đối với phương án 1: Nếu đặt tại vị trí D1 thì khoảng cách giữa phòng chờ tàu đến nhà chờ xe buýt là ngắn nhất nhưng các tuyến buýt 11, 43, 52 có lộ trình đi từ đường Trần Hưng Đạo sang đường Lê Duẩn không thể vào đón trả khách tại đây.

- Đối với phương án 2: Nếu đặt tại vị trí D2 thì khoảng các từ phòng chờ tàu đến nhà chờ em buýt dài hơn so với phương án 1, tuyến buýt 38 từ đường Lê Duẩn chạy vào đường Trần Hưng Đạo cũng không thể vào đón trả khách ở đây. Nhưng nếu đặt vị trí điểm trung chuyển theo phương án này thì các phương tiện đi từ đường Trần Hưng Đạo ra sẽ tiếp cận được với hành khách tại ke. Chứng minh sau đây sẽ làm rõ điều này:

Hình (3.4): Phân tích khả năng tiếp cận của xe buýt theo phương án 2.

Theo phương án này thì ke sẽ được đặt ở vị trí các nhà vệ sinh công cộng 5m, khi đó nếu xe buýt nằm ở làn đường thứ 2 trên đường Trần Hưng Đạo bắt đầu rẽ trái vào đường Lê Duẩn thì chiều dài thực tế để xe buýt vào đón trả khách tại điểm chờ cuối là 61,64m. Phân tích chiều dài theo lý thuyết đủ để xe buýt vào đón khách thuận tiện được tính như sau:

Áp dụng công thức tính bán kính quay vòng của phương tiện ứng với dường cong bằng không bố trí siêu cao thì bán kính quay vòng từ đường Trần Hưng Đạo sang đường Lê Duẩn với vận tốc rẽ là 10km/h là RQV = 20m, đoạn cung tròng tính toán được là 11.6m (ứng với góc quay 330), chiều dài đủ để xe buýt đi thắng trên đường Lê Duẩn bằng RQV = 20m, Sauk hi quay vòng xe buýt sẽ nằm ở làn thứ 2 trên đường Lê Duẩn so với ke. Để xe buýt vào bến đón trả khách thì còn phải chuyển làn, khoảng cách chuyển làn là 12m/làn. Như vậy tổng quảng đường theo lý thuyết đủ để xe buýt vào đón trả khách thuận tiện là

20 + 12x2 = 44m<61,64, do đó điều kiện thực tế đáp ứng được việc vào bến của các xe từ đường Trần Hưng Đạo rẽ trái Lê Duẩn.

- Việc thay đối lộ trình của 3 tuyến buýt 11, 43, 52 rất khó khăn trong khi việc thay đối lộ trình tuyến 38 lại dễ dàng hơn nhiều. Khoảng cách đi bộ của hành khách từ nhà chờ xe buýt đến phòng chờ tàu cũng không chênh lệch đáng kể theo phương án 1 thì khoảng cách này là 16m còn theo phương án 2 thì 100m trong khi có thế bố trí không gian thuận tiện cho hành khách đi bộ an toàn giữa khoảng này.

Như vậy với các mục tiêu kể trên thì phương án thứ 2 được lựa chọn.

3.1.4. Phân tích phương án thiết kế các hạng mục công trình.

3.1.4.1. Các hạng mục thuộc công trình điểm trung chuyển ga Hà Nội.

Các hạng mục thuộc công trình điểm trung chuyển ga Hà Nội bao gồm: Hạng mục phần xây dựng và hạng mục phần khảo sát.

a, Các hạng mục phần xây dựng:

- Mặt đường: đường tiếp cận của xe buýt với nhà chờ, diện tích đỗ xe. - Nhà chờ: ke, mái, vách nhà chờ, bảng thông tin, quảng cáo, ghế ngồi. - Thoát nước: rãnh, cống thoát nước, ga thu, ga thăm dò.

- Chiếu sáng: đèn chiếu sáng, cáp ngầm. - Môi trường: cây xanh, ghế đá, thu gom rác.

- Tổ chức giao thông: làm biến bảo, kẻ vạch sơn, trạm điều hành và bán vé.

b, Các hạng mục phần kháo sát:

- Kháo sát lưu lượng. - Kháo sát vận tốc.

- Điều tra nhu cầu hành khách. - Kiểm tra sức chịu tải nền đường.

3.1.4.2. Phương án thiết kế các hạng mục công trình phần xây dựng.

a, Mục tiêu thiết kế.

- Thiết kế đúng theo quy trình, tiêu chuẩn có liên quan (nêu trong phần 3.1.1.) - Thiết kế đảm bảo mức chi phí xây dựng thấp nhất có thể.

- Thiết kế tạo khả năng tiếp cận tốt nhất của hành khách với VTHKCC kể cả người khuyết tật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b, Mặt đường:

Trên kết quả khảo sát cho thấy hiện trạng mặt đường và khu vực đỗ xe tại ga Hà Nội trong tình trạng tốt không phải cải tạo lại.

- Ke: Ke được thiết kế bờ ngoài tại khu dừng xe buýt xây xiên góc 150 thuận tiện cho xe buýt đón khách và nhập dòng. Bờ sau của ke được xây thắng và có bố trí hạ vỉa cho người khuyết tật. Chiều dài là 58m, chiều rộng hẹp nhất là 3m rộng nhất là 5m, loại vỉa được sử dụng làm bờ ke là vỉa 16x53x100cm. Mặt ke được lát gạch Model OD-40 kích thước 400x400x(30-32)mm. Tại bờ trong ke có bố trí 4 điểm hạ vỉa cho người khuyết tật, vỉa được hạ vào phía trong nền ke với góc nghiêng 300, sâu 80cm, rộng 150cm. Biện pháp hạ vĩa này sẽ không gây khó khăn cho việc thực hiện công tác vệ sinh.

Hình (3.5): Thiết kế ke và hạ vỉa cho người khuyết tật.

- Mái nhà chờ: Mái nhà chờ thiết kế thuôn dài bao quát toàn bộ khu vực ke có chiều dài là 59m. chiều rộng 5m, thiết kế theo kiểu mái treo vừa hiện đại dể lắp đặt mà độ bền cao. Mái nhà chờ lợp bằng tôn AUSTNAM dày 0,45mm.

- Ghế ngồi: Thiết kế ghế ngồi có chiều dài 185cm, chân cao 50cm sử dụng ống thép D76x3mm có mặt trên hẹp tránh tình trạng hành khách nằm trên ghế làm mất mỹ quan đô thị.

- Vách nhà chờ: Vách nhà chờ không thiết kế liền theo chiều dai ke mà có bố trí các khoản là đường lên ke cho hành khách và người khuyết tật. Vách nhà chờ thiết kế treo cách nền ke 1m tạo không gian thoáng.

- Bảng thông tin, bảng quản cáo: Bảng thông tin và bảng quản cáo thiết kế treo cách nền ke 1m bố trí trên vách nhà chờ mà không ngăn cách các điểm đón khách nhằm tăng diện tích đứng là vận động của hành khách.

cm cm cm cm cm cm

Hình (3.6): Mặt cắt ngang nhà chờ và mặt cắt dọc ghế ngồi thiết kế cho điểm dừng gà Hà Nội.

d, Hệ thống thoát nước:

Rãnh thoát nước được bố trí ngầm trong lòng ke, có bố trí 3 ga thu trực tiếp tại vị trí hẹp nhất của ke và có cửa thu hướng về 2 bên trươc cửa thu có lưới chắn rác.

W

C

m m

Hình (3.7): Bố trí rãnh thoát nước và mặt cắt ngang hố ga.

e, Chiếu sáng:

Bố trí 2 cột đèn cao áp ở 2 đầu ke, cột gần cữa ga bố trí 4 bộ bong đèn 150w, còn cột kia bố trí 2 bộ bong đèn 150w. Cột đèn thì sử dụng loại cột thép liền cần mạ kẽm M24x300x300x675. Cáp điện được bố trí ngầm trong lòng đất và bên trong cột, sử dụng loại cáp CU/XLPE/DSTA/PVC 4x10.

f, Môi trường:

Không bố trí trồng cây xanh tại khu vực này mà chỉ bố trí 4 thùng thu gom rác trên ke, việc bố trí các chậu hoa cây cảnh là do quản lý ga sắp đặt trước cửa ra vào ga.

g, Tổ chức giao thông:

- Tổ chức lại lộ trình tuyến 38.

Bảng (3.1) Lộ trình tuyến 38 trước và sau khi thay đổi.

SỐ HIỆU TUYẾN

TÊN TUYẾN

LƯỢT ÐI QUA CÁC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH LƯỢT VỀ QUA CÁC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH 38 Bến xe Nam Thăng Long - Mai Động

BX Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Bưởi - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Kim Mã - Giang Văn Minh - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Cao Đạt - Bạch Mai - Minh Khai - Nguyễn Tam Trinh- Cầu Voi - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu).

Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu) - Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Quốc Từ Giám - Cát Linh - Giang Văn Minh - Kim Mã - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Bưởi - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - BX Nam Thăng Long.

LỘ TRÌNH MỚI CỦA TUYẾN XE 38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38 Bến xe Nam Thăng Long - Mai Động

BX Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Bưởi - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Kim Mã - Giang Văn Minh - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Cao Đạt - Bạch Mai - Minh Khai - Nguyễn Tam Trinh- Cầu Voi - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu).

Mai Động (Bãi đỗ xe Kim Ngưu) - Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Quốc Từ Giám - Cát Linh - Giang Văn Minh - Kim Mã - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Bưởi - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - BX Nam Thăng Long.

Hình (3.8): Lộ trình tuyến 38 đoạn qua ga Hà Nội trước và sau khi thay đổi - Phương án tổ chức điểm đón trả khách của các tuyến.

• Hiện trạng:

Các tuyến 11, 43, 52 đi từ đường Trần Hưng Đạo sang Lê Duẩn như đã phân tích ở (phần 3.1.3.2) thì bố trí đón khách tại điểm đỗ thứ 3.

Như đã nêu ở phần hiện trạng phần (2.2.2.2.) thì các tuyến buýt thường tới bến cùng lúc là: 03 - 01, 32 - 09, 32 - 11, 32 - 40, 38 - 01. Trong đó tần suất phương tiện các tuyến giảm dần theo thứ tự 32, 11, 40, 49, 09, 52, 03, 43, 01, 38. Lượng hành khách lên xuống giảm dần theo thứ tự 32, 03, 01, 09, 40, 49, 43, 11, 52, 38.

Việc bố trí điểm đón khách của các tuyển buýt phụ thuộc vào các tiêu chí sau:

Bảng (3.2): Chấm điểm các tiêu chí bố trí điểm đón khách tại nhà chờ.

Các tiêu chí Điểm đánh giá (không

đáp ứng trừ 2 điểm) Đám báo sự tiếp cận của phương tiện với điểm đỗ 4 điểm (ưu tiên số 1)

Các phương tiện có xảy ra hiện tượng tới bến cùng lúc thì không được

bố trí cùng điểm đón khách 4 điểm (ưu tiên số 1)

Phương tiện có tần suất lớn hơn nên bố trí điểm đỗ phía trước 3 điểm (quan trọng) Bố trí điểm đỗ phân phối lượng khách lên xuống (2 tuyến có lượng

khách lên xuống nhiếu nhất không cùng điểm đỗ) 3 điểm ( quan trọng)

• Phương án và đánh giá:

Từ hiện trạng đã nêu trên ta có 2 phương án bố trí điểm đón trả khách như sau:

Bảng (3.3): Phương án vị trí điểm đón trả khách. Phương án 1 Phương án 2 Vị trí số Điểm chấm Vị trí số Điểm chấm 1 2 3 1 2 3 32, 38, 49 40, 09, 03 11, 43, 52, 01 13 40, 09, 01 32,38,49 11,43,52, 03 14

• Lựa chọn phương án: Từ đánh giá trên ta quyết định lựa chọn phương án 2.

Hình (3.9): Bố trí điểm đón trả khách tại nhà chờ. - Tổ chức lại bãi đỗ trước sân ga Hà Nội.

Trước khu vực ga Hà Nội bố trí đỗ xe máy của khách bên trái (so với cổng ga) sát với nhà vệ sinh công cộng. Xe taxi chỉ bố trí 1 dãy đỗ để đảm báo không gian rộng cho người đi bộ an toàn trên sân ga đoạn từ nhà chờ xe buýt đến phòng chờ tàu.

Hình (3.10): Thiết kế ô đỗ taxi

Hình (3.11): Thiết kế ô đỗ xe máy

3.1.5. Phân tích kế hoạch thực hiện xây dựng dự án.

Việc lập kế hoạch thực hiện dự án dựa trên nguyên tắc:

- Kế hoạch thực hiện phải phù hợp với nguồn nhân lực, máy móc có thế huy động cùng lúc của nhà thầu thi công.

• Các công việc không có ràng buộc về vị trí và trong giới hạn công suất máy móc và năng suất nhân công thì có thế khở công cùng lúc.

• Các công việc không có ràng buộc về vị trí mà hạn chế công suất máy móc và năng suất nhân công thì ưu tiên thực hiện hạng mục công việc có khối lượng lớn tước.

• Các công việc có ràng buộc về vị trí thì thực hiện từng bước từ lớp thấp nhất đến cao nhất.

- Lợi ích mang lại khi thực hiện dự án theo một kế hoạch hợp lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hạn chế thời gian chờ đợi của các hạng mục công việc, nhằm đấy nhanh tiến độ thực hiện và giảm chi phí quản lý dự án (quản lý vật tư, máy móc, nhân công) giản tiếp làm giảm thiệt hại do chậm ký kết các hợp đồng xây dựng tiếp theo.

• Tăng năng suất lao động, công suất máy móc (giảm thời gian huy động ra công trường).

- Việc tổ chức triển khai thực hiện trước hết phải lập trình tự các công việc cần thực hiện để lập kế hoạch về nhân công và vật liệu máy móc. Thông thường người ta dùng phương pháp phân tách công việc WBS.

Cơ cấu phân tách công việc WBS là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thành cá nhóm nhiệm vụ và những công việc cần thực hiện của dự án.

Về hình thức, sơ đồ cơ cấu phân tách công việc giống như một cây đa hệ phản ánh theo cấp bậc các công việc cần thực hiện của dự án. Một sơ đồ cơ cấu phân tách công việc có nhiều cấp bậc. Cấp bậc trên cùng phản ảnh mục tiêu cần thực hiện. Các cấp bậc thấp hơn sẽ thế hiện mức độ chi tiết của mục tiêu.

Cấp độ thấp nhất là những công việc cụ thể. Số lượng cấp bậc của một WBS phục thuộc vào quy mô và độ phức tạp của một dự án. Hình dưới thế hiện sơ đồ cơ cấu phân tách công việc gồm 3 cấp.

- Trình tự và tiến độ thi công được thể hiện trong phụ lục tiến độ thi công và phụ lục chi phí xây dựng công trình.

Hình (3.12): Mô hình trình tự công tác xây dựng điểm trung chuyển ga Hà Nội.

3.1.6. Tính toán tổng mức đầu tư và phân tích kế hoạch đầu tư.Bảng (3.4): Tổng hợp kinh phí xây dựng điểm trung chuyển Ga Hà Nội. Bảng (3.4): Tổng hợp kinh phí xây dựng điểm trung chuyển Ga Hà Nội.

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG ĐIỂM TRUNG CHUYỂN GA HÀ NỘI

STT Hạng mục Chi phí xây dựng trước thuế Thuế giá trị gia tăng Chi phí xây dựng sau thuế Chi phí xây dựng lán trại nhà tạm Tổng chi phí xây dựng 1 Chuẩn bị mặt bằng

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo (Trang 64)