0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 42 -42 )

dục người chấp hành án phạt tù

Bên cạnh kiểm sát việc thi hành bản án, phạt tù, việc tạm giam, tạm giữ cũng phải đảm bảo được chấp hành nghiêm minh, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm được tôn trọng. Do vậy, trong hoạt động này không thể thiếu hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát. Điều 26 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát như sau: :

- Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam.

- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, từ đó nắm được tình hình chấp hành pháp luật từ việc tiếp nhận cho đến khi trả tự do người

bị tạm giữ, tạm giam; thu thập các vi phạm từ việc nghiên cứu hồ sơ để có cơ sở chắc chắn chứng minh vi phạm là có thật.

- Gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ.

- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

- Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;

- Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

- Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.

- Ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật trong các trường hợp được quy định tại Điều 36 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự như: người đã được Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định tạm giữ; người bị tạm giữ đã có quyết định trả tự do; người đã chấp hành xong án phạt tù mà không bị tạm giam về một hành vi phạm tội khác…

Hiện nay có những quan điểm cho rằng Viện kiểm sát chỉ nên thực hiện chức năng công tố mà không cần thiết phải thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhưng thực tế đã chứng minh chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp là cơ chế giám sát hữu hiệu và bổ trợ hiệu quả nhất cho chức năng thực hành quyền công tố. Như vậy, chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là hai chức năng tuy độc lập với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Nhà nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN

KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân, theo từng thời kỳ của đất nước, cơ quan này đã đảm nhận những chức năng khác nhau mà Nhà nước trao phó, và trong Hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung 2001), và gần đây là Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân được quy định thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước những khó khăn, thử thách, những yêu cầu mới, việc quy định thực hiện hai chức năng này trên thực tiễn luôn tồn tại những thuận lợi và những vướng mắc nhất định cần giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp.

3.1. THUẬN LỢI

Khi bàn về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân thì chức năng thực hành quyền công tố luôn được thừa nhận nhưng chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thì còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn việc áp dụng chức năng này đã chứng minh rằng, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước ta. Có thể nhận thấy, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp tuy là hai chức năng độc lập, có đối tượng tác động và nội dung khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Kiểm sát các hoạt động tư pháp bổ trợ cho thực hành quyền công tố thực hiện có hiệu quả

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra đều phải được Viện kiểm sát xem xét nhằm bảo đảm việc khởi tố có căn cứ và hợp pháp. Thông qua hoạt động kiểm sát, nếu xác định được quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đó; nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ án, yêu cầu điều tra. Như vậy, nếu hoạt động kiểm sát trong giai đoạn khởi tố có hiệu quả thì về phần mình,

hoạt động công tố cũng sẽ tránh tình trạng khởi tố vụ án tràn lansau đó phải đình

chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội. Trong quá trình điều tra vụ án, việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra

theo quy định pháp luật Tố tụng hình sự chỉ có hiệu quả khi hoạt động kiểm sát được tiến hành chặt chẽ về tính có căn cứ và hợp pháp trong hành vi và quyết định của Cơ quan điều tra. Sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ quá trình và kết quả điều tra, đánh giá chứng cứ để chứng minh có hay không có tội phạm cũng như tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Chỉ trên cơ sở kết quả kiểm sát ấy, Viện kiểm sát mới tiến hành các hoạt động công tố như đình chỉ vụ án; truy tố bị can, đảm bảo việc truy tố là đúng người, đúng tội. Không chỉ trong giai đoạn khởi tố, điều tra, việc thực hiện hiệu quả chức năng kiểm sát mới đem lại chất lượng cho chức năng thực hành quyền công tố mà ngay cả trong giai đoạn xét xử, công tác kiểm sát xét xử nhằm bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp luật cũng là yếu tố bảo đảm cho thực hành quyền công tố tại phiên toà như luận tội, đưa ra các tài liệu, chứng cứ để tranh luận, kết tội bị cáo theo một phần hay toàn bộ cáo trạng…có hiệu quả. Hơn nữa, khi Toà án đưa ra bản án, quyết định thì Viện kiểm sát cũng phải tiến hành việc kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật, từ đó sẽ quyết định có hay không việc kháng nghị nhằm bảo đảm không xảy ra các trường hợp án oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Như vậy có thể thấy nếu hoạt động kiểm sát không chính xác thì sẽ dẫn đến hậu quả là thực hành quyền công tố sai. Nếu hoạt động kiểm sát có hiệu quả thì hoạt động công tố cũng chính xác, đạt hiệu quả cao.

- Kết quả của thực hành quyền công tố là cơ sở để tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Khi Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động công tố thì khi đó Viện kiểm sát cũng thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp mà hoạt động công tố đem lại. Đơn cử như Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Toà án bằng bản cáo trạng (hoạt động công tố) thì đây chính là cơ sở để Viện kiểm sát thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự.

- Kết quả kiểm sát tác động đến hoạt động thực hành quyền công tố

Theo pháp luật tố tụng hình sự nước ta thì Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố28. Hoạt động này là cơ sở cho việc Viện kiểm sát đồng ý hoặc hủy bỏ quyết định không

28 Xem thêm về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Điều 103, Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

khởi tố của Cơ quan điều tra. Như vậy, có thể hiểu rằng, nếu quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra được Viện kiểm sát phê chuẩn thì khi đó, hoạt động công tố cũng chấm dứt nhưng với hoạt động kiểm sát thì Viện kiểm sát có thể phát hiện ra những sai phạm của Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác, từ đó Viện kiểm sát sẽ huỷ quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra và tự mình ra quyết định khởi tố. Như vậy, kết quả của hoạt động kiểm sát tác động đến hoạt động thực hành quyền công tố, làm cho quyền này có thể bị chấm dứt hoặc được tiếp tục.

Như vậy, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp tuy là hai chức năng độc lập, có đối tượng tác động và nội dung khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và nhờ sự kết hợp đó mà hai chức năng này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2. KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc quy định chức năng của Viện kiểm sát theo pháp luật hiện hành cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thông qua việc phân tích những khó khăn của việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên thực tiễn, người viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp cho việc thực hiện chức năng này đạt hiệu quả hơn.

3.2.1. Viện kiểm sát vừa là cơ quan giám sát tư pháp vừa là cơ quan tư pháp

Viện kiểm sát nhân dân, về bản chất là cơ quan giám sát được giao thực hiện kiểm sát những hoạt động tư pháp theo sự phân giao của Quốc hội và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nhưng đồng thời, với cách hiểu cơ quan tư pháp theo nghĩa rộng thì cơ quan tư pháp không chỉ bao gồm Toà án mà còn có các cơ quan bảo vệ pháp luật khác như: Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và bao gồm cả Viện kiểm sát. Theo đó, các hoạt động mà Viện kiểm sát thực hiện với tư cách là một cơ quan công tố như: thực hiện buộc tội và tiến hành điều tra đối với một số loại tội phạm cũng được coi là hoạt động tư pháp. Như vậy, Viện kiểm sát thể hiện mình như một cơ quan giám sát tư pháp đồng thời lại là cơ quan tư pháp, điều này làm cho hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát không thể khách quan, là sự thể hiện của cơ chế “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Có thể thấy, với bất cập như trên là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả việc thực hành chức năng của Viện kiểm sát. Đây cũng là lý do vì sao có nhiều ý kiến cho rằng nên chuyển Viện kiểm sát thành viện công tố. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng, chức năng của Viện kiểm sát như hiện nay là cần thiết và phù hợp. Vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện mô hình Viện kiểm sát, phát huy hiệu lực,

hiệu quả của mô hình này chứ không phải thay thế nó bằng Viện công tố29. Do

vậy, người viết kiến nghị nên thiết lập một hệ thống cơ quan giám sát riêng biệt , cơ quan này được đặt trong Viện kiểm sát, có nhiệm vụ chính là giám sát những hoạt động mà các Kiểm sát viên khác theo sự phân công của Viện trưởng làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thực hiện. Ví dụ như khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, các Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động như: kiểm sát việc hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; khám nghiệm tử thi…đồng thời phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, thì song song đó, những hoạt động này cũng bị giám sát bởi cơ quan trên. Với việc thiết lập cơ quan giám sát này sẽ đảm bảo được những hoạt động của Viện kiểm sát là khách quan, đúng pháp luật, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan này trong việc thực hiện các chức năng được giao. Tuy vậy, nhược điểm của việc giám sát này là có thể có tâm lý “bao che” giữa những người công tác trong cùng cơ quan, đơn vị.

3.2.2. Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng cùng lúc ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của Toà án

Việc quy định Viện kiểm sát vừa thực hiện quyền công tố, vừa kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có kiểm sát hoạt động xét xử, điều này làm ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử của Toà án, không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và tranh tụng trong tố tụng.

Pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định, phán quyết của Tòa án phải dựa trên việc xem xét đánh giá những chứng cứ được đưa ra và tranh luận giữa các bên. Để việc tranh tụng được thực hiện và thực hiện có hiệu quả, cần phải có các điều kiện khác nhau, một trong các điều kiện quan trọng là bên buộc tội và bên bào chữa phải thực sự bình đẳng với nhau và Tòa án phải độc lập, khách quan đảm

29 Nguyễn Thị Thuỷ, Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp,

http://tks.edu.vn/portal/detail/4719_66_0_Vien-kiem-sat-nhan-dan-trong-tien-trinh-cai-cach-tu- phap.html?TabId=&pos [ngày truy cập 21- 11-2014].

bảo cho hai bên có các điều kiện như nhau để thực hiện chức năng của mình30. Bên cạnh đó, đối với những vụ án hình sự, pháp luật cũng quy định: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội

khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”31. Theo quy định của

điều luật trên thì tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là mức “trần” mà Tòa án khi xét xử thì không được vượt trần32. Như vậy, có thể nói Viện kiểm sát có vị trí vừa cao hơn lại vừa thấp hơn vị trí của Toà án, bởi lẽ, khi tiến hành buộc tội, Viện kiểm sát có vị trí thấp hơn nhưng khi đưa ra phán quyết thì Toà án lại bị ảnh hưởng bởi giới hạn về bị cáo và những hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố, rõ ràng, Toà án phụ thuộc vào Viện kiểm sát và do đó, Viện kiểm sát đứng ở một vị trí cao hơn so với Toà án và khi tiến hành tranh tụng Hội đồng xét

Một phần của tài liệu CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 42 -42 )

×