Kiểm sát xét xử vụ án hình sự và việc giải quyết các vụ án dân sự,

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát nhân dân lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 40)

nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác

a/ Kiểm sát xét xử vụ án hình sự

Trong xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia phiên tòa, không chỉ để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát nhằm đảm bảo việc xét xử của Toà án các cấp diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo tính có căn cứ trong việc đưa ra các bản án, quyết định.

Khi thực hiện công tác kiểm sát trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Điều 18, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát như sau: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự

đã quy định cụ thể về những hoạt động mà Viện kiểm sát phải thực hiện trong công tác kiểm sát xét xử như sau:

- Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử: kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án về thẩm quyền xét xử; về việc chuyển vụ án; về thời gian chuẩn bị xét xử; về việc ra các quyết định: quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án và việc giao các quyết định này theo Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự.

- Kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên tòa: Kiểm sát viên phải kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng khác ngay từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những

người tham gia tố tụng, bảo đảm cho việc xét xử được công minh, đúng pháp luật (Điều 20).

- Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự như: kiểm tra biên bản phiên tòa; kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án và việc giao nhận bản án, quyết định hình sự sơ thẩm của Tòa án cho bị cáo và Viện kiểm sát cùng cấp.

Như vậy, sự có mặt của Viện kiểm sát trong các phiên toà này là bắt buộc nhằm thực hiện chức năng kiểm sát với đối tượng kiểm sát là sự tuân thủ pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng trong việc xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

b/ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác

Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các vụ án trên được áp dụng theo các qui định trong Bộ luật tố dụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Theo đó, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như: Kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính; vụ, việc dân sự của Tòa án; thông báo trả lại đơn khởi kiện cho đương sự của Toà án; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa, phiên họp của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng; phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án; Kiểm sát các bản án và quyết định giải quyết vụ án dân sự, hành chính của Tòa án; Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định giải quyết vụ án…

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát nhân dân lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 40)