Nội dung thực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát nhân dân lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Theo pháp luật nước ta quy định thì Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hai chức năng này có sự đan xen lẫn nhau, hơn nữa cả trong lý luận cũng như thực tiễn hiện nay chưa cụ thể được thực hành quyền công tố bao gồm những quyền năng pháp lý nào. Do vậy vẫn tồn tại những ý kiến nhầm lẫn giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Theo Tiến sĩ Lê Tuyết Hoa trong Luận án về Quyền công tố ở Việt Nam thì có thể cho rằng: những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát tự quyết định và liên quan đến việc cáo buộc bị can, bị cáo thì đó là những quyền năng thuộc nội dung thực hành quyền công tố; những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát sử dụng để phát hiện và yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là những quyền năng thuộc chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Như vậy có thể nói nội dung thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng tố tụng độc lập nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, không để lọt người, lọt tội, được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng.

2.1.3.1. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

a/ Những hoạt động phát động quyền công tốtrong giai đoạn điều tra

Khởi tố vụ án.

Khởi tố vụ án là việc Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, được biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự, chính thức công khai có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện tội phạm đó.

Điều kiện để cơ quan có thẩm quyền đưa ra được quyết định khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: “chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm”. Dấu hiệu tội phạm thể

hiện qua các tình tiết: Tính nguy hiểm cho xã hội; tính có lỗi; tính trái pháp luật hình sự, và cá thể phải có năng lực để chịu phạt.

Theo quy định của pháp luật nước ta thì có nhiều cơ quan có quyền ra quyết định khởi tố vụ án như Cơ quan điều tra, Toà án. Tuy nhiên, các quyết định này trong vòng 24 giờ phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát tính hợp pháp và có căn cứ (Khoản 3 Điều 104). Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật. Đối với quyết định khởi tố của Tòa án không có căn cứ pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên.

Theo pháp luật hiện hành thì Viện kiểm sát sẽ khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp được quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, đó là:

+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan nhà nước khác không đủ căn cứ pháp lý, khi đó Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án và ra quyết định khởi tố vụ án.

+ Khi Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án và yêu cầu này có căn cứ. Như vậy, tuy Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có quyền khởi tố vụ án, tuy nhiên Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố của nước ta do vậy các quyết định khởi tố của các cơ quan khác không hoàn toàn độc lập mà chỉ thật sự có hiệu lực sau khi được kiểm sát tính có căn cứ, hợp pháp bởi Viện kiểm sát.

- Khởi tố bị can.

Khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một người khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành các biện pháp điều tra đối với người bị khởi tố.

Về mặt thời gian, việc ra quyết định khởi tố bị can phải được tiến hành sau hoặc đồng thời với việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khoảng thời gian này phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền có đủ căn cứ cho rằng người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội hay chưa. Căn cứ này là những tài liệu chứng cứ để chứng minh một người đã thực hiện hành vi thỏa mãn những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự.

Theo pháp luật Tố tụng hình sự nước ta thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có trách nhiệm khởi tố bị can. Tuy nhiên không có sự chồng chéo về thẩm quyền mà có sự phân định cụ thể phạm vi thẩm quyền của hai cơ quan này. Theo Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”. Tuy nhiên trong vòng 24 giờ, quyết định này phải được gửi đến Viện kiểm sát và Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra. Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội mà chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Có thể thấy trách nhiệm khởi tố bị can chủ yếu thuộc về cơ quan điều tra tuy nhiên Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố bị can trong trường hợp được quy định tại Khoản 5 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự, đó là: sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can.

Như vậy khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những biện pháp phát động quyền công tố có thể thực hiện bởi nhiều cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên trong trường hợp không được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì các quyết định đó bị triệt tiêu về hiệu lực. Do đó chỉ duy nhất Viện kiểm sát có quyền độc lập quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không chịu sự chi phối của bất cứ cơ quan nào, các quyết định của Viện kiểm sát có hiệu lực ngay sau khi ban hành.

b/ Những hoạt động duy trì quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Theo quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 và Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì hoạt động duy trì quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra bao gồm những nội dung sau:

- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định pháp luật.

Yêu cầu điều tra là hoạt động tố tụng do Kiểm sát viên tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm xác định sự thật khách quan của vụ án, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và

người phạm tội, bảo đảm việc điều tra vụ án tuân thủ các quy định của pháp luật23.

Mỗi vụ án khác nhau có nội dung yêu cầu điều tra là khác nhau. Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra về những nội dung sau: yêu cầu tiến hành điều tra những tình tiết của vụ án chưa được điều tra hoặc đã được điều tra nhưng chưa rõ; chứng minh tính có căn cứ của những chứng cứ do Cơ quan điều tra đã thu thập; giải quyết các mâu thuẫn giữa các chứng cứ; yêu cầu áp dụng và thực hiện các biện pháp để thu thập chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm như: Khám nghiệm hiện trường, tử thi; thực nghiệm điều tra; khám xét dấu vết trên

thân thể; trưng cầu giám định;… Tuy điều tra là nhiệm vụ chủ yếu của Cơ quan

điều tra nhưng trong trường hợp cần thiết thì Viện kiểm sát có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra như hỏi cung bị can, lấy lời khai; đối chất, thực nghiệm điều tra.

Khi Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra thì Điều tra viên có trách nhiệm phải thực hiện. Trường hợp cơ quan điều tra không nhất trí thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền kháng nghị với Viện kiểm sát cấp trên (Điều 114), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA- BQP ngày 07/9/2005 nói về trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát.

- Yêu cầu thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

Điều tra viên là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội phạm. Do vậy nếu có bất cứ lý do nào có thể ảnh hưởng đến sự công bằng, khách quan trong việc điều tra thì Điều tra viên đó phải được thay đổi. Căn cứ để Viện kiểm sát yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên là Điều tra viên thuộc một trong các trường hợp bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng theo Điều 44 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.

Trong giai đoạn điều tra khi có căn cứ chứng tỏ bị can sẽ gây khó khăn cho việc điều tra thì cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn như sau: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt

23 Lê Cảm, Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố,

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=64:tc2001s4 &id=123:tc2001so4nvdllvcdct&Itemid=62[Truy cập ngày 24-9-2014].

tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra. Ngoài ra Viện kiểm sát còn có quyền trực tiếp ra lệnh bắt tạm giam; gia hạn tạm giam; ra lệnh cấm bị can đi khỏi nơi cư trú; quyết định cho bị can được bảo lĩnh và quyết định cho bị can được đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; phê chuẩn quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm của Cơ quan điều tra (Điều 91, 92, 93 Bộ luật tố tụng hình sự).

Thay đổi biện pháp ngăn chặn là việc áp dụng một biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng. Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là việc quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong những trường hợp sau: khi vụ án bị đình chỉ; khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

- Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của Cơ quan điều tra là quyền năng quan trọng của Viện kiểm sát, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Tố tụng hình sự. Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ các quyết định của cơ quan điều tra như: quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án; quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm giữ…

Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong giai đoạn điều tra, nếu phát hiện bị can bỏ trốn hoặc không xác định được bị can ở đâu thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

c/ Những hoạt động kết thúc quyền công tố trong giai đoạn điều tra

- Truy tố bị can: đây là một quyền năng đặc trưng của Viện kiểm sát. Khi xác định có đầy đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người nào đó thì Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Toà bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng có ý nghĩa buộc tội bị can với một tội danh cụ thể và khung hình phạt nhất định để đề nghị Tòa án xét xử. Tòa án chỉ thực hiện chức năng xét xử khi có quyết định truy tố của Viện kiểm sát và quyết định truy tố của Viện kiểm sát xác định giới hạn xét xử của Tòa án. Tuy vậy, quyết định truy tố của Viện kiểm sát cũng không có quyền khẳng định một người là có tội mà chỉ đưa ra lý lẽ chứng minh hành vi của bị can đã phạm vào tội nào của luật hình sự.

- Đình chỉ vụ án: là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can khi có căn cứ pháp lý để không khởi tố vụ án hình sự.

Như vậy trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố xuyên suốt từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi quyết định truy tố bị can ra Tòa hoặc khi có quyết định đình chỉ vụ án. Trong giai đoạn này tuy Cơ quan điều tra trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra (trừ một số trường hợp Viện kiểm sát là cơ quan trực tiếp tiến hành điều tra như đã trình bày phần trên) nhưng nhìn chung Viện kiểm sát lại là cơ quan giữ vai trò chủ đạo bảo đảm cho việc truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

2.1.3.2. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

Sự có mặt của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử là bắt buộc đối với tất cả vụ án hình sự. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố bằng cách đọc bản cáo trạng, tham gia xét hỏi và trình bày lời luận tội để bảo vệ bản cáo trạng tại phiên tòa24.

Theo trình tự pháp luật, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trước hết ở việc đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Sau khi đọc bản cáo trạng Kiểm sát viên thực hiện việc xét hỏi tại phiên Tòa. Hỏi là một thủ tục quan trọng, được xem là cuộc điều tra công khai, được thực hiện thông qua việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, tất cả các tài liệu, chứng cứ, vật chứng.. được thẩm tra lại nhằm mục đích kiểm tra tính có căn cứ, hợp pháp, hơn nữa còn có thể làm rõ các tình tiết mới phát sinh mà Viện kiểm sát trước đó chưa tiếp cận. Sau khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì Viện kiểm sát thực hiện việc luận tội bị cáo. Theo đó, kiểm sát viên đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội (Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự). Kết thúc phần luận tội Kiểm sát viên thực hiện việc tranh luận, đưa ra những ý kiến để bảo vệ quan điểm của mình cũng như bác bỏ quan điểm của bị cáo, người bào chữa hoặc những người tham gia tố tụng khác nếu những quan điểm đó thiếu

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát nhân dân lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)