Những thuận lợi trong tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển

Một phần của tài liệu pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh (Trang 41 - 49)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Những thuận lợi trong tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển

Chúng ta đã nhận thấy dù bất cứ một tổ chức, một đơn vị nào được thành lập và đã đi vào hoạt động thì phải dựa theo nguyên tắc sống và làm theo pháp luật. Trung tâm phát triển quỹ đất vẫn không ngoại lệ được cơ quan hành chính Nhà nước thành lập và đã đi vào hoạt động. Do nhận thức đúng đắn về chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước nên tổ chức đã được thành tựu và đề cao như ngày hôm nay. Để thấy tổ chức hoạt động hiệu quả và phát huy những mặt tích cực người viết sẽ trình bày những mặt thuận lợi của tổ chức.

- Thứ nhất: Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị, ban ngành tổ chức có liên quan, từ đó cũng góp phần công việc của tổ chức ngày cũng càng được nhanh chóng hoàn thành và nâng cao.

- Thứ hai: Về quy định của pháp luật hiện hành với tổ chức ngày càng được cụ thể và chi tiết hơn, từ đó rất dễ cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ và chức trách của mình. Cũng chính vì các lẽ trên đã góp phần cho Trung tâm phát triển quỹ đất gặp được nhiều thuận lợi.

3.2.2. Những khó khăn trong tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất

Bên cạnh những mặt thuận lợi của tổ chức thì cũng không kém phần những mặt khó khăn mà tổ chức đã gặp cũng như về các khâu: (i) về cơ cấu tổ chức; (ii) bồi thường, giải phóng mặt bằng; (iii) khai thác và phát triển quỹ đất.

Về cơ cấu tổ chức

Địa vị pháp lý của của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là chưa hợp lý. Vì việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là trách nhiệm của Trung tâm phát triển quỹ đất. Từ quy định trên ta thấy Trung tâm phát triểm quỹ đất cấp tỉnh, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định phương án trên. Vấn đề đặt ra quy định như vậy là không có khách quan, minh bạch trong công việc.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng

Công việc bồi thường, giải phóng mặt bằng là vấn đề chính đối với tổ chức vì vậy khâu này cũng gặp không ít khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do:

- Thứ nhất: Đến hiện tại quy định của pháp luật hiện chưa có văn bản nào ban hành về việc trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hiên nay chúng ta vẫn còn áp dụng Nghị định 69/2009. Vì Nghị định 69/2009 không có sự hướng dẫn trực tiếp và cụ thể, thế nên người dân ở địa phương có cách hiểu lệch lạc về việc làm của tổ chức. Từ đó dẫn đến khiếu nại làm cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình ngày càng trở nên khó khăn.

- Thứ hai: Hiện nay trình trạng về phía tổ chức khi giải phóng mặt cho những hộ dân thì chưa đảm bảo được nhu cầu đời sống của người dân, như chẳng hạn không hỗ trợ tiền di dời hoặc hỗ trợ mà không đủ để người dân chi trả chi phái di dời …

- Thứ ba: Do bảng giá đất, bảng giá cây trồng vật nuôi, bảng giá tài sản gắn liền với đất… chưa cao, chưa thỏa đáng với người dân vì vậy khi có dư án và trong tiến trình họp dân thì người dân ở địa phương không biết căn cứ vào đâu để áp giá những loại trên. Chính vì thế người dân họ không chịu bàn giao mặt bằng đó cũng là một phần lý do làm ảnh hưởng đến tổ chức.

- Thứ tư: Về phần kinh phí thiếu thốn hoặc không được đưa đến người dân đúng với kì hạn đã hứa thì đó cũng rất khó khăn thuyết phục việc người dân bàn giao lại mặt bằng cho tổ chức, ngoài ra nếu kinh phí thiếu thốn sẽ còn ảnh đến nhiều khâu như: về đo đạc, tách thửa vì những khâu đó phải thuê nếu thiếu kinh phí thì sẽ không được tiến hành…

Khai thác và phát triển quỹ đất48

- Thứ nhất: Hiện chưa có văn bản quy định cụ thể nào hướng dẫn việc giải quyết đối với trường hợp Trung tâm phát triển quỹ đất khi tiến hành thẩm định tài sản của cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất công để tiến hành áp giá bồi thường, hỗ trợ di dời… Nhưng người sử dụng đất không đồng ý với số liệu do Trung tâm phát triển quỹ đất đưa ra và thuê đơn vị thẩm định độc lập. Nếu hai kết quả hoàn toàn có sự chênh lệch thì sẽ có biện pháp như thế nào? Hiện nay luật chưa có văn bản nào quy định để giải quyết vấn đó.

- Thứ hai: Vốn cũng là mốt vấn đề quan trọng không hề kém đối với tổ chức trong việc khai thác và phát triển quỹ đất.

3.3. Nguyên nhân và hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất

Tổ chức tuy hoạt động thuận lợi về nhiều mặt bên cạnh những mặt thuận lợi đó thì tổ chức vẫn không gặp ít những khó khăn đáng kể. Để góp phần tích cực xây dựng cho Trung tâm phát triển quỹ đất ngày càng được vững mạnh và giá trị pháp lý cao nhất sau

48

Xem thêm Trần Vang Phủ, “Luận văn” tổ chức và hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất”.

đây người viết xin trình bày những quan điểm, những ý kiến thiết thực nhất. Để từ đó xây dựng Trung tâm phát triển quỹ đất hoạt động một cách hoàn thiện hơn,

3.3.1. Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân dẫn đến Trung tâm phát triển quỹ đất gặp khó khăn nhất đó chính là:

- Thứ nhất: Chính sách đất đai của nước ta có sự thay đổi khác nhau qua các thời kỳ dẫn đến những biến động lớn về chủ sử dụng đất, ranh giới đất, gây khó khăn cho công tác quy hoạch và quản lý đất đai. Việc thay đổi mục đích sử dụng, thu hồi đất phục vụ lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng ở một số địa phương thực hiện chưa tốt chính sách quản lý đất đai, chính sách cải tạo đất nông nghiệp.49

- Thứ hai: Nguyên tắc về nguồn vốn vẫn chưa được đảm bảo cho Trung tâm phát triển quỹ đất, và đây cũng là một khâu cũng rất cần thiết và quan trọng. Vì nguồn vốn cũng mang một phần quyết định của các dự án có thể tiếp tục hoạt động hay không.

- Thứ ba: Việc tư vấn và trao đổi công việc cũng như thông tin còn chưa được cụ thể người dân trong khi đó ý thức của người còn hạn hẹp về pháp luật Đất đai. Từ đó nảy sinh tranh chấp những chuyện không đáng có giữa tổ chức với người dân.

- Thứ tư: Quyền lợi và nghĩa vụ của Tổ chức đối với người và ngược lại chưa được hài hòa và cân bằng.

3.3.2. Hướng hoàn thiện các quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất

Để Trung tâm phát triển quỹ đất hoạt động ngày càng có hiệu quả và nâng cao hơn trong công việc thực hiện của mình thì người viết có những quan điểm, phương pháp, và mặt tích cực được thể hiện cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Cần nên sữa đổi quy định địa vị pháp lý của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh theo hướng là đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh để từ đó tăng tính khách quan và minh bạch trong khi giải quyết các công việc.

- Thứ hai: Cần có văn bản quy định cụ thể về việc trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Từ đó để Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện và làm nhiệm vụ tốt của mình.

- Thứ ba: Xây dựng bảng giá các loại đất sát với giá thị trường là tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, sẽ hạn chế rất nhiều các tranh chấp,

49Xem thêm “Giá đất bồi thường cho người dân”, một trong những nguyên nhân gây khó khăn, vướng mắc cho cơ quan Tòa án trong việc giải quyết các vụ án về tranh chấp đất đai”,

http://namdinh.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=12131668&art icle_details=1. [Truy cập ngày 25-8-2014].

khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tranh chấp bồi thường, đền bù đất đồng thời tránh được thất thu cho ngân sách Nhà nước.

- Thứ tư: Nguồn vốn luôn được đảm bào. Nếu nguồn vốn được đảm bảo thì việc thời gian sẽ là nhanh chóng quyết định đến thành công của các dự án.

- Thứ năm: Cần phải biết cách tuyên truyền pháp luật, truyền đạt thông tin một cách dể tiếp cận và dể hiểu đến người dân. Đó cũng là một yếu tố rút ngắn thời gian để hoàn thành tiếp tục dự án.

- Thứ sáu: Cần có các biện pháp và xử lý những trường hợp người dân và tổ chức khi vi phạm mà pháp luật quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

- Thứ bảy: Bổ sung và hoàn thiện thêm về quy định pháp luật thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đặc biệt là khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Thứ tám: Cần cân nhắc kỹ lưỡng quyền lợi của người dân khi họ là người có đất thu hồi. Nếu quyền lợi của người được thỏa đáng thì các dư án được diển ra nhanh chóng. Từ những phân tích trên cho thấy, giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn tổ chức và hoạt động Trung tâm phát triển quỹ đất có nhiều điểm chưa tương đồng và phù hợp với nhau. Chính vì thế, Trung tâm phát triển quỹ đất khi hoạt động trên thực tế mới phát sinh những mặt thuận lợi và khó khăn xen lẫn với nhau về công tác giải phóng mặt bằng và khai thác và phát triển quỹ đất. Vì vậy người viết có lời kiến nghị trên đến đơn vị cấp cao có thẩm quyền cần xem xét lại và quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất ngày càng được chặt chẽ, phù hợp giữa pháp luật và trong thực tiễn hơn.

KẾT LUẬN



Qua quá trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất chúng ta nhận thấy tiền thân của Tổ chức là từ Ban giải phóng mặt bằng và từ đó nâng cấp lên thành Trung tâm phát triển quỹ đất. Từ đó cũng nhận thấy Tổ chức ngày càng có vai trò và vị thế như thế nào nào đối với cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là trong vấn đề giải phóng mặt bằng, khai thác và phát triển quỹ đất, vấn đề này được pháp luật quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên được pháp luật quy định rõ ràng như thế nhưng tổ chức Trung tâm phát triển quỹ đất bên cạnh đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn mà người viết đã đề cập và nêu ra ở phần trên. Vì thế người viết mong cơ quan có thẩm quyền nhận ra những phần thiếu xót đó mà quy định hoặc có biện pháp bổ sung thêm những văn bản có liên quan về quy định tổ chức và hoạt động Trung tâm phát triển quỹ đất. Để từ đó giữa thực tiễn và quy định của pháp luật ngày càng được nêu cao và phát huy hơn, đặc biệt là trong công việc giải phóng mặt bằng và khai thác và phát triển quỹ đất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và thể hiện lên quyền lợi giữa Nhà nước với người dân và Chủ đầu tư thì người viết có những đề xuất cụ thể như sau:

Thứ nhất: Cần nên sữa đổi quy định địa vị pháp lý của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh theo hướng là đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh để từ đó tăng tính chủ động và thống nhất cơ cấu tổ chức của Tổ chức này.

Thứ hai: Tuyên truyền pháp luật để người dân tránh tình trạng trồng hoặc xây dựng trái phép để hưởng lợi bất chính từ các dự án đầu tư. Và từ đó cũng cần phải có những biện pháp xử lý thích đáng đối đối với những hộ dân cố tình vi phạm.

Thứ ba: Nguyên tắc về nguồn vốn phải luôn luôn được đảm bảo cho Trung tâm phát triển quỹ đất, và đây cũng là một khâu cũng rất cần thiết và quan trọng. Vì nguồn vốn đầy đủ sẽ tạo cho Tổ chức thực hiện được các dự án một cách nhanh chóng.

Thứ tư: Bổ sung và hoàn thiện thêm về quy định pháp luật thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đặc biệt là khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng. Để từ đó tăng tính khách quan, tích cực đối với trong công tác…

Những đề xuất trên nếu được thực hiện được một cách đồng bộ và hài hòa thì người viết tin rằng trong tương lai không xa Tổ chức phát triển quỹ đất sẽ phát huy hết được vai trò và chức năng của mình, từ đó mới đem lại lòng tin tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nói riêng và cho người dân nói chung. Và đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và khai thác và phát triển quỹ đất sẽ không còn là lĩnh vực được xem là “nóng bõng” như trong thời gian trước đây.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản Trung ƣơng

Luật:

1. Luật Đất đai năm 1993.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 1998. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 2001. 4. Luật Đất đai năm 2003.

5. Luật Viên chức năm 2010.

6. Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định:

1. Nghị định số 90-CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành quy định về

việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

2. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ ban hành về

việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

3. Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định về

quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp nhà nước.

4. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

5. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Nghị định 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định trình tự,

thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước.

7. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung

về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ , tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

8. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

9. Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản

10. Nghị định 55/2012/NĐ-CP, quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

12. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)