5. Kết cấu của đề tài
2.4.1.1. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 TTLT số
01/2010/TTLT/BTNMT/BNV/BTC thì Trung tâm phát triển quỹ đất có nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Với nhiệm vụ trên, Trung tâm phát triển quỹ đất có thề chủ trì và phối hợp với Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức thực hiện giải phóng
mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư25. Đối với nhiệm vụ này, thì Trung tâm phát
triển quỹ đất phải chủ yếu là: (i) phối hợp cùng chủ đầu tư để thực hiện trong công việc giải phóng mặt bằng, bồi thường. hỗ trợ, tái định cư; (ii) tiến hành kê khai, kiểm kê tài sản trên thực địa của người dân bị ảnh hưởng đến dự án; (iii) cơ quan này cũng là nơi tiếp nhận, chuyển tiếp và phản hồi lại những ý kiến của người dân về các chính sách, quy định của các cơ quan có thẩm quan trong qua trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định.26
- Thứ nhất: Cùng phối hợp với chủ đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Và khi có kết quả số liệu này sẽ được chủ đầu tư cung cấp cho Trung tâm phát triển quỹ đất như về số liệu: (i) tổng diện tích bị thu hồi; (ii) số hộ dân bị ành hưởng khi thu hồi đất; (iii) tài sản của những hộ dân bị thiệt hại,… Các số liệu trên có được khi
chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc27. Sau khi bước trên được thực hiện thì Trung tâm
phát triển quỹ đất tiến hành lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Và vấn đề này được thể hiện và trình bày cụ thể tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 47/2014/NĐ-
CP gồm 8 nội dung chính28. Tuy nhiên bước tiến hành lập phương án tổng thể như trên có
thể là chưa hợp lý và không có tính khả thi. Tại vì nếu kiểm kê và kê khai tài sản trên thực địa thì tỷ lệ và xác suất rất là thấp và không chính xác trong khi đó thực hiện rất là nhiều khâu như được quy định tại khoàn 1 Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Vấn đề kế tiếp cũng gặp khó khăn trong việc bồi thường bằng tiền cho người dân, giá thị trường đất và tài sản gắn liền với đất khi bị Nhà nước thu hồi mỗi thời điểm sẽ có sự thay đổi mà trong khi đó công việc lập phương án bồi thường đến khi người dân nhận được số tiền số được bồi thường đó thì khoảng cách đó rất là lâu, chính vì vậy nếu giá cả trên thị trường trong thời gian đó có thay đổi (tăng lên) thì rất khó dự trù cho tổng kinh phí việc thực
25Khoản 2 Điều 35 Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
26Xem thêm Mục 1.3 Chuong 1.
27Khoản 3 Điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
28Khoàn 1 Điều 28 Nghị định số 47/2014 quy định cụ thể về nội dung phương án bồi, thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: a) Họ và Tên, địa chỉ của người có đất bị thu hồi;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, giá trị hiện có của tài sản gắn liến với đất bị thu hồi;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
e) Chi phí lập và tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. f) Việc bố trí tái định cư;
g) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư; h) Việc di dời mồ mả.
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Cũng chính vì lẻ đó việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bị trậm trể, gián đoạn đến những người dân.
- Thứ hai: Tiến hành kiểm kê, kê khai tài sản trên thực địa của người dân bị ảnh hưởng đến dự án. Theo như cách thực hiện trên có vấn đề phát sinh được đặt ra như sau. Nếu thời gian kiểm kê, kê khai tài sản trên thực của người dân bị ảnh hưởng đến dự án thì trước tiên cho ta thấy một cách không khách quan. Vì chúng ta đã biết thời gian bắt đầu đo đạc, khảo sát, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến thời gian thực hiện khâu đền bù chính đáng cho người là mất khoảng thời gian khá dài vì vậy khi kiểm kê và kê khai tài sản lúc đó thì đến lúc thực hiện khâu đền bù cho người dân chắn chắc sẽ phát sinh thêm những tài sản gắn liền với đất. Ví dụ: Anh A khi được những cơ quan kiểm kê và kê khai tài sản gắn liền với đất trong lúc các cơ quan kiểm kê, kê khai tài sản thì tài sản gắn liền với đất gồm: 20 cây xoài; 10 cây chuối; và trong khi chờ đợi đến các cơ quan thực hiện số tiền bồi thường thì trên đất anh A lại phát sinh thêm 2 cây mít và 1 cây vú sữa. Trong trường hợp đó anh A đòi thêm số tiền bồi thường về tài sản trên và đã phát sinh tranh chấp cho đôi bên. Vì vậy luật không quy định cụ thể về tình trạng trên khi kê khai, kiểm kê tài sản gắn liền với đất. Theo như trường hợp trên người viết có kiến nghị như sau: Việc tiến hành kiểm kê, kê tài khai tài sản trên thực địa của người dân bị ảnh đến dự án sẽ có hiệu lực khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm kê, kê khai tài sản từ thời gian đó trở về trước. Ngoài ra tất cả các trường hợp còn lại sẽ không giải quyết phát sinh và tranh chấp khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi tiến hành kiểm kê, kê khai tài sản của người dân nằm ảnh hưởng của dự án.
- Thứ ba: Cơ quan này cũng là nơi tiếp nhận, chuyển tiếp và phản hồi lại những ý kiến của người dân về các chính sách, quy định của các cơ quan có thẩm quan trong qua trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định. Đây là một phương án rất hợp lý cũng thông qua đó mà các dự án được thực hiện một cách nhanh chóng. Làm cho dân hiểu cách thực hiện từ lúc triển khai dự án đến giai đoạn cuối của dự án (bồi thường, hỗ trợ, tái định cư). Đồng thời cũng thông qua đó người dân hiểu biết và thể chế hóa những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước đưa ra. Từ đó các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền rút ra được những bài học, kinh nghiệm về cách làm việc và thực hiện của mình từ những nguyện vọng, tâm tư, suy nghĩ của người dân để rồi trong cách làm việc và thực hiện của mình sẽ làm thấu tình đạt lý giữa mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước đối vời người dân và ngược lại.