5. Kết cấu của đề tài
2.5.2. Nội dung chi của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 6 TTLT số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, quy định nội dung chi của Trung tâm phát triển quỹ đất gồm chi thường và chi không thường xuyên. Cụ thể như sau;
- Chi thường xuyên gồm:40
37Xem thêm Điều 26 Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
38Xem thêm khoản 3 Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
+ Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. + Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.
+ Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).
- Chi không thường xuyên:
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có); đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định khi thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài và các hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định hiện hành;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất ; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng và tạo lập, phát triển; quản lý quỹ nhà, đất tái định cư; đấu giá quyền sử dụng đất ; đấu thầu dự án có sử dụng đất ; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ; đầu tư xây dựng khu , điểm, nhà tái định cư và các công trình hạ tầng khác theo chương trình, phương án, dự án, đề án, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Các khoản chi khác theo quy định củ a pháp luâ ̣t.
Qua các quy định trên về nguồn tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất ta thấy ngày càng được quy định cụ thể và đầy đủ hơn. Từ đó để ta nhận thấy mặc dù nguồn tài chính của đơn vị thật sự rất mạnh và dồi dào tuy nhiên bên trong cũng đã được cân nhắc và điều tiết về nguồn tài chính đó một cách rất hợp lý về phương diện thu lẫn chi.
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN
Từ khái quát chung đến quy định của pháp luật về Trung tâm phát triển quỹ đất chúng ta đã nhận thấy đó là một tổ chức hoạt động và làm theo quy định của pháp luật. Nhưng trên thực tế Trung tâm phát triển quỹ đất hoạt động ra sao? Tổ chức như thế nào? Thì người viết xin trình bài về phần thực tiễn tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cụ thể hơn đó là Trung tâm phát triển quỹ đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Qua đó, người viết cũng nêu ra những mặt tích cực, thuận lợi cũng như khó khăn của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần thơ. Đồng thời, từ những mặt thuận lợi trên người viết càng khuyến khích hơn để thực hiện ngày càng có hiệu quả, còn những mặt nào khó khăn chưa thực hiện được người viết cũng đưa ra những phương hướng, giải pháp khắc phục để tổ chức ngày càng được hoàn thiện hơn.
3.1. Thực tiễn Tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ
Trung tâm phát triển quỹ đất là một đơn vị sự nghiệp được cơ quan Nhà nước thành lập và hoạt động cho đến ngày nay, tuy nhiên gần đây Luật hiện hành có sự thay đổi về Trung tâm phát triển quỹ đất được quy định cụ thể tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Đó là sự thành lập của Trung tâm phát triển quỹ đất hiện này không còn ở cấp quận, huyện nữa mà chỉ được thành lập chỉ có ở cấp tỉnh mà thôi, và ở cấp quận, huyện được xem là trụ sở và chi nhánh của cấp tỉnh về tổ chức phát triển quỹ đất. Chính vì lẽ đó trong chương này người viết tập trung trình bày thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh cụ thể là trên địa bàn Thành phố Cần thơ.