Thủ pháp ngôn ngữ trào phúng:

Một phần của tài liệu Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính trị trong văn học việt nam những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX (Trang 66 - 67)

5. Nghệ thuật:

5.3.Thủ pháp ngôn ngữ trào phúng:

Xét nghệ thuật gây c-ời, nếu nh- các thể văn xuôi trào phúng -u tiên thủ pháp xây dựng tình huống xung đột hoặc khắc hoạ nhân vật trào phúng thì với các thể thơ (văn vần) trào phúng, nghệ thuật tạo tiếng c-ời không ngoài những thủ pháp ngôn ngữ, bởi phạm vi ngắn gọn, nhỏ hẹp cùng vần điệu chặt chẽ của thơ khó cho phép thơ có thể xây dựng nên những tình huống và nhân vật hoàn chỉnh. Thủ pháp ngôn ngữ trào phúng sử dụng nhiều nhất trong văn học giai đoạn này là chơi chữ. Nghệ thuật chơi chữ phong phú, đa dạng của Tiếng Việt đã đ-ợc các tác giả sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả gây c-ời trong hình thức bài thơ trào phúng, với đủ các loại hình: Chơi chữ đồng âm, chơi chữ với từ m-ợn, chơi chữ tục, chơi chữ với từ láy, chơi chữ ẩn ngữ… lối chơi chữ thật tài tình và sắc bén và bổ sung cho kho từ vựng số l-ợng từ ngữ dồi dào, vô tận.

5.3.1.Phóng đại( ngoa dụ) : lối nói phóng đại này đ-ợc xếp vào đặc tr-ng thứ hai ( về mặt hình thức) của tác phẩm trào phúng, sau chơi chữ. Nguyễn Thiện Kế sử dụng phóng đại như một “ ngón nghề” hữu dụng, ông phóng đại quá mức cái xấu xa trong các chân dung quan lại mà ông dựng nên. Từ Thám hoa Vũ Phạm Hàm, quan Khâm sai Lê Hoan, quan Án sỏt Từ Đạm, cho đến lũ quan lại lau nhau bên d-ới nh- tuần phủ Thái Bình Phạm Văn Thụ, tri phủ Quảng Oai, tri huyện Lê Văn Chấn… tất cả đều bị bôi đen kịt, mỗi quan một vẻ, kẻ tham lam

bòn rút của dân, kẻ hạ mình ôm chân Pháp, kẻ cờ bạc rong chơi đủ mọi ngón nghề, người đêm đêm đèn phiện… Để tô đậm bản chất nịnh Tây hèn hạ của tri phủ Quảng Oai, tác giả dựng nên hoạt cảnh đặc sắc là một anh nhà nho ốm yếu còm cõi, cõng trên l-ng mẹ đầm béo ú, với đủ bộ phận tế nhị phô bày ra. Thật là kinh tởm và hãi hùng. T-ơng tự nh- Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà phóng đại nhiều nhất khi châm biếm tầng lớp quan lại ở quê h-ơng ông.

Nghệ thuật phóng đại hầu nh- th-ờng trực trong mọi bài thơ trào phúng, gắn liền với các thủ pháp chơi chữ, nói mỉa, vật hoá. Lối ngoa dụ một mặt giúp nhà thơ trào phúng tô đậm đ-ợc chân dung biếm hoạ, làm nổi bật nghịch cảnh, khiến độc giả bật c-ời khoái chá tán th-ởng cái nhìn tinh quái mà sâu sắc của chủ thể tiếng c-ời, nh-ng mặt khác nó cũng nh- con dao hai l-ỡi, đôi khi nó gây phản cảm, làm cho độc giả có thể đồng ý nh-ng thiếu đồng tình với tác giả.

Một phần của tài liệu Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính trị trong văn học việt nam những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX (Trang 66 - 67)