Giới quan tr-ờng:

Một phần của tài liệu Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính trị trong văn học việt nam những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX (Trang 54 - 59)

2. Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng

3.2.1.4. giới quan tr-ờng:

“ Người ta thành quan từ nhiều cách, xuất thân từ nhiều nguồn. Tính cách của bọn quan lại cũng phức tạp đa dạng. Nh-ng có những nét chung quy tất cả bọn chúng thành thành một giới xã hội: Quan tr-ờng. Chỗ thống nhất của quan tr-ờng là hết lòng theo Tây, là nịnh hót, làm mật thám, là cậy quyền, cậy thế, tham nhũng, ăn chơi. Đâu đâu chúng cũng lúc nhúc như giòi bọ.” ( Tuyển tập – Trần Đình H-ợu)

Ví nh- chỉ một huyện Duy Tiên mà ba tên tri huyện nối tiếp nhau trị nhậm ở đây đều là hạng gian tham:

“ Tụng tếch, Tuân đi, tội đã qua Mần răng lại gặp trúng thằng choa” ( Kép Trà - Vịnh Lê Hữu Tích)

“ Tụng” : Lê Tụng - Con trai Lê Hoan ; Tuân : Vũ Tuân là hai ng-ời làm tri huyện Duy Tiên tr-ớc Lê Hữu Tích - Lê Hữu Tích quê ở Nghệ An - Kép Trà dùng Ph-ơng ngữ xứ Nghệ để nói : “ mần răng” có nghĩa là làm sao, “ thằng choa” (có bản chép là “ Bầy choa”) ; có nghĩa là chúng tao, bọn tao. Y ở xứ Nghệ, cùng quê với Hoàng Cao Khải, nên ra “ bưng bê”, “ tráp điếu” trong dinh Hoàng Cao Khải. Do “ công lao” đó mà Tích được họ Hoàng cho đi coi phu đắp đê rồi cho làm tri huyện. Với con đường “ hoan lộ” như vậy nên y chỉ biết:

“ Cậy thần “ Cụ lớn” khoe khoang riết ỷ thế Nho con bóc lột già”

Nho con: tên th- lại. Quan huyện dựa vào thế lực “ cụ lớn” Hoàng Cao Khải và mánh khoé vơ vét của Nho con. Nho con dựa vào thế quan huyện và “ cụ lớn” lại dựa vào đám chân tay đó để :

“ Nay hạt Hà Đông còn biếu lợn Mai dân Nam Định lại dâng bò”

( Phan Điện – Vịnh Hoàng Cao Khải)

Từ d-ới lên trên, quan lại chỉ lo một chuyện : vơ vét bên d-ới và biếu xén bên trên, một công việc “lo lắng”, “ vất vả” đến mức Phan Điện “quá thương” Hoàng Cao Khải, đêm ngày mất ngủ, quên ăn vì: đã có lợn, bò phải lo giết thịt, thết đãi, biếu xén sao cho chóng:

“ Gọi ng-ời thết đãi sao cho chóng Thết khách còn thừa liệu phải lo”

Sự lo lắng của “ cha mẹ dân” đó, tạo ra khó khăn chung cho cả năm phủ, huyện của tỉnh Hà Nam; Kép Trà viết:

Năm quan phủ huyện rất nhân từ Dân đất Hà Nam đội phúc d-

Miệng chửi chú Đoàn nghe ráo hoảnh Ngón chim cụ Phụng đọc trơn lừ Đừng khinh Kim Bảng tay non choẹt Cũng gớm Thanh Liêm mặt chín dừ Nuốt búa to gan ai đó tá?

Duy Tiên hơn hẳn các me xừ.

( Kép Trà - Vịnh các quan tỉnh Hà Nam)

Chỉ với tám câu thơ, Kép Trà đã phác hoạ chân dung của các quan: Đoàn Ng-ng- Tri phủ Nam Sang - mắng chửi dân rất thậm tệ; Hoàng Tích Phụng - tri huyện phủ phủ Bình Lục: giỏi tán gái; Vũ Thiện Đạm, tri huyện Kim Bảng, trẻ tuổi, mới ở tr-ờng Hậu bổ ra, song đó học ngay được nhiều thủ đoạn ăn hối lộ; Phạm Huy Thành - Tri huyện Thanh Liêm, nghiện r-ợu, mặt lúc nào cũng đỏ; Nguyễn Hữu Hậu - tri huyện Duy Tiên : ăn bẩn tiền mua quốc trái của dân. Các vị quan phủ huyện mà giờ đây có thể gọi chung bằng tiếng dở Tây, dở ta “ các

ít; đó là một loại quan phụ mẫu kiểu mới, mới cả diện mạo, mới cả cung cách trị dân. Không còn là chuyện quan tốt, quan xấu nữa. Tên này, tên kia liên kết, dựa dẫm, tìm thế lực. Vũ Tuân bỏ vợ, lấy con gái Đỗ Văn Tâm để “ nhờ đồ con đĩ mới nên thân”. Đã có thế lực bố vợ, y lại “ thông gia với đốc Trần” để thêm mạnh cánh. Vũ Phạm Hàm “ thám hoa … xoè”, nhận đến hai bố nuôi để “Ba cha cậy thế thừa lờn mặt”. Lê Hữu Tích khoe khoang thân cận với Hoàng Cao KhảI, dựa thần “ Cụ lớn” để bóp nặn nhân dân. Đó là một cách tính toán, một lẽ xử thế, một con đ-ờng tiến thân mới: xu phụ ng-ời quyền thế, ra sức tâng công với thực dân Pháp và liên kết với nhau. Cái xấu tràn lan trong đám khoa bảng, trong xã hội th-ợng l-u, trong tầng lớp thống trị xã hội. Xã hội th-ợng l-u lúc này khá đông đảo. Ngoài các loại quan vừa kể, đồng tiền còn “sản sinh”’ ra một loại quan khác, không phải “ đậu lạy, quan xin” như Tú Xương nói mà là “mua quan”: có quan mua công khai và quan mua bí mật. Khi có tiền, người ta không chỉ vui lòng làm t- sản ; tâm lí “chào ông chẳng thích, thích chào quan”, làm xuất hiện trong xã hội thượng lưu ti tiện cả những “ Cụ lớn Hàn” ( Hàn lâm ) mà dốt đặc hết chỗ chê, hay “ Quan lớn Lại” ( Thằng lái lợn lên làm quan) …

Kép Trà viết: “ Đài các như ai tính khí gàn

“ Chào ông” chẳng thích, thích “chào quan”

Gật gù vểnh bộ râu quai nón,

Vênh váo dơ khuôn mặt cán tàn Bạc túi, nặng đôi vai phẩm giá Thuốc bồ, nhẹ một gánh giang san Trò đời lắm nỗi buồn c-ời nhỉ, Vỗ bụng về câu “ cụ lớn Hàn”

( Kép Trà - Vịnh “cụ lớn Hàn”)

Hắn tên là Đài, có cửa hiệu thuốc bắc ở phố chính, lại có x-ởng gỗ ở chợ Bầu, thị xã Phủ Lí. Đài bỏ tiền ra chạy chọt và đ-ợc nhà vua ban cho cái chức : Hàn lâm đãi chiếu ( Chức hàn lâm đợi chiếu chỉ của vua), nên gọi là Hàn Đài. hắn thích mọi ng-ời chào hắn là quan, mặc dù tr-ớc đây khi ch-a có cửa hiệu thuốc bắc ở phố chính Phủ Lí hắn chỉ là một tên gánh hai bồ thuốc đi bán rong ở

Không phải những thành phần rác r-ởi làm cho xã hội th-ợng l-u ô uế. Đồng tiền và hàng hoá mà thực dân đ-a vào cuộc sống đã làm tha hoá giai cấp thống trị cũ. Đạo nghĩa và cả danh vị không chi phối hành động của họ nữa. Đồng tiền và quyền lực tạo ra đồng tiền, kích thích đến các nhà khoa bảng bỏ cả l-ơng tâm, danh dự để giành giật lấy ân huệ của thực dân, để bóp nặn của dân.

Sự tàn bạo, bất nhân đó phải bị lên án một cách gay gắt, quyết liệt. Thơ trào phúng đã ra tay, giáng những đòn chí mạng vào sự đê tiện, xấu xa đó. Chuyện kể rằng: tại một bữa cỗ sang trọng có nhiều nhân vật tai to, mặt lớn của huyện Duy Tiên, Kép Trà đã cho bọn tri huyện Bùi Đống, trợ tá Giảng và thừa phái Xứng một phen mất mặt. Kép Trà phẫn nộ vớ lấy chiếc gối đập thẳng vào mặt thừa Xứng. Chúng ấm ức vội làm biên bản để kiện ông ở toà án tỉnh. Ông đã bảo thẳng vào mặt chúng mà chúng cũng chẳng làm gì đ-ợc ông:

Th-ơng thay lũ cá hau

Gặp phải thằng óc bó ( hóc búa) Đ-ợc thua có làm chi

Kiện nó làm gì nó!

( Kép Trà - “ Đi ăn cỗ”)

Có lúc Kép Trà không ngần ngại đả kích tính xấu xa của bọn quan lại, chạy theo đồng tiền để m-u cầu lợi ích riêng, nhơ nhớp của hai tên đề Đạt, đề Giảng ở huyện Thanh Liêm. ông cảnh cáo chúng:

Chợ chiều liệu đấy mà mua bán Thạo lắm ông cho chết bỏ xừ.

( Kép Trà - “ Chợ chiều liệu đấy”)

Tổng đốc Bắc Ninh là một tên thô lỗ, cục cằn, vô học mà lại thù dai. Hắn chửi dân nh- tát n-ớc vào mặt. Nguyễn Thiện Kế một bận cùng Tổng đốc Bắc Ninh đi “ kiểm tra” tình hình đắp đê Văn Giang. Để tỏ vẻ ta đây rất quan tâm đến công việc đê điều, hắn giở giọng cục cằn, mắng chửi hết sức thậm tệ, bọn hào lí, sai dịch nhân đó lại đánh đập dân phu rất dã man. Nguyễn Thiện Kế tức mình không chịu đ-ợc, đọc ngay tr-ớc mặt tên Tổng đốc này một câu đối :

Câu đối nh- chửi vào mặt tên tổng đốc. Hắn tức lắm nh-ng không có cách gì đối phó. Lại một bận khác, tỉnh đ-ờng Bắc Ninh mở tiệc chiêu đãi các quan lại, nha thuộc. Bọn hào lí trong Tỉnh đ-a lễ tên Tổng đốc một mâm xôi và một cái sỏ lợn. Hắn đắc ý, liền ra câu đối thách bọn quan thuộc đối. Hắn ra ba chữ: “ cái thỏ nợn” ( chính là: “ cái sỏ lợn”, vừa là người Nam Định th-ờng phát âm “l” thành “n”, lại nói ngọng nên “ s” thành “ th” ). Không ai muốn phụ hoạ vào cái thứ văn chương “ nước mắm chấm dùi đục” ấy. Riêng Nguyễn Thiện Kế cứ đối, ông đối : “ Cái nồn tâu” ( “ n” tức là “l” , “t” tức là “ tr”). Mọi người bật c-ời lên nh-ng rồi cố phải nhịn. Tên Tổng đốc thêm một lần bị vố đau nh-ng vẫn cố nuốt giận, xuề xoà chờ cơ hội báo thù. Quả nhiên sau đó nhân dịp Công sứ Bắc Ninh về phủ Từ Sơn, Nguyễn Thiện Kế, nhân có việc về Hà Nội từ hôm tr-ớc, không biết nên không có mặt để tiếp đón, tên Tổng đốc đ-ợc dịp, quy tội ông là khinh miệt th-ợng cấp, sao nhãng nhiệm vụ, kí nghị định cách chức.

Các nhà thơ trào phúng đả kích từng tên, nh-ng với số l-ợng lớn các tên quan hiện ra thành bè, thành mảng, thành một giới quan lại, lúc nhúc đi đâu cũng đụng phải giông nh- ông Ninh, ông Nang trong câu đồng dao cổ. Kép Trà nói về chuyện đổi quan huyện một cách thú vị:

Kim Bảng, Duy Tiên cũng một vùng Từ rày hai huyện biết hai ông

Sông Vân Lâm nọ, trên còn núi Núi Đọi Sơn kia d-ới có sông Ngán nỗi l-ơn bung, lùng bún sốt No mùi bún sốt, gắp l-ơn bung Những khi hai huyện chia đê phận,

Cái chỗ “ chằng cầy” ấy của chung.

( Kép Trà - “Tặng hai tri huyện”)

Lê Hữu Tích và Đoàn Ng-ng là quan phụ mẫu ở hai huyện láng giềng, cùng lúc phạm tội ăn hối lộ, bị thuyên chuyển nh-ng lại chỉ là Tích ở Duy Tiên đổi về Kim Bảng, Ng-ng ở Kim Bảng đổi sang Duy Tiên. Thay đổi quẩn quanh nh- vậy chẳng tạo ra cái gì khác cả: cảnh giống, ng-ời giống, chỉ có thay đổi

giờ mỗi huyện biết hai ông. Dù đã bị thuyên chuyển, họ vẫn có một chỗ chung để gặp nhau là “ chằng cầy”. “ Chằng Cầy” là chỗ đê quai gang Bình Chánh, nơi giáp giới của hai huyện Duy Tiên và Kim Bảng. Lúc phải đắp đê là huyện nọ đổ cho huyện kia ; không những thế “ Chằng Cầy” còn là chỗ mua bán phân tiêu của nhân dân Bình Chánh để bón rau. Câu kết này, Kép Trà có ý bảo cả hai tên quan huyện đều là ph-ờng ăn bẩn cả.

“ Vạch mặt hàng đoàn, hàng đống như vậy, và vạch mặt chúng với đủ mọi xấu xa, đê hèn, có khi cả với những thủ đoạn nhỏ nhặt, tinh tế, thơ trào phúng đã làm công việc phê phán quan lại về mặt xã hội, tiêu diệt một tầng lớp xã hội bằng cái cười” ( G.S Trần Đình H-ợu)

Một phần của tài liệu Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính trị trong văn học việt nam những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)