Phương hướng đề xuất

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 49 - 55)

5 Bố cục đề tài

3.2.2 Phương hướng đề xuất

Để khắc phục những hạn chế của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, giải quyết tình trạng xe chở hàng hóa quá khổ, quá tải thì cần phải có những biện pháp mạnh, mang tính đồng bộ trên phạm vi cả nước. Người viết đề xuất một số phương hướng sau đây:

Thứ nhất là, chế tài buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ là một chế tài khá hiệu quả nên cần giữ lại để tiếp tục áp dụng, nhưng chỉ áp dụng đối với xe vận tải hàng hóa chở các loại hàng rời và xe vận tải hành khách. Còn đối với công-ten-nơ thì cần có một chế tài khác phù hợp hơn, như đưa ra một mức xử phạt cao, mức xử phạt này phải cao hơn lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh nhận được khi vận chuyển lô hàng quá tải đó.

Thứ hai là, cần phải thay đổi đối tượng xử phạt, thêm trách nhiệm pháp lý của chủ hàng, chủ xe và các đối tượng có liên quan. Theo quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng áp dụng chế tài xử phạt hành vi chở hàng quá tải được quy định cụ thể tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26 Nghị định 171/ 2013/NĐ-CPcủa

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 42 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chủ yếu là người điều khiển phương tiện.Hình thức xử phạt chính bằng tiền tùy theo mức độ xe chở quá tải, tuy nhiên với thực tế mức quá tải như hiện nay thì việc phạt tiền, tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 02 tháng chỉ càng làm tăng thêm khó khăn cho bản thân người lái xe và gia đình họ, chứ thực ra không thể buộc họ chở hàng đúng tải được. Thực chất lái xe chỉ là người lao động, ký hợp đồng làm thuê cho doanh nghiệp. Nguyên nhân chở hàng quá tải có xuất phát điểm là ở chủ hàng và chủ xe. Do vậy, lỗi do giới chủ gây ra mà đi phạt người làm công là chưa thuyết phục, chưa công bằng, vì thế cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung lại đối tượng áp dụng xử phạt do hành vi xe chở hàng quá tải cho phù hợp. Cụ thể như, cần sửa đổi đối tượng xử phạt từ người điều khiển phương tiện thành chủ phương tiện tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26 Nghị định 171/ 2013/NĐ-CP.

Thứ ba là, cần có chế tài xử phạt nặng áp dụng cho tất cả các bên có liên quan. Chẳng hạn như doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm đưa xe đúng tải trọng thiết kế, bảo đảm an toàn kỹ thuật và đủ tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh môi trường để vận chuyển hàng hóa. Chủ hàng (thông qua thủ kho hoặc người cấp hàng) có trách nhiệm xếp hàng đúng tải trọng của từng chiếc xe do chủ xe cung cấp. Trách nhiệm pháp lý cụ thể giữa chủ hàng và chủ xe được xác nhận thông qua hợp đồng dịch vụ vận chuyển và biên bản giao nhận hàng hóa cụ thể của từng chuyến hàng. Bên nào vi phạm bên đó phải chịu chế tài xử phạt theo quy định. Cần thiết phải áp dụng chế tài xử phạt nặng đánh trực tiếp vào lợi ích kinh tế của chủ hàng và chủ xe để buộc chấp hành pháp luật, thậm chí tái phạm nhiều lần có thể bị áp dụng chế tài xử phạt bổ sung là bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Thông qua chế tài xử phạt nặng áp dụng cho tất cả các bên có liên quan, sẽ từng bước góp phần xây dựng được ý thức trách nhiệm của chủ hàng và chủ xe trong việc chấp hành pháp luật.

Thứ tư là, pháp luật cần bổ sung những văn bản điều chỉnh riêng chuyên về

việc xử lý từng hành vi vi phạm theo hướng quy rõ trách nhiệm và các hình thức chế tài đối với từng cá nhân, các đối tượng có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.Nên quy trách nhiệm rõ ràng, chẳng hạn như quy trách nhiệm đối với lãnh đạo các cảng, kho, bến bãi, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp, công ty xếp dỡ, doanh nghiệp vận tải...trong việc vận chuyển hàng hóa. Cần có quy trình quản lý xuyên suốt sẽ giúp hệ thống vận tải hàng hóa bằng đường bộ được quản lý hiệu quả hơn. Đồng thời cũng phải quy trách nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị quản lý chuyên ngành, người đứng đầu chính

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 43 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

quyền các cấp địa phương bằng việc nếu để xảy ra tình trạng xe chở quá tải trong phạm vi đơn vị, địa phương mình quản lý thì người đứng đầu phải bị xử lý bằng các hình thức kỷ luật theo pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kết luận Chƣơng 3

Trong Chương 3, luận văn đã tìm hiểu những điểm mới của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Qua tìm hiểu cho thấy, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đã khắc phục được nhiều hạn chế của hai Nghị định trước đó là Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số bất cập trong các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Đồng thời, luận văn đã đưa ra phương hướng đề xuất để khắc phục những tồn tại này, mặc dù Luật Giao thông vận tải quy định kinh doanh vận tải đường bộ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng nhiều quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vẫn chưa đầy đủ, nhất là đối với các điều kiện kinh doanh đặc thù cho từng hàng hóa. Bên cạnh đó, luận văn còn đề cập đến một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Nhiều quy định vẫn còn chưa hợp lý, đối tượng xử phạt chưa đúng dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực trong hoạt động vận tải vẫn tiếp tục tiếp diễn, đặc biệt là thực trạng chở hàng hóa quá khổ, quá tải trọng cho phép đã trở thành một vấn đề phổ biến hiện nay, khiến cho nhiều công trình giao thông xuống cấp trầm trọng. Từ những thực trạng quy định pháp luật nêu trên, người viết đề xuất một số phương hướng hoàn thiện, góp phần đưa thị trường vận tải phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnhvà khắc phục được các tiêu cực.

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 44 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn người viết đã nhận thấy một số vấn đề sau:

Vận tải hàng hóa nói chung và vận tải hàng hóa bằng ô tô nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, vấn đề vận tải hàng hóa bằng xe ô tô hiện nay đang phát sinh nhiều tiêu cực như vấn nạn chở hàng hóa quá khổ, quá tải trọng cho phép. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phát triển, tạo ra một thị trường vận tải lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu của về di chuyển hàng hóa cho người dân.

Trong bối cảnh vận tải hàng hóaquá tải như hiện nay, thấy được thực trạng là trong khi vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang quá tải thì vận tải đường sắt thì lại trong tình trạng khan hiếm. Chính vì thế, cần có những giải pháp hợp lý để cân bằng lại tình trạng này, giảm sức quá tải của vận tải đường bộ.

Luật Giao thông đường bộ và các quy định có liên quan góp phần hoàn thiện hơn các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa nói chung và vận tải hàng hóa bằng xe ô tô nói riêng, góp phần tạo ra một hành lang pháp lý, một thị trường vận tải lành mạnh thúc đẩy hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phát triển.

Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập. Do văn bản quy định điều chỉnh nhưng chưa quy định cụ thể dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc áp dụng, hoặc nhiều quy định còn chưa đồng bộ, thiếu thực tế dẫn đến tình trạng pháp luật không thể đi vào cuộc sống, nhiều tiêu cực trong hoạt động vận tải dần dần xuất hiện, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chở quá tải,…diễn ra phổ biến.

Qua đó, người viết đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô nhằm thúc đẩy thị trường vận tải phát triển lành mạnh, loại bỏ dần các đơn vị yếu kém, khuyến khích các đơn vị quản lý tốt chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông. Chính vì vậy, pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần phải rõ ràng và cụ thể hơn.

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 45 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

Một là, cần bổ sung thêm quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh đối với từng hàng hóa đặc thù.

Hai là, bổ sung quy định khi chở hàng hóa trên đường lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận tải.

Ba là, bổ sung đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô vào quy định phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.

Bốn là, nên bỏ quy định cho phép sử dụng xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản.

Năm là, bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải có cán bộ kỹ thuật để theo dõi an toàn kỹ thuật phương tiện và cán bộ về công nghệ thông tin để quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình.

Sáu là, sửa đổi đối tượng xử phạt từ lái xe sang chủ phương tiện tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26 Nghị định 171/ 2013/NĐ-CP.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp 2013/QH XIII ngày 28 tháng 11 năm 2013.

2. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

3. Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, sửa đổi bổ sung 2013.

4. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008. 5. Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012.

6. Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

7. Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

8. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp.

9. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

10. Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

11. Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu tường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

12. Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT ngày 08/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (QCVN 31: 2011/BGTVT).

13. Thông tƣ số 35/2010/TT-BCA Quy định về cấp giấy phép vận chuyểnvật liệu nổ

công nghiệp và hàng nguy hiểm.

14. Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/08/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

15. Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ.

16. Thông tư số 65/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Danh mục sách, báo, tạp chí

17. Ngô Huy Cương: Phân tích pháp luật về Hộ kinh doanh để tìm ra các bất cập, tạp

chí Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, số 25, năm 2009, tr. 234-245.

Trang thông tin điện tử

18. Đoàn Lanh, Tạo sân chơi lành mạnh trong kinh doanh vận tải, http://anhp.vn/an- toan-giao-thong/201408/siet-chat-quan-ly-o-to-van-tai-tao-san-choi-lanh-manh-trong-

kinh-doanh-van-tai-469924/, [truy cập ngày 12-11-2014].

19. Nguyễn Thị Thủy, Nghị định 91-Lắp thiết bị giám sát hành trình lắp trên ô tô, một

quyết định “hợp ý Đảng, vừa lòng dân”,

http://www.sgtvt.danang.gov.vn/index.php/vi/vn-ti-phng-tin/27-vn-ti-va-phng-

tin/1240-ngh-nh-91-lp-thit-b-giam-sat-hanh-trinh-lp-tren-o-to-mt-quyt-nh-hp-y-ng-va-

long-dan.html, [truy cập ngày 10-11-2014].

20. Nguyễn Trọng Thơ- CEO iNET, http://marketing.edu.vn/maketing-online/kinh-

doanh-la-gi--493, [truy cập ngày 08-9-2014].

21. Nguyễn Văn Thanh, Vận tải ô tô Việt Nam-60 năm trưởng thành cùng đất

nước,http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/van-tai/201112/Van-tai-o-to-Viet-Nam-

60-nam-truong-thanh-cung-dat-nuoc-32906/, [truy cập ngày 08-9-2014].

22. Quang Thụy, Vận tải ô tô vấn đề giải pháp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, http://ninhbinhcoop.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-an-toan-giao-

thong/Thuc-trang-va-giai-phap-cho-doanh-nghiep-hop-tac-xa-van-tai-13, [truy cập

ngày 20-10-2014].

23. Thái Văn Chung, Giải pháp hạn chế tình trạng quá tải,

http://www.vlr.vn/vn/news/logistics-viet-nam/duong-bo/1630/giai-phap-han-che-tinh-

trang-qua-tai.vlr, [truy cập ngày 28-09-2014].

Tài liệu khác

24. Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 2001 (hết hiệu lực).

25. Luật Giao thông đường bộ số 26/2011/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001(hết hiệu lực).

26. Pháp lệnh Trọng tài Thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 (hết hiệu lực).

27. Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hết hiệu lực).

28. Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ-CPngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô(hết hiệu lực).

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 49 - 55)