Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 48 - 49)

5 Bố cục đề tài

3.2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

3.2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng xe ô tô vực vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài, luận văn chỉ đề cập đến thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Ngày nay, tình trạng xe chở hàng hóa quá khổ, quá tải trọng cho phép đã trở thành một vấn đề nóng trong xã hội. Với thực tế chở hàng quá tải đang phổ biến như hiện nay thì việc Nhà nước tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, xử phạt đối với hành vi chở hàng quá tải là hoàn toàn đúng đắn và cấp thiết nhằm góp phần bảo vệ công trình giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông và góp phần lành mạnh hóa thị trường vận tải hàng hóa bằng đường bộ hiện nay.Để khắc phục tình trạng xe chở hàng hóa quá tải, quá khổ, trong thời gian qua Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm tra như lập Trạm kiểm tra tải trọng xe theo Khoản 4 Điều 51 Luật giao thông đường bộ năm 2008; ban hành nhiều quy định để xử lý tình trang quá khổ, quá tải như chế tài xử phạt tiền, mức xử phạt tùy theo mức độ vi phạm được quy định tại Điều 24, Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể chịu các hình thức xử phạt bổ sung như tước Giấy phép lái xe 01 hoặc 02 tháng, bị buộc khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định. Tuy nhiên các biện pháp trên vẫn chưa mang tính đồng bộ, thiếu thực tế, nửa vời chỉ mới dừng lại giải quyết phần ngọn của vấn đề.

Thứ nhất là, trong các chế tài xử phạt hiện hành, ngoài hình phạt chính bằng

tiền, tước giấy phép lái xe thì chủ xe chở hàng quá tải còn bị áp dụng chế tài phụ là bị buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ. Quy định này không mang tính khả thi, đối với xe vận tải hàng hóa chở các loại hàng rời hoặc xe vận tải hành khách thì việc thực hiện chế tài “buộc phải hạ tải ngay” là hợp lý và

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 41 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

không gặp khó khăn, vì việc xếp dỡ hàng hóa, hành khách hoàn toàn do tài xế hoặc chủ phương tiện có quyền can thiệp trực tiếp được. Tuy nhiên, đối với xe công-ten-nơ mà đã kẹp seal thì rất khó để thực hiện chế tài này, vì chủ phương tiện hoặc tài xế không có quyền can thiệp đối với hàng hóa đóng trong công-ten- nơ. Nhà vận tải chỉ nhận chở công-ten-nơ chứ không nhận chở hàng tính theo trọng lượng như các loại hàng rời, do đó nếu các trạm kiểm tra xe vẫn áp dụng chế tài như trên thì rất khó để thực hiện.

Thứ hai là, chế tài xử phạt hành chính áp dụng chưa đúng đối tượng. Lỗi là

do chủ xe nhưng lại xử phạt người lái xe. Với chế tài như thế, thì việc áp dụng chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn gây khó khăn cho người lái xe.Hầu hết các quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Nghị định 171/ 2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chủ yếu là người điều khiển phương tiện, trong khi mấu chốt của sự việc là ở chủ xe. Cụ thể như sau: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.00 đồng khi người điều khiển xe ô tô chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà chưa đến mức vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 2; Điểm a, Khoản 5, Khoản 6, Điều 24, Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)