Đối với hàng hóa thông thường

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 35 - 36)

5 Bố cục đề tài

2.2.2.3 Đối với hàng hóa thông thường

Nghị định 86/2014/NĐ-CP không định nghĩa cụ thể kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là gì mà liệt kê theo phương pháp loại trừ, tức là nếu việc vận chuyển hàng hóa ngoài các hình thức đã được nêu thì được liệt kê vào nhóm vận chuyển hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, trước đây Nghị định 91/2009/NĐ-CP có định nghĩa “Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là việc vận tải hàng hóa ngoài các hình thức đã được nêu trên và khi kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường (trừ taxi chở hàng) khi chở hàng hóa trên đường, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận tải”.58Có thể thấy, quy định về kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường ở Nghị định 86/2014/NĐ-CP đã có bước thụt lùi so với quy định trước đó, quy định khá sơ sài, ở đây Nghị định không đề cập đến khái niệm hợp đồng vận tải và giấy vận tải như trong Nghị định 91/2009/NĐ-CP đã quy định. Nếu trong Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định “Kinh doanh

vận tải đường bộ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện” thì các quy định về

điều kiện kinh doanh cần được bổ sung đầy đủ hơn, để góp phần đưa quy định của pháp luật dần đi vào cuộc sống.

56 Điều 10, Thông tư 35/2010/TT-BCA Quy định về cấp giấy phép vận chuyểnvật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.

57Điều 78, Luật Giao thông đường bộ 2008.

58 Khoản 1, Điều 9, Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 28 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

Giao dịch giữa bên thuê vận tải và bên nhận vận tải thuộc giao dịch trong thương mại, là sự thỏa thuận giữa bên thuê vận tải và đơn vị kinh doanh vận tải. Hợp đồng vận tải là cam kết thực hiện những thỏa thuận của hai bên bằng văn bản. Hợp đồng vận tải là chứng từ có tính pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng vận tải phải đảm bảo được các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; loại và khối lượng hàng hóa; hành trình; địa chỉ và thời gian giao hàng, nhận hàng; giá cước vận tải; hình thức thanh toán; các điều khoản thỏa thuận khi giao hàng, bồi thường, giao nhận giấy tờ liên quan đến hàng hóa và các vấn đề khác có liên quan đến quá trình vận tải.59

Giấy vận tải gồm các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình; số hợp đồng (nếu có), ngày tháng ký; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận. Giấy vận tải do đơn vị kinh doanh vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào giấy vận tải; Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải.60

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 35 - 36)