5 Bố cục đề tài
2.3.2.3 Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy
2.3.2.3 Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra xảy ra
Thông thường, khi có thiệt hại xảy ra thì việc truy cứu trách nhiệm bồi thường là vấn đề tất yếu . Việc bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do
64 Điều 4, Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.
65 Điều 9, Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.
66 Khoản 2, Điều 51, Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
GVHD: Cao Nhất Linh 32 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm
hàng hóa mất mát, hư hỏng được thực hiện trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.67
Tại khoản 2,Điều 10, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định “trong trường hợp hợp đồng vận tải không có nội dung quy định về việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hóa và hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người kinh doanh vận tải hàng hóa bồi thường cho người thuê vận tải theo mức 70.000 (bảy mươi nghìn) đồng Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất, trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án hoặc trọng tài”.
Có thể nhận thấy,có sự khác biệt giữa quy định trong Nghị định 91/2009/NĐ-CP và quy định trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP, ở Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì mức bồi thường không căn cứ vào việc hàng hóa có được đóng bao, kiện hay không mà dựa vào sự thỏa thuận giữa 2 bên hoặc quyết định của Tòa án hoặc trọng tài. Mức bồi thường cũng tăng lên từ 20.000 đồng lên 70.000 đồng cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.