Những điểm mới của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 42 - 45)

5 Bố cục đề tài

3.1.1 Những điểm mới của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm

xe ô tô

Hai Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, khi triển khai và thực hiện đã bộc lộ nhiều vấn đề bấp cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đặc biệt là đã xuất hiện nhiều lỗ hổng lớn trong kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Trong bối cảnh đó, việc ban hành Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là rất cần thiết.

Ngày 10 tháng 9 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định số 86/2014/NĐ-CP gồm 06 chương, 36 điều quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và việc cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.Nghị định số 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 35 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

năm 2014, thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ-CPvề kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

So với quy định tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP có rất nhiều điểm mới trong cả lĩnh vực vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, luận văn chỉ đề cập đến những điểm mới có liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng hóa, còn những điểm mới liên quan đến vận tải hành khách luận văn không đề cập. Trong Nghị định số 86/2014/NĐ-CP có một số nội dung được sửa đổi, bổ sung mới và một số nội dung đã được quy định trong các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải nay được đưa vào Nghị định, góp phần đắc lực cho việc đảm bảo an toàn giao thông, tăng cường quản lý nhà nước, lập lại trật tự, kỷ cươngtrong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và hạn chế tai nạn trong phạm vi cả nước.

Thứ nhất là, so với Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Nghị định số

93/2012/NĐ-CP, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP bổ sung nhiều khái niệm, định nghĩa mới trong hoạt động vận tải và kinh doanh vận tải như khái niệm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp, kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp, khái niệm trọng tải được phép chở của xe ô tô,...Đặc biệt là khái niệm “kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh

doanh vận tải không thu tiền trực tiếp”. Mục đích là tăng cường công tác quản lý

của nhà nước trong hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô.

Thứ hai là, bổ sung các quy định đối với việc vận tải hàng hoá: đơn vị kinh

doanh vận tải hàng hoá phải chịu trách nhiệm trong việc xếp hàng hoá lên xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận hàng hoá tại địa bàn địa phương được quy định cụ thể tại Điều 9 của Nghị định.

Thứ ba là, sửa đổi quy định về giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh

vận tải hàng hoá, nâng mức bồi thường hàng hoá bị hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải lên 70.000 đồng Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất (quy định cũ là 20.000 đồng Việt Nam cho một kilôgam).

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 36 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

Thứ tư là, sửa đổi, bổ sung các quy định đối với lái xe, người điều hành vận

tải như sau: lái xe phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định; phải được khám sức khoẻ định kỳ và phải được tập huấn về nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; người điều hành vận tải của đơn vị vận tải không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác, không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình và phải được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Quy định này góp phần đảm bảo an toàn giao thông, bởi khi lái xe có sức khỏe tốt thì vấn đề về an toàn giao thông mới được đảm bảo, hạn chế việc gây ra những tai nạn đáng tiếc do lái xe không đủ sức khỏe.

Thứ năm là, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định tất cả các xe kinh doanh

vận tải đều phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đồng thời, Nghị định cũng quy định lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhằm đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

Thứ sáu là, bổ sung quy định về số lượng phương tiện tối thiểu. Cụ thể như

sau: “Từ ngày 01 tháng 07 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau: đối với đơn vị có trụ sở tại các thành phố trực thuộc trung ương, từ 10 xe trở lên; đối với đơn vị có trụ sở tại các đại phương còn lại, từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ

sở đặt tại các huyện nghèo theo quy định của Chình phủ, từ 03 xe trở lên”.Quy

định này rất hợp lý, không chỉ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh vận tải mà còn giúp các doanh nghiệp chấn chỉnh, nâng cao quy mô tổ chức, bộ máy làm việc, đưa hoạt động vận tải ở mỗi đơn vị trở nên chuyên nghiệp hơn.

Thứ bảy là, thủ tục cấp và thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải được đơn

giản và rút ngắn từ 15 ngày theo như quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ-CP xuống còn 5 ngày. Bên cạnh đó, bổ sung 2 trường hợp đơn vị kinh doanh bị thu hồi Giấy phép kinh doanh khi vi phạm quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải gây tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.Cụ thể như sau:

Trong thời hạn 1 năm, có trên 50% số xe hoạt động mà người lái xe vi phạm luật

gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng” “Trong thời hạn 3 năm có tái phạm

về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xảy ra tai nạn giao

Quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

GVHD: Cao Nhất Linh 37 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Diễm

Giấy phép kinh doanh không thời hạn. Quy định này góp phần bắt buộc các doanh nghiệp vận tải coi trọng sự an toàn khi thực hiện kinh doanh vận tải.

Những quy định mới về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP là hết sức cần thiết nhằm tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ vận tải ô tô, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải ô tô phát triển bền vững. Việc ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP tạo thành hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng, nhằm siết chặt công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, minh bạch, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Nghị định 86/2014/NĐ-CP cũng góp phần tách biệt các sự chồng chéo để quy trách nhiệm cụ thể, kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải.

3.1.2 Những hạn chế của quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và phương hướng đề xuất

Một phần của tài liệu quy định pháp luật vềkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Trang 42 - 45)