VỚI LÃI SUẤT VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT
Để phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng bƣớc đầu tiên chúng ta phải làm là phân tích và đo lƣờng giá trị của hai thành phần: Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và Tài sản nhạy cảm với lãi suất. Các khoản tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất thƣờng là những khoản mà số dƣ nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trƣờng thay đổi, thƣờng là các khoản tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, cho vay ngắn hạn,… Ngƣợc lại là các khoản Tài sản và nguồn vốn không nhạy cảm với lãi suất, đó thƣờng là các khoản tài sản và nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất cố định.
4.2.1 Phân tích tình hình biến động của Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất suất
Đối với một Ngân hàng thƣơng mại thì hoạt động quản lý nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, nó góp phần giúp ngân hàng hạn chế đƣợc một số loại rủi
ro, cân đối giữa nguồn thu từ các khoản đầu tƣ và nguồn chi phí từ các khoản nguồn vốn của Ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng, duy trì khả năng hoạt động tín dụng và mức thu nhập ròng, trong đó khoản mục quan trọng mà hoạt động quản lý nguồn vốn phải luôn nắm bắt là Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất.
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí trả lãi sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trƣờng thay đổi. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì các khoản nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất chính là các khoản vốn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn nhƣ: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Trên lý thuyết vốn điều chuyển cũng là khoản vốn nhạy cảm với lãi suất nhƣng đối với Ngân hàng thì khoản mục này không phát sinh các năm giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nên ta không xem xét đến.
Qua bảng 4.5 sau đây, ta sẽ xem xét cơ cấu và tình hình biến động của Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và các thành phần cấu thành của nguồn vốn nhạy cảm đối với Ngân hàng TMCP phƣơng Nam PGD Cần thơ.
Bảng 4.5 Tình hình nguồn vồn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Cần thơ
Qua bảng 4.5 ta thấy tổng nguồn vốn huy động nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng biến động không đồng đều qua các năm giai đoạn 2010-2012. Vào năm 2011 tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng giảm nhẹ so với năm 2010, nguyên nhân chính là do nguồn vốn huy động ngắn hạn của Ngân Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Vốn huy động NCLS 69.848 62.427 99.140 -7.421 -10,62 36.713 58,81
1 Tiền gửi thanh
toán 599 695 841 96 16,03 146 21,01
2 Tiền gửi tiết
kiệm NCLS 69.249 61.732 98.299 -7.517 -10,86 36.567 59,24 a không kỳ hạn 66 102 87 36 54,55 -15 -14,71 b ngắn hạn 69.183 61.630 98.212 -7.553 -10,92 36.582 59,36
tăng đột ngột (Lãi suất huy động bắt đầu leo thang vào đầu tháng 5, có thời điểm lãi suất huy động lên đến 20%/năm, Sau đó tuy lãi suất đƣợc điều chỉnh với thông tƣ 02 trong đó luật hóa trần lãi suất huy động 14%/năm nhƣng lãi suất suất huy động vẫn còn ở mức khá cao) khiến ngƣời đi gửi tiền vào ngân hàng cảm thấy có lợi hơn khi gửi tiền vào các khoản tiền gửi dài hạn, việc đó giúp họ có thể hƣởng đƣợc mức lãi suất cao trong thời hạn dài, tránh tình trạng lãi suất giảm trở lại và nguồn thu của họ sẽ giảm theo. Làm cho lƣợng tiền đầu tƣ vào các khoản tiền gửi ngắn hạn Ngân hàng giảm. Đến năm 2012 nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng có xu hƣớng biến động tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do thị trƣờng vàng trong giai đoạn này có nhiều chuyển biến xấu đối với nhà đầu tƣ nhỏ lẻ trên thị trƣờng nhƣ: nghị định số 24/2012/NĐ-CP ra đời nhằm quản lý và ổn định thị trƣờng vàng trong nƣớc, đã góp phần ổn định đƣợc giá vàng, hạn chế đƣợc nhóm đầu cơ vàng và hạn chế sự mua bán trao đổi vàng nhƣ một thứ hàng hóa trong dân. Làm cho các nhà đầu tƣ này chuyển sang đầu tƣ vào các khoản tiền gửi, đây chính là nguyên nhân đầu tiên làm nguồn vốn huy động nhạy cảm với lãi suất tăng, nguyên nhân thứ 2 là việc lãi suất huy động thị trƣờng trong năm 2012 giảm (với 6 lần thay đổi lãi suất, lần đầu tiên vào ngày 13/3, theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của thủ tƣớng chính phủ mức lãi suất đƣợc giảm từ 14% còn 13%. Đến ngày 11/4 Lãi suất huy động cũng giảm thêm 1% còn 12%. Ngày 28/5 trần lãi suất huy động về mức 11%. Từ ngày 11/6, trần lãi suất huy động lại giảm chỉ còn 9% năm. Từ ngày 24/12, NHNN đã hạ trần lãi suất huy động chỉ còn 8%) khách hàng sẽ nhận định kênh đầu tƣ tiền gửi ngắn hạn có lợi hơn trung và dài hạn và làm cho lƣợng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tăng góp phần làm nguồn vốn huy động nhạy cảm lãi suất tăng, nguyên nhân thứ 3 là về phía Ngân hàng, Ngân hàng đã ƣu tiên huy động nguồn vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho ngân hàng để có thể đầu tƣ cho vay ngắn hạn kịp thời, tăng cƣờng lƣợng vốn với lãi suất thấp, tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
Nguồn vốn huy động nhạy cảm với lãi suất gồm 3 thành phần chính đó là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Sau đây ta sẽ xem xét về những thành phần cấu thành này:
Tiền gửi thanh toán: đây là loại hình tiền gửi không kỳ hạn đƣợc sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phƣơng tiện thanh toán nhƣ: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử,… Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh nhất của khách hàng. Đây là loại hình tiền gửi khá phổ biến trong thời buổi kinh tế hiện nay vì nhu cầu giao dịch, thanh toán qua hệ thống ngân hàng ngày càng gia tăng, hơn nữa điểm mạnh của loại tiền này là không quy định về thời gian gửi tiền nên có thể đƣợc thanh toán nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tƣ kịp thời của khách hàng. Tuy nhiên loại tiền gửi này có lãi suất khá thấp so với các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Qua bảng 4.5 ta thấy, lƣợng tiền gửi thanh toán của Ngân hàng tăng đều qua các năm giai đoạn năm 2010-2012. Nguyên nhân làm cho tiền gửi thanh toán của Ngân hàng tăng qua các năm là do nhu cầu thanh toán, giao dịch của các cá nhân, doanh nghiệp trong thời buồi kinh tế sôi động ngày càng tăng. Vì việc thanh toán, giao dịch qua hệ thông ngân hàng có nhiều ƣu điểm nhƣ:
giảm thiểu đƣợc rủi ro mất cắp trong giao dịch, có thể giao dịch từ xa với chi phí thấp, tối thiểu hóa thời gian cho các hoạt động giao dịch,… ngoài ra đây là một trong những nguồn vốn huy động có thể sử dụng để đầu tƣ hiệu quả với chi phí khá thấp nhằm tăng cƣờng lợi nhuận cho Ngân hàng vì thế Ngân hàng luôn tăng cƣờng các công tác huy động lƣợng tiền gửi này.
Tiền gửi tiết kiệm: là hình thức gửi tiền cho các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú, đây là loại tiền gửi mà ngƣời gửi tiền đa phần vì mục đích thu đƣợc tiền lãi. Trong loại tiền này có hai dạng nhạy cảm với lãi suất đó là: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Qua bảng 4.5 ta thấy. Tiền gửi tiết kiệm nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng biến động không đồng đều trong giai đoạn năm 2010- 2012. Cụ thể là, vào năm 2011 tiền gửi tiết kiệm nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng trong năm 2011 giảm so với năm 2010. Đến năm 2012 tiền gửi tiết kiệm nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng tăng trƣởng đột ngột so với năm 2011. Để tìm hiểu nguyên nhân của biến động này chúng ta đi vào phân tích hai thành phần của tiền gửi tiết kiệm nhạy cảm với lãi suất là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Nhƣ sau:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, lãi suất của tiền gửi tiết kiệm này thấp hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Qua bảng 4.5 ta thấy, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của Ngân hàng biến động không đều qua các năm, vào năm 2011 tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của Ngân hàng biến động tăng so với năm 2010, nguyên nhân là do khách hàng có thể bổ sung hoặc rút tiền một cách linh hoạt đối với khoản tiền gửi này để điều chỉnh đầu tƣ kịp thời vào những thời điểm có lãi suất cao hơn hoặc những khoản đầu tƣ khác hấp dẫn hơn khi mặt bằng lãi suất năm 2011 tăng liên tục, ngoài ra ngƣời gửi tiền có thể dùng khoản tiền gửi này thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ an toàn, đơn giản hơn. Đến năm 2012 lƣợng tiền gửi này lại giảm đi so với năm 2011 là do mặt bằng lãi suất huy động giảm trong khi bản chất khoản tiền gửi này có lãi suất không cao tức là mức lợi suất đƣợc hƣởng của khoản tiền gửi này giảm đi, trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tƣ.
Các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng của Ngân hàng bao gồm các khoản tiền gửi có các kỳ hạn sau: kỳ hạn dƣới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng, kỳ hạn từ 6 tháng đến dƣới 12 tháng và Các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn vì nó luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản mục. Cũng giống nhƣ khoản mục tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khoản mục này biến động không đồng đều qua các năm. Vào năm 2011, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng của Ngân hàng giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do Trong giai đoạn này lãi suất thị trƣờng tăng mạnh thúc đẩy sự tăng trƣởng của các khoản tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn, và làm các khoản gửi tiết kiệm ngắn hạn giảm. do khi lãi suất giảm thì gửi tiền vào các khoản mục trung và dài hạn vẩn có lợi hơn, ngoài ra còn do tác động của các kênh đầu tƣ khác, nhất là thị trƣờng vàng, trong năm này
tục tăng thúc đẩy các nhà đầu tƣ bị hấp dẩn bới kênh đầu tƣ vàng và làm cho kênh đầu tƣ quen thuộc là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn giảm. Còn năm 2012 khoản mục này tăng so với năm 2011, lý do là năm 2012 các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, chứng khoán, vàng rất khó sinh lời nhƣ trƣớc trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên nhà đầu tƣ vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn tại ngân hàng, với lợi suất ổn định và ít rủi ro.
Bảng 4.6 Tình hình nguồn vồn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn năm 2010-2012
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Cần thơ
Với những chuyển biến tốt hơn trong nền kinh tế cả nƣớc nói chung và trên địa bàn thành phồ cần thơ nói riêng, thì hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp dần có những chuyển biến tốt hơn và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ cũng vậy. Hơn nửa trong 6 tháng đầu năm 2013 Lãi suất dần đi vào ổn định hơn so với năm 2012 giúp cho kênh đầu tƣ vào tiền gửi của Ngân hàng trở thành một kênh đầu tƣ an toàn hiệu quả thu hút nhiều đầu tƣ hơn, giúp cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đạt kết quả đáng kể. Điều đó chính là nguyên nhân làm các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn hay tổng vốn nhạy cảm với lãi suất đều tăng.