Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp phương nam phõng giao dịch cần thơ (Trang 32 - 36)

Trong nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào khác thì để thực hiện đƣợc quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có nguồn vốn. Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện pháp lý cơ bản và là thƣớc đo độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu về vốn, nhƣng trong một vài trƣờng hợp doanh nghiệp có thể thiếu hụt nguồn vốn, khi đó các doanh nghiệp cần tìm kiếm nguồn vốn bằng nhiều cách khác nhau, nhƣng cách phổ biến nhất hiện nay là đến các ngân hàng xin vay vốn và nếu đáp ứng đƣợc các yêu cầu từ phía ngân hàng thì các doanh nghiệp sẽ đƣợc cấp vốn tín dụng. Chính vì thế nguồn vốn đối với Ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, bởi vì nhu cầu vay vốn để đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng hiện nay là khá cao, Ngân hàng cần phải có nguồn vốn đủ lớn để thực hiện hoạt động tín dụng của mình.

Mỗi Ngân hàng có các cơ cấu nguồn vốn khác nhau, đối với Ngân hàng Phƣơng Nam - PGD Thành phố Cần thơ, tổng nguồn vốn đƣợc hình thành từ hai nguồn chính đó là: vốn huy động từ các tổ chức và dân cƣ, vốn điều chuyển.

Để hiểu rõ hơn về tình hình cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ, ta xem xét và phân tích bảng số liệu 4.1 trang 23:

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm giai đoạn năm 2010-2012. Trong năm 2011 tổng nguồn vốn tăng mạnh so với năm 2010 nguyên nhân là do lãi suất huy động biến động tăng và đạt mức khá cao trong năm 2011, lãi suất bắt đầu leo thang vào tháng 5-2011, có thời điểm lãi suất huy động của Ngân hàng lên đến 20%, dù dƣới tác động của việc ban hành thông tƣ 02 trong đó luật hóa trần lãi suất huy động 14%, nhƣng đứng trƣớc cuộc đua lãi suất cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong địa bàn thành phố Cần thơ thì với mức lãi suất huy động cao nhƣ thế cũng đã tạo đƣợc lợi thế thu hút ngƣời dân gửi tiền nhàn rỗi để thu lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn. Về phía ngân hàng, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của vốn huy động trong cơ cấu tổng nguồn vốn nên ngân hàng đã chú trọng phát huy công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng nhƣ khung lãi suất cho khách hàng lựa chọn, đảm bảo mức lãi suất cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố, tăng cƣờng công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng, giữ chân khách hàng quen thuộc, tích cực tìm kiếm khách hàng mới,… Giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng hiệu quả hơn. Trong

kinh tế, nhƣng tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng khá cao, công tác huy động vốn của Ngân hàng khá hiệu quả nguyên nhân là ngân hàng nhận thức đƣợc những khó khăn phải đối mặt trong công tác huy động vốn khi lãi suất huy động thị trƣờng giảm mạnh từ 14%/năm từ trƣớc ngày 13/3 chỉ còn 8%/năm vào ngày 24/12 sau 6 lần thay đổi lãi suất theo quyết định của Ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng đã thực hiện những chính sách nâng cao hiệu quả huy động vốn để bù đắp những khó khăn nhƣ: Tích cực tìm kiếm khách hàng, thƣờng xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng, đƣa ra nhiều hình thức trúng thƣởng đối với các đối tƣợng gửi tiền và tiếp tục phát huy những giải pháp ở năm 2011 nhƣ đa dạng hóa thời hạn cũng nhƣ khung lãi suất cho khách hàng lựa chọn, đảm bảo mức lãi suất cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố, tăng cƣờng công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng, giữ chân khách hàng quen thuộc, tích cực tìm kiếm khách hàng mới,…Ngoài ra nguyên nhân còn là do những biến động xấu của những kênh đầu tƣ khác của các cá nhân và doanh nghiệp nhƣ kênh đầu tƣ vàng, với nghi định số 24/2012/NĐ-CP ra đời nhằm quản lý và ổn định thị trƣờng vàng trong nƣớc, đã góp phần ổn định đƣợc giá vàng, hạn chế đƣợc những nhà đầu cơ vàng, hạn chế sự mua bán trao đổi vàng nhƣ một loại hàng hóa trong dân, làm cho kênh đầu tƣ vàng kém hấp dẫn, khiến lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tƣ vẫn là gửi tiền vào Ngân hàng. Chính những nguyên nhân này đã giúp cho vốn huy động của Ngân hàng tăng dù gặp nhiều khó khăn do biến động kinh tế.

Bảng 4.1 Tình hình tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn năm 2010 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Cần thơ

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Vốn huy động 75.690 104.539 127.461 28.849 38,12 22.922 21,97

1 Tiền gửi thanh

toán 599 695 841 96 16,03 146 21,01

2 Tiền gửi tiết kiệm 75.091 103.844 126.620 28.753 38,29 22.776 21,93 a Không kỳ hạn 66 102 87 36 54,55 -15 -14,71 b Dƣới 12 tháng 69.183 61.630 98.212 -7.553 -10,92 36.582 59,36 c Từ 12 tháng trở lên 5.842 42.112 28.321 36.270 620,85 -13.791 -32,75 Vốn điều chuyển - - - - Tổng nguồn vốn 75.690 104.539 127.461 28.849 38,12 22.922 21,97

Đến 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn của ngân hàng vẫn tăng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Tƣơng tự năm 2012 khi mà mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục giảm nhẹ ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy công tác huy động vốn với nhận định đây là nguồn vốn chính yếu cho hoạt động của ngân hàng. Về phía khác hàng thì kênh đầu tƣ tiền gửi vẫn là một lựa chọn hàng đầu khi mà tình hình của các kênh đầu tƣ khác vẫn chƣa đƣợc khả quan, thị trƣờng bất động sản chƣa phục hồi, thị trƣờng vàng kết thúc thập kỷ tăng, thị trƣờng ngoại tệ, chứng khoán vẫn tƣơng đối ổn định nên vẫn giữ đƣợc lợi thế cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng tăng.

Xét về giá trị của khoản mục vốn huy động vào 6 tháng đầu năm 2012 lớn hơn giá trị vốn huy động năm 2012. Điều này cho ta thấy hoạt động huy động vốn vào năm 2012 diễn ra nhƣ sau: hoạt động gửi tiền của khách hàng vào ngân hàng tập trung chủ yếu trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, còn trong 6 tháng cuối năm 2012 thì hoạt động chủ yếu là khách hàng rút lãi và gốc của các khoản tiền gửi.

Bảng 4.2 Tình hình tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ trong 6 tháng đầu của năm 2012 và 2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu của năm

Chênh lệch 6 tháng đầu 2013/2012

2012 2013 Tuyệt đối %

Vốn huy động 138.406 150.784 12.378 8,94

1 Tiền gửi thanh toán 1.598 2.592 994 62,20

2 Tiền gửi tiết kiệm 136.808 148.172 11.364 8,31

a Không kỳ hạn 87 268 181 208,05

b Dƣới 12 tháng 78.100 110.094 31.944 40,97

c Từ 12 tháng trở lên 58.621 37.810 -20.811 -35,50

Vốn điều chuyển - - - -

Tổng nguồn vốn 138.406 150.784 12.378 8,94

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Cần thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng trƣởng khả quan qua các năm giúp tạo đƣợc lợi thế cho ngân hàng trong việc tăng cƣờng mở rộng đầu tƣ, cho vay tín dụng, tăng cƣờng mức thu nhập cũng nhƣ tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Để tìm hiểu sâu hơn về nguồn vốn của Ngân hàng ta đi vào phân tích từng khoản mục cấu thành nên nguồn vốn của Ngân hàng: Nguồn vốn huy động, Nguồn vốn điều chuyển.

4.1.1.1 Nguồn vốn huy động.

Đối với một ngân hàng thƣơng mại, ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ theo luật định) để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, thì việc đầu tiên Ngân hàng phải làm là huy động vốn. Nguồn vốn huy động có vai trò hết sức quan trọng, nó cho phép ngân hàng có thể cho vay, đầu tƣ,… để thu lợi nhuận, và là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với chức năng tập trung và phân phối vốn cho các thành phần của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng đƣợc uy tín cho Ngân hàng. Nhìn vào bảng 4.1 và bảng 4.2 ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng hoàn toàn trong tổng nguồn vốn và có sự tăng trƣởng mạnh qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn huy tăng khá cao so với năm 2010, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên trong khi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng giảm, nhƣng mức tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng vẩn bù đắp đƣợc cho khoản giảm đó, vì trong giai đoàn này lãi suất huy động leo thang bắt đầu từ tháng 5-2011, có thời điểm lãi suất huy động của Ngân hàng lên đến 20%, làm cho kênh đầu tƣ tiền gửi trở nên vô cùng hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ, nhất là đầu tƣ vào tiền gửi ngắn hạn vì khi lãi suất tiền gửi tăng cao thì khách hàng sẽ chọn lựa đầu tƣ nhiều hơn vào loại tiền gửi trung và dài hạn để có thể thu đuợc nguồn lợi nhuận cao trong thời hạn dài, giảm thiểu đƣợc việc giảm lợi nhuận khi lãi suất giảm đột ngột.

Đến năm 2012, nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chuyển biến khá khả quan, tăng nhẹ so với năm 2011. Tuy tổng nguồn vốn huy động vẫn giữ xu hƣớng tăng so với năm 2011, nhƣng biến động các thành phần cấu thành nguồn vốn huy động thì hoàn toàn trái ngƣợc, do mức lãi suất huy động giảm sau 6 lần biến động (từ 14%/năm vào trƣớc ngày 13/3 giảm chỉ còn 8%/năm từ ngày 24/12) theo các chính sách, quyết định của Ngân hàng nhà nƣớc nhằm giảm thiểu lạm phát, hổ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn,… Đã tác động làm cho các cá nhân và tổ chức thay đổi xu hƣớng đầu tƣ từ tập trung vào các khoản tiền gửi trung và dài hạn sang việc gửi tiền vào các khoản mục tiền gửi ngắn hạn, làm cho các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng tăng mạnh, còn các khoản tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn thì có xu hƣớng giảm.

Đến 6 tháng đầu năm 2013, do mặt bằng lãi suất vẫn mang xu hƣớng giảm nhẹ qua 3 lần đều chỉnh lãi suất cụ thể là vào ngày 26/3 NHNN quyết định giảm 1% các lãi suất chủ chốt, đến ngày 10/5 NHNN quyết định tiếp tục giảm 1% các loại lãi suất chu chốt và lần giảm cuối cùng là ngày 28/6 với mức giảm 0,5%. Điều này làm cho tình hình biến động tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng và tiền gửi từ 12 tháng trở lên của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 giống nhƣ giai đoan 2011 -2012. Cụ thể là, các khoản tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng tăng và các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên giảm.

Qua đó ta có thể thấy đƣợc, nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam - PGD Thành phố Cần thơ khá dồi dào và chiếm tỷ trọng tối đa

trong cơ cấu tổng nguồn vốn, điều này có thể giúp Ngân hàng đầu tƣ nhiều hơn với chi phí lãi thấp, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình để phân tán rủi ro và thu đƣợc lợi nhuận cao với mục tiêu an toàn, hiệu quả.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển:

Vốn điều chuyển là một thành phần tƣơng đối quan trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn, khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn kịp thời thì có thể xin cấp vốn điều chuyển và sử dụng khoản vốn này. Tuy nhiên, đối với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam PGD Cần thơ qua các năm giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đều không phát sinh vốn điều chuyển. Nguyên nhân là do lƣợng vốn cần thiết để hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở hầu hết thời điểm vẫn nằm trong khả năng huy động vốn của Ngân hàng, với nguồn vốn huy động dồi dào đó Ngân hàng có thể sử dụng với chi phí thấp hơn nguồn vốn điều chuyển vì thông thƣờng lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất vốn huy động, từ đó Ngân hàng có thể giảm thiểu đƣợc chi phí và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Tóm lại, đối với Ngân hàng nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính yếu trong cơ cấu tổng nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khá hiệu quả vì trong tình hình kinh tế có nhiều biến động hay đứng trƣớc sự cạnh tranh gây gắt của thị trƣờng ngân hàng thành phố Cần thơ, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng luôn giữ đƣợc khả năng huy động vốn tốt, có đƣợc lƣợng vốn huy động dồi dào và tăng mạnh. Thành quả đó chính là nhờ vào những nỗ lực của từng thành viên, cùng những biện pháp, chính sách phù hợp của ban quản trị Ngân hàng nhƣ: Đa dạng hóa trong nghiệp vụ huy động vốn, nâng cao chất lƣợng nhân viên huy động biết cách giữ chân khách hàng thân quen và tìm kiếm khách hàng mới một cách hiệu quả, phân tích tốt tình hình cơ cấu nguồn vốn, …, công tác quản trị nguồn vốn hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp phương nam phõng giao dịch cần thơ (Trang 32 - 36)