Phân tích cơ cấu tài sản của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp phương nam phõng giao dịch cần thơ (Trang 36 - 39)

Tổng tài sản là khoản mục phản ánh đƣợc kết quả của quá trình sử dụng vốn trong Ngân hàng. Qua việc phân tích tình hình tổng tài sản ta có thể thấy đƣợc hiệu quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, xem xét việc phân bổ nguồn vốn cho các khoản mục đầu tƣ nhằm nhận định đƣợc khả năng sử dụng vốn về các khoản mục gồm: cho vay, tiền mặt tại quỹ, TS cố định và tài sản có khác. Từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu kém trong hoạt động phân bổ đầu tƣ nhằm có những giải pháp điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng

Đối với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam PGD Cần thơ, Cơ cấu tổng tải sản của Ngân hàng gồm: tiền mặt tại quỹ, cho vay, TS cố định và TS có khác. Sau đây là cơ cấu và tình hình biến động tài sản của Ngân hàng

Qua bảng 3.4 ta thấy tổng tài sản của ngân hàng đều tăng qua các năm giai đoạn năm 2010 - 2012. Tổng tài sản tăng lên do sự ảnh hƣởng từ biến động của các thành phần cấu thành tổng tài sản hầu hết đều tăng. Cụ thể là:

Bảng 4.3 Tình hình tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn năm 2010 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Cần thơ

Khoản mục cho vay: Cho vay là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và là một trong hai hoạt động cơ bản của Ngân hàng. Nó góp phần cung cấp nguồn vốn để thúc đẩy quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và tạo nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng TMCP.

Qua bảng 4.3 ta thấy Ngân hàng sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình để đầu tƣ cho hoạt động cho vay và nguồn đầu tƣ này có giá trị biến động không đều qua các năm nhƣ sau. Khoản mục cho vay của ngân hàng trong năm 2011 biến động giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng liên tục, cụ thể là lãi suất cho vay tiêu dùng dao động trong khoản 25%/năm, lãi suất cho vay sản xuất đạt tới 20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn nằm trong khoảng từ 16,5%/năm tới 20%/năm trong những tháng đầu năm 2011, đến các tháng cuối năm 2011 lãi suất tuy có giảm nhƣng vẫn đạt mức khá cao. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn đối với ngƣời đi vay rất cao, khiến cho khách hàng trở nên e ngại với việc vay lãi suất cao để đầu tƣ.

Đến năm 2012, tình hình cho vay của Ngân hàng đã đƣợc cải thiện, cho vay ngân hàng tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là vì lãi suất cho vay trong năm 2012 có chiều hƣớng giảm từ khoảng 20%/năm xuống còn khoảng 12%/năm đến 13%/năm, cụ thể ngày 28/5 Ngân hàng nhà nƣớc quyết định đƣa ra trần lãi suất cho vay là 14%/năm, ngày 24/12 lãi suất cho vay dao động ở khoảng 12%/năm. Điều này thúc đẩy các cá thể trong nền kinh tế vay vốn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng tăng, về phía ngân hàng đã tăng cƣờng hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Cho vay 52.352 39.349 41.804 -13.083 -24,84 2.455 6,24

a Ngắn hạn 36.781 29.457 32.318 -7.324 -19,91 2.861 9,71 b Trung dài hạn 15.571 9.892 9.486 -5.679 -36,47 -406 -4,10

Tiền mặt tại quỹ 9.853 12.202 24.598 2.349 23,84 12.396 101,89

TS cố định và TS

có khác 13.485 52.988 61.059 39.503 292,94 8.071 15,23

để sử dụng lƣợng vốn dồi dào của mình bằng việc: Ban hành lãi suất vay cạnh tranh với các Ngân hàng khác, đa dạng hóa các gói sản phẩm cho vay, tăng cƣờng tìm kiếm khách hàng đi vay,…

Khoản mục tiền mặt tại quỹ: Khoản mục này tăng đều qua các năm giai đoạn 2010 - 2012, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012, nguyên nhân là do tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng sôi nổi làm cho nhu cầu giao dịch qua hệ thống ngân hàng tăng mạnh, đòi hỏi lƣợng tiền mặt tại quỹ của ngân hàng phải đủ lớn để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đó. Ngoài ra, Ngân hàng đã phát triển thêm nhiều dịch vụ mới đòi hỏi phải có lƣợng tiền mặt tại quỹ cao nhƣ: dịch vụ thanh toán qua thẻ, kinh doanh ngoại hối…nhằm đáp ứng cuộc sống ngày càng hiện đại của cộng đồng.

Khoản mục TS cố định và TS có khác: đây là khoản mục đóng vai trò hết sức quan trọng, vì khoản mục này phản ánh mức đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Ngân hàng và các hoạt động sử dụng vốn khác. Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục này đều tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2011 vì nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh, trong khi đó hoạt động cho vay không thể sử dụng hết nguồn vốn huy động và lƣợng vốn huy động dƣ thừa này đƣợc sử dụng vào các hoạt động đầu tƣ khác làm cho lƣợng tài sản khác của Ngân hàng tăng mạnh. Ngoài ra nguyên nhân còn do nhu cầu đầu tƣ trang thiết bị (máy vi tính hiện đại, các phần mềm quản trị, phần mềm kế toán mới,…), xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng cao, xây dựng bộ mặt ngân hàng hiện đại hơn. Điều này cho thấy ngân hàng đã phấn đấu và có những chuyển biến tích cực về mọi mặt để trở nên hoàn thiện hơn.

Bảng 4.4 Tổng kết tài sản của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PDG Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Cần thơ

Chỉ tiêu 6 tháng đầu của năm

Chênh lệch 6 tháng đầu 2013/2012 2012 2013 Tuyêt đối % Cho vay 42.576 43.243 667 1,57 a Ngắn hạn 34.187 34.318 -69 -0,20 b Trung dài hạn 8.389 8.925 563 6,39 Tiền mặt tại quỹ 24.453 31.128 6.675 27,30 TS cố định và TS có khác 71.377 76.393 5.016 7,03 Tổng tài sản 138.406 150.764 12.358 8,92

Tình hình biến động cơ cấu tài sản trong 6 tháng đầu của năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 đƣợc thể hiện qua bảng 4.4 nhƣ sau:

khoản mục cho vay của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012, trong đó thì các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng, nguyên nhân là trong 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế trong khu vực cần thơ đã bƣớc đầu đi vào tình trạng ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã có những chuyển biến tốt hơn nên nhu cầu về vốn từ phía ngân hàng của các doanh nghiệp này tăng.

Về khoản mục tiền mặt tại quỹ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012, do việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng dần trở thành thói quen của ngƣời dân thánh phố Cần thơ nên đòi hỏi nhu cầu về tiền mặt tại quỹ cao để đáp ứng nhu cầu đó.

TS cố định và TS có khác cũng có xu hƣớng tăng. Nguyên nhân là do ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu đầu tƣ trang thiết bị (máy vi tính hiện đại, các phần mềm quản trị, phần mềm kế toán mới,…, máy in), xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng cao, mức tăng này cho thấy Ngân hàng luôn chú trọng công tác đầu tƣ cơ sơ hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Qua những phân tích trên ta thấy hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng bằng hoạt động đầu tƣ cho vay chƣa cao, không tƣơng đồng với việc tăng trƣởng của hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, do vậy nguồn vốn huy động nhàn rỗi Ngân hàng có thể điều chuyển về hội sở để duy trì thu nhập, tránh lãng phí vốn, tuy nhiên việc sở hửu nguồn vốn huy động dồi dào này có thể tạo điều kiện sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp để đầu tƣ nâng cao lợi nhuận nên Ngân hàng cần tăng cƣờng hoạt động đầu tƣ cho vay hoặc dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao thu nhập cũng nhƣ lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp phương nam phõng giao dịch cần thơ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)