Giáo dục RNM trên thế giới

Một phần của tài liệu giáo dục nâng cao nhận thức về rừng ngập mặn cho học sinh ở một số tỉnh ven biển nam bộ (Trang 25 - 26)

4. Giới hạn đề tà

1.2.1. Giáo dục RNM trên thế giới

Ở Mauritius chương trình trồng RNM đã bắt đầu thành cơng vào những năm 1980. Ở Kenya, năm 1982 Tổng thống ra lệnh cấm khai thác RNM. Ở Sierria Leone, những nổ lực đã được thực hiện để phục hồi RNM bị xuống cấp và kiểm sốt việc

khai thác RNM vào cuối những năm 1980. Đầu những năm 1990, ở Congo một số

hoạt động sáng kiến để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc quản lí bền vững các hệ sinh thái ven biển, xem như là một nguồn an ninh lương thực của nhân dân địa phương. Hoạt động giáo dục nhận thức về vai trị của RNM cũng đang diễn ra ở Gambia, Seychelles và Nam Phi. Hoạt động trồng rừng và tái trồng RNM ở các quốc gia thuộc Châu Phi đang được phát triển ở mức cộng đồng. Chương trình trồng rừng được bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn tiếp tục cho đến nay [35].

Tại Camaron, rất nhiều chương trình và chiến lược đưa ra nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn. Dự án quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên do tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ (the Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit) hỗ trợ tại nước này. Hiện nay, Chính phủ Camaron đang thực thi chương trình rừng quốc gia nhằm đạt được tiến triển ở những khu vực nhất định, GTZ đang tập trung mũi nhọn vào việc thực hiện chiến dịch tồn Châu Âu cĩ tên là “Thi hành luật bảo vệ rừng, cai quản và thương mại” tại Camaron. Chương trình cũng truyền đạt cánh thức để thúc đẩy việc quản lí tài nguyên thiên nhiên và tuân thủ các qui định, luật lệ cũng như nâng cao nhận thức của người dân [35].

Ở Châu Á cĩ 25 nước cĩ RNM như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Bangledesh, Malaysia, Mianmar, Inđonesia, Pakistan,… Bảo tồn và khơi phục lại RNM đang được thực hiện ở nhiều nước thuộc khu vực Châu Á [35].

Vào những năm 1990 Chính Phủ Pakistan và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hợp tác phục hồi chức năng của 19.000ha RNM của cây Mắm và cây Đước. Năm 1999, khoảng 17.000ha RNM ở đồng bằng sơng Ấn đã được phục hồi với sự hỗ trợ của Ngân Hàng Thế Giới. Các mối đe dọa và thiệt hại về RNM ở các nước Châu Á vẫn đang là một vấn đề. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của RNM cũng đang được gia tăng, như hoạt động trồng rừng, phục hồi, bảo vệ

RNM với mục đích bảo tồn tại Bangladesh, Ấn Độ, Inđonesia, …Nhiều nước đã ban hành luật và qui định để bảo vệ khu vực RNM cịn lại và giảm thiểu thiệt hại trên diện rộng. Nhiều quốc gia đã phê chuẩn Cơng Ước Ramsar về Đất ngập nước (2004), RNM được xem như khu vực bảo tồn đa dạng sinh học [35].

Ở Châu Mỹ, chính quyền địa phương đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của RNM về giá trị thẩm mỹ, kinh tế sinh thái và mơi trường. RNM ngày càng được phục hồi bằng cách trồng cây ngập mặn trong các ao nuơi tơm bỏ hoang, giảm diện tích đầm nuơi tơm. Tháng 4 năm 2005, tại Bahama một loạt các hoạt động đang được tổ chức để nâng cao nhận thức trong cộng đồng do Bộ Giáo Dục và Du Lịch và các nhĩm nhà mơi trường thực hiện [35].

Châu Đại Dương là khu vực cĩ diện tích RNM nhỏ nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Các nước trong khu vực ngày càng nhận ra giá trị to lớn của RNM và đang ra sức bảo vệ bằng cách thiết lập hoặc mở rộng khu bảo tồn thiên nhiên. New Zealand xây dựng luật quản lí RNM trong những năm qua. Chương trình trồng rừng và bảo vệ RNM cũng đã phát triển tại các quốc gia của khu vực này [35].

Đứng trước nguy cơ RNM ở nhiều nơi trên thế giới bị phá hủy, một dự án “Mangrove Action Prọject (MAP)” cĩ trụ sở tại bang Washington, Mỹ được thành lập từ năm 1992 cĩ nhiệm vụ khơi phục và bảo vệ RNM; tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và học sinh trên tồn thế giới hiểu biết về RNM, cĩ ý thức và hành động bảo vệ hệ sinh thái này. MAP đã hình thành mạng lưới quốc tế cĩ 60 quốc gia, trên 450 Tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization–NGO), 300 nhà khoa học và chuyên gia tham gia. Hàng năm, MAP đã tổ chức cho trẻ em ở các nước Mỹ, Colombia, El Salvador, Ecuador, Nigeria, Keynia, Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… tham gia vẽ tranh về RNM [35].

Một phần của tài liệu giáo dục nâng cao nhận thức về rừng ngập mặn cho học sinh ở một số tỉnh ven biển nam bộ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)